Thứ Tư, ngày 22/08/2018 | 08:07
Nhiều năm nay, dù trải qua bao thăng trầm về giá do tác động của thị trường, nhưng người nuôi trăn đất vẫn hy vọng vào giá trị kinh tế mà loài vật này mang lại.
Hiện tại, giá trăn đất chưa cao nhưng người nuôi vẫn chăm sóc nuôi dưỡng kỹ, kỳ vọng khi xuất bán giá trăn đất sẽ tăng cao, thu lời nhiều.
Ở Hậu Giang, trăn đất được nuôi nhiều ở vùng Ngã Bảy, tiếp sau đó là huyện Phụng Hiệp. Người nuôi cho biết hiện trăn loại 40-50kg/con đang được thương lái mua với giá 280.000-300.000 đồng/kg; trăn loại 6kg/con hiện có giá 100.000-110.000 đồng/kg. Mức giá này đã có chuyển biến tích cực hơn so với thời điểm tháng 3-2018, bởi khi đó giá trăn đất 6kg/con chỉ giữ mức khoảng 90.000 đồng/kg. Điệp khúc biến động giá đã không còn xa lạ với người nuôi trăn đất trên địa bàn. Bà con cho rằng, theo quy luật giá bán trên thị trường dù có rớt nhưng sau một khoảng thời gian cũng sẽ ổn định trở lại. Chuyện bỏ đàn chỉ xuất hiện rải rác đối với các trường hợp nuôi quy mô nhỏ lẻ.
Gắn bó với nghề nuôi trăn đất gần 20 năm, ông Nguyễn Minh Sơn, ở ấp Mỹ Lợi, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, nhận thấy được giá trị kinh tế cao mà trăn đất mang lại. Ông Sơn kể, khoảng thời gian mới tập tành nuôi, do không am hiểu nhiều về kỹ thuật chăm sóc nên trăn đất thường bị bệnh, thất thoát. Lần hồi tích góp kinh nghiệm, học hỏi kỹ thuật chăm sóc, loài vật hoang dã này đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình. Ông khẳng định, với mức giá hiện nay người nuôi trăn đất vẫn có lời chút ít; trừ trường hợp con vật bị bệnh chết phải bán tháo với giá rẻ mới lỗ vốn.
Ông Sơn cho biết: “Tôi nuôi đến khi đạt trọng lượng khoảng 50kg/con thì mới xuất bán. Hiện tổng đàn có số lượng khoảng 40 con đủ loại, trong đó có 8 con trăn lớn từ 30-40kg/con. Gần nửa tháng trước tôi xuất bán 3 con trăn đất, khi đó trăn chỉ mới 30kg/con, giá bán chỉ 150.000 đồng/kg. Để nuôi một con trăn đất đạt trọng lượng khoảng 45-50kg phải mất thời gian hơn 2 năm. Loài vật này ăn ít nên chi phí thức ăn cho chúng không nhiều, chỉ lo bệnh khó trị, nhất là vào mùa mưa ẩm ướt như hiện nay. Dù giá trăn đất có rẻ nhưng tôi vẫn cố gắng duy trì đàn, nhất là đàn bố mẹ. Tôi vừa đầu tư nền đệm lót để giúp chúng có môi trường sống thoáng và ấm, hạn chế tối đa dịch bệnh”.
Theo các cơ sở thu mua trăn đất, hiện nay nhu cầu da trăn rất cao, ngoài phục vụ thị trường trong nước còn xuất khẩu. Da trăn đất được dùng làm nguyên liệu chế tạo ra các sản phẩm mặt đờn, mặt trống, các sản phẩm mỹ nghệ phục vụ du khách. Ông Nguyễn Chí Linh, ở ấp Mỹ Lợi, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Khi chọn mua trăn, tiêu chí quan trọng nhất là màu da và “hoa” trên da, từ đó quyết định giá mua mỗi con trăn. Tại đây, tôi thu mua trăn đất từ 6kg trở lên, vùng mình chủ yếu tập trung ở khu vực Ngã Bảy, Phụng Hiệp. Hiện giá trăn đất còn thấp, người dân cũng dưỡng nuôi tiếp vì chúng càng lớn đạt trọng lượng từ 45kg trở lên sẽ bán được giá cao. Đây cũng là cách mà bà con duy trì đàn trong thời gian giá trăn đất giảm. Theo tôi, khi thị trường nước ngoài tiêu thụ nhiều thì giá trăn đất sẽ tăng trở lại”.
Dù có khởi sắc, nhưng hiện mức giá của loài này vẫn còn rẻ hơn nhiều so với thời điểm năm 2015. Khi đó, trăn loại 45-50kg/con giá bán cao nhất cũng gần 400.000 đồng/kg; loại 6kg/con cũng giữ mức khoảng 280.000 đồng/kg (tùy chất lượng bề mặt da). Hiện dù có giảm đàn khoảng 50%, nhưng trường hợp bỏ nghề chủ yếu là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Tính đến thời điểm hiện tại, đàn trăn trong tỉnh ước còn khoảng 30.000 con.
Ông Nguyễn Vĩnh Phúc, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, cho biết: Về đầu ra hiện nay vẫn như các loài vật nuôi khác, vẫn tùy theo thị trường. Khi người dân chăn nuôi, ngành kiểm lâm luôn hỗ trợ về chính sách, kỹ thuật, thủ tục vận chuyển lưu thông hàng hóa. Đối với các cơ sở chăn nuôi trăn đất truyền thống, qua động viên người dân cho biết ý định vẫn giữ đàn. Người nuôi vẫn cố gắng duy trì đàn trăn bố mẹ, tập trung nhiều nhất ở thị xã Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp. Vừa rồi ngành có họp bàn với một số đơn vị về giải pháp cải tạo chất lượng con trăn đực để tránh hiện tượng trùng huyết, nhằm giúp nâng cao chất lượng con trăn đất trong thời gian tới.
Bài, ảnh: KỲ ANH
06:44 24/12/2024
Nông nghiệp tuần hoàn được xem là xu hướng tất yếu, đồng thời là một giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả hiện nay.
08:29 19/12/2024
(HGO) - Đài khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang cho biết, do nguồn nước trên lưu vực sông Mê Kông về ĐBSCL trong các tháng mùa khô năm 2025 ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 5-12%; do đó dự báo tình hình mặn xâm nhập vào địa bàn tỉnh sẽ ở mức xấp xỉ và cao hơn TBNN.
07:36 19/12/2024
“Đổi mới - đột phá - quyết tâm - khát vọng” là khẩu hiệu mà Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang tập trung thực hiện để “mở cửa” đón thêm nhiều cơ hội hợp tác.
07:22 19/12/2024
Thời gian này, người dân ở huyện Châu Thành A đang tất bật vào vụ sản xuất hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
06:00 19/12/2024
(HG) - Để chuẩn bị sản lượng trái cây phục vụ cho người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhà vườn trồng cây ăn trái ở huyện Phụng Hiệp đã chủ động xử lý cho 950 cây ăn trái, với tổng sản lượng trái cây các loại dự kiến gần 14.000 tấn.
08:42 11/12/2024
(HG) - Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, từ tháng 12-2024 đến tháng 5-2025, tổng lượng dòng chảy trên sông Mekong về ĐBSCL ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 5-15%. Từ đó, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long xuống dần và ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1-0,2m. Trước tình hình trên, dự báo xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024-2025 tại ĐBSCL sẽ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm.
07:31 11/12/2024
(HG) - Thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL (Đề án) theo chỉ đạo của Chính phủ, trong năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh đã phối hợp cùng với người dân trong tỉnh triển khai thực hiện được khoảng 15.666ha vùng lúa chất lượng cao theo quy trình Đề án đề ra. Tuy nhiên, để đảm bảo đạt chỉ tiêu theo kế hoạch của tỉnh là đến cuối năm 2025, Hậu Giang phấn đấu có 28.000ha vùng lúa chất lượng cao thì từ vụ Đông xuân 2024-2025 đang canh tác và 2 vụ lúa còn lại của năm 2025 là Hè thu và Thu đông, ngành nông nghiệp và người dân trong tỉnh cần tiếp tục triển khai thêm ít nhất 12.334ha.
08:14 10/12/2024
(HG) - Tổng diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh ước thực hiện năm 2024 là 13.176ha, đạt 114,57% kế hoạch và bằng 107,63% so cùng kỳ.
08:01 10/12/2024
(HG) - Tại huyện Phụng Hiệp, vùng mía nguyên liệu lớn nhất tỉnh Hậu Giang nông dân vẫn đang tiếp tục thu hoạch mía bán chục (mía ép lấy nước giải khát).
08:21 03/12/2024
Mô hình liên kết sản xuất lúa giống RVT nguyên chủng giữa UBND thành phố Vị Thanh và Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam vừa được triển khai đã thu hút nhiều bà con tham gia.
18:42 24/12/2024
Một mùa Giáng sinh nữa đã đến với không khí đón mừng rộn ràng, nhộn nhịp khắp nơi, nhất là tại các nhà thờ, họ đạo Công giáo, Tin lành trên địa bàn tỉnh.
18:40 24/12/2024
Với mục tiêu thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, thời gian qua bên cạnh các cuộc thi, tỉnh Hậu Giang đã có những chính sách hỗ trợ cho các ý tưởng, dự án khởi nghiệp phát triển bền vững.
18:36 24/12/2024
Tiếp tục phát huy phương châm hành động “Hình thức tập trung, nội dung thiết thực, hành động quyết liệt, hiệu quả thực chất”, trong năm 2024, hệ thống Mặt trận trong tỉnh đã nỗ lực thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
17:49 24/12/2024
(HGO) - Chiều ngày 24-12, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị giao ban công tác an ninh, nội chính và cải cách tư pháp năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự và chủ trì hội nghị có ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.