Chủ Nhật, ngày 13/03/2022 | 12:56
Tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch lúa để trồng nấm, nhưng thay vì trồng theo cách thông thường, ông Hồ Văn Út, Giám đốc HTX Kim Ngân, ở phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ, lại chọn ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất kết hợp trồng trong nhà kính. Cách làm này mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ứng dụng cơ giới hóa trong việc ủ rơm nên giảm được sức lao động, tiết kiệm chi phí.
Trồng nấm rơm trong nhà
Cầm trên tay túi nấm rơm nửa ký được đóng gói cẩn thận với đầy đủ thông tin và mã vạch do HTX Kim Ngân, địa chỉ tại phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ sản xuất, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi được chính chủ nhân của chúng, ông Hồ Văn Út, Giám đốc HTX Kim Ngân, giới thiệu những cây nấm này được trồng hoàn toàn trong nhà kính. Theo ông Út, để có được sản phẩm này, ông đã tự mày mò, tìm hiểu thông tin rồi bắt đầu đưa vào sản xuất. Vậy là từ ý tưởng ban đầu, đến nay, HTX đã có tổng cộng 6 nhà trồng nấm với diện tích gần 1.000m2. Tất cả được thiết kế bài bản nhằm chủ động điều chỉnh, quản lý tốt nhiệt độ, độ ẩm và các sinh vật gây hại.
“Khi trồng trong nhà kính, cây nấm đẹp hơn, khi ăn ngon hơn so với nấm trồng theo cách truyền thống. Tôi cũng tự làm meo ủ nấm chứ không mua bên ngoài vì sợ kém chất lượng và giá cao. Tự mình làm thì nó chất lượng hơn. Quá trình trồng không xịt thuốc mà sử dụng phân hữu cơ do HTX tự làm”, ông Hồ Văn Út chia sẻ thêm.
Cũng theo ông Út, nhờ ứng dụng cơ giới hóa trong việc ủ rơm nên giảm được sức lao động, tiết kiệm chi phí mà năng suất lại cao hơn. Chỉ cần 1 người điều khiển máy Kobe là có thể thực hiện công đoạn giũ rơm trước khi tiến hành các công đoạn tiếp theo. Tận mắt chứng kiến quá trình sơ chế rơm, chúng tôi mới cảm nhận được hơi nóng bốc lên mỗi khi máy vận hành tạo thành các làn khói. Khi đưa vào nhà kính, rơm sẽ được chất lên giàn, mỗi giàn 5 tầng, nhờ cách làm này mà ông Út có thể điều chỉnh nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của nấm rơm vào khoảng 30-350C.
Để chủ động nguồn nguyên liệu, HTX tiến hành thu mua rơm của bà con trong vùng. Riêng những tháng nước nổi phải thu mua rơm từ các tỉnh khác về để sản xuất. Ngoài sản phẩm chính là nấm rơm đóng gói bỏ mối cho bạn hàng, rơm sau khi ủ sẽ được bán làm phân hữu cơ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ông Hồ Văn Út, bày tỏ: “Rơm sau khi ủ nấm ra người ta lấy hết. Đựng đầy 1 bao thức ăn là 30.000 đồng, bao đựng lúa là 40.000 đồng hoặc là ghe trên Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, xuống mua mão một lần khoảng 6-7 triệu đồng/ghe”.
Do được trồng trong nhà kính, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên nấm làm ra đạt chất lượng và được thị trường rất ưa chuộng. Bình quân 1 vụ, mùa thuận thì 1 cục rơm khoảng 2-2,5kg, còn mùa nghịch thì khoảng 1,5kg. Hiện tại, mô hình của HTX Kim Ngân đã và đang cho hiệu quả kinh tế khá cao. Dự kiến, trong thời gian tới ông Út sẽ mở rộng thị trường, đầu tư thêm diện tích trồng.
Nhiều triển vọng phát triển
Trò chuyện với chúng tôi sau khi đi thực tế tại HTX Kim Ngân, ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh, tâm đắc: “Ứng dụng cơ giới hóa trồng nấm rơm trong nhà của HTX Kim Ngân có thể khuyến khích làm mô hình kinh tế tuần hoàn vì tận dụng được nguồn phế phẩm. Tỉnh Hậu Giang sản xuất lúa là chủ yếu, rơm bỏ ra cũng nhiều. Người ta lấy rơm đó trồng nấm rơm, ngoài thu hoạch nấm tiêu thụ thì sau khi chất, rơm ủ thành phân. Hướng lâu dài, chúng tôi hướng dẫn ngoài bán phân rơm thì có thể sử dụng để trồng rau màu, cây ăn trái”.
Cũng theo ông Tân, việc trồng nấm rơm trong nhà kính có nhiều ưu điểm so với cách truyền thống. Nếu trước đây, việc ủ nấm rơm ngoài môi trường, người nông dân khó kiểm soát được nắng, mưa. Khi thời tiết không thuận lợi thì năng suất nấm sẽ thấp, còn khi đưa vào trong nhà kính có thể điều khiển được nhiệt độ, ẩm độ,… tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển, năng suất cao. Ngoài ra, cái hay của mô hình này là trên cùng đơn vị diện tích có thể làm nhiều tầng để ủ rơm, góp phần tăng năng suất so với ở ngoài, từ đó hiệu quả kinh tế cao hơn.
Có thể thấy, bên cạnh những ưu điểm vốn có thì việc trồng nấm rơm trong nhà kính theo cách của HTX Kim Ngân đang thực hiện cũng giúp tiết kiệm chi phí cho lao động, khi có sự hỗ trợ của máy móc. Nấm được trồng trong môi trường lý tưởng cho sự phát triển nên năng suất cao hơn. Tuy nhiên, những hộ nông dân đang có ý định để phát triển theo mô hình này cần tính toán chi phí ban đầu cất nhà trồng nấm đạt tiêu chuẩn và đầu tư máy móc. Sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu thị trường về mặt chất lượng lẫn hình thức. Trong đó, sản xuất theo tiêu chuẩn OCOP sẽ là hướng đi được ngành chức năng khuyến khích và hỗ trợ, bởi những lợi ích mà nó mang lại.
Ông Võ Xuân Tân nhấn mạnh: “Hiện nay, phát triển OCOP thì địa phương có những chương trình hỗ trợ như: Hướng dẫn bà con từ sản xuất sản phẩm thô, mình sẽ chuyển sang sơ chế, tạo bao bì, nhãn mác, thực hiện đảm bảo theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm hướng đến xây dựng thương hiệu sản phẩm đó. Về lâu dài, để sản phẩm OCOP phát triển rộng ra thị trường thì tỉnh cũng có những chương trình xúc tiến thương mại thông qua hội chợ hoặc là hiện nay đưa những sản phẩm lên các sàn giao dịch điện tử, các hoạt động xúc tiến thương mại để làm sao sản phẩm OCOP có đầu ra thì sẽ phát triển hơn”.
Bài, ảnh: NGỌC HƯỞNG
06:01 23/05/2025
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các nghề truyền thống không chỉ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, giúp nông thôn phát triển hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, tạo nội lực cho địa phương xây dựng NTM.
05:45 23/05/2025
(HG) - Qua tổng hợp của Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, hiện toàn tỉnh có 46/51 xã đạt tiêu chí số 17 về Môi trường và An toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới.
05:44 23/05/2025
(HG) - Để chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trong năm nay trên địa bàn tỉnh tiếp tục đi vào chiều sâu, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn và giải quyết các vấn đề bức xúc trong xây dựng NTM;
05:30 23/05/2025
(HG) - Thông tin từ Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), ngày 21-5 vừa qua,
05:01 22/05/2025
(HG) - Qua ghi nhận của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống gần 74.300ha lúa Hè thu, vượt gần 1.300ha so với kế hoạch. Trong đó gần 10 ngày qua, ghi nhận hơn 2.000ha lúa Hè thu được nông
06:07 20/05/2025
(HG) - Từng là loại trái cây mang lại nguồn thu nhập cao cho nông dân sau mỗi vụ thu hoạch, nhưng hiện nay, xoài cát hồng đang rớt giá mạnh khiến bà con nông dân đứng ngồi không yên.
05:59 20/05/2025
(HG) - Hiệp hội Gia cầm Việt Nam cho biết, thời gian gần đây, trên một số trang mạng xã hội đã xuất hiện, lan truyền thông tin thất thiệt về sản xuất trứng gà giả ở nước ta, từ đó gây hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng. Chính vì vậy, Hiệp hội Gia cầm
09:13 19/05/2025
(HG) - Theo đánh giá của ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh, do đang vào thời điểm chuyển mùa nên thời tiết thường xuyên có nắng, mưa xen kẽ.
07:21 19/05/2025
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã và đang trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn, góp phần nâng chất tiêu chí nông thôn mới (NTM) và nâng cao đời sống người dân.
07:17 19/05/2025
(HG) - Đến nay, toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành/đạt chuẩn nông thôn mới; 41/51 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 80,39%;
06:07 25/05/2025
Tại phiên thảo luận tổ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025,
22:41 23/05/2025
(HGO) – Bộ Y tế vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đánh giá công tác triển khai, thực hiện Công điện 65/CĐ-TTg về mở đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ...
16:53 23/05/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Ngăn chặn lô hàng giả hơn 8 tỷ đồng; Tàu khách liên vận quốc tế Việt - Trung hoạt động trở lại từ 25/5; 15.000 tấn vải thiều sớm sẵn sàng phục vụ thị trường.
14:27 23/05/2025
Lịch sử báo chí cách mạng Cà Mau là hành trình đấu tranh bằng ngòi bút, bản lĩnh của những Nhà báo. Đó là hành trình không ngừng đổi mới để thích ứng, phát triển, hoàn thành sứ mệnh chính trị và trách nhiệm xã hội.