Trăm năm sân khấu cải lương - Tứ quý của cải lương Nam bộ: Trang, Châu, Chơi, Nở

Thứ Hai, ngày 03/12/2018 | 18:20

Khoảng những năm 1950 - 1954, giới báo chí kịch trường - dù là chỉ manh nha trong một vài tờ báo như Tiếng Dội, Tiếng Chuông - đã có những bài viết ca ngợi nhóm tứ quý của sân khấu cải lương lúc ấy.

Nhóm tứ quý ấy vừa là diễn viên, vừa là những soạn giả: Trang, Châu, Chơi, Nở. Vì khuôn khổ có hạn, chúng tôi chỉ sơ lược sự nghiệp chính của các ông.

Nghệ sĩ Trần Hữu Trang

Ông sinh năm 1906, mất ngày 1-10-1966. Quê hương ông là xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, từ nhỏ đã làm thợ hớt tóc.

Khi làm thợ hớt tóc, ông có điều kiện gặp gỡ với những nghệ sĩ đờn ca tài tử. Ông được Nguyễn Thành Châu giới thiệu vào gánh hát Trần Đắc để bán vé, ghi sổ sách, làm thư ký chép tuồng. Sau đó, ông được Mười Giảng (tức Đặng Công Danh) hướng dẫn dạy dỗ. Đi theo gánh hát, ông tập tành viết tuồng với vở đầu tay là Lửa đỏ lòng son (năm 1928), tiếp theo là vở Tâm hồn nghệ sĩ.

Vào thập niên 1930, thấm nhuần những nỗi khổ của đời, ông đã mang chất hiện thực vào những vở như Tô Ánh Nguyệt (1934), Lan và Điệp (1936), Đời cô Lựu (1937), khiến cho những vở hát này trở thành “đinh” trong những chuyến lưu diễn Bắc - Nam. Những năm sau, ông cộng tác với các gánh hát Trần Đắc, Năm Phỉ, Phụng Hảo, Năm Châu, tạo nên nhiều tác giả gây tiếng vang như: Tìm hạnh phúc, Mộng hoa vương, Chị chồng tôi, Tình lụy, Khi người điên biết yêu (viết chung với Năm Châu, Lê Hoài Nở).

Vở cải lương Tô Ánh Nguyệt.

Trần Hữu Trang còn tham gia kháng chiến chống Pháp từ những ngày đầu. Năm 1947, ông vào Sài Gòn làm công tác vận động văn nghệ sĩ, trí thức trong vỏ bọc của một nghệ sĩ đoàn cải lương Con Tằm.

Sau năm 1946, ông cho ra vở Hậu chiến trường. Đến 1960, phong trào Đồng Khởi nổi lên, ông vào khu và giữ chức Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng. 20 năm sau (1966), ông mới bắt tay viết kịch bản mới về người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Văn Trỗi, nhưng kịch bản không được hoàn thành khi ông hy sinh trong một đợt oanh kích của B.52.

NSND Năm Châu

Nghệ sĩ Năm Châu (Nguyễn Thành Châu sinh ngày 9-1-1906, mất năm 1977) quê tại tổng Thuận Trị, làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho. Ông là học sinh Trường Trung học La San Taberd nhưng thích theo nghiệp sân khấu nên gia nhập gánh cải lương của thầy Năm Tú vào năm 1922.

Sân khấu về khuya, cùng Phũ phàng Nợ dâu là bộ 3 kịch bản cải lương có giá trị như tuyên ngôn nghệ thuật của Nguyễn Thành Châu trong hoạt động sáng tác là “thật và đẹp”. Ông là đạo diễn ứng dụng nghệ thuật của sân khấu phương Tây vào nghệ thuật sân khấu Việt Nam.

Một số tác phẩm nổi tiếng có thể kể như: Duyên chị tình em, Anh hùng náo Tam môn giai, Tư sinh tử, Đóa hoa rừng, Thái tử Hàm Lệ, Túy Hoa vương nữ, Miếng thịt người, Tây Thi gái nước Việt, Vợ và tình, Nước biển mưa nguồn... Cuối đời, ông viết Ngọn cờ đầu, Ngao sò ốc hến. Ngoài công việc của người soạn giả, diễn viên, đạo diễn, ông còn là bầu của những đoàn như Con Tằm, Việt kịch Năm Châu, Ánh Chiêu Dương.

Từ trái sang: Kim Cúc (Tây Thi), Năm Châu (Ngô Phù Sai) trong vở Tây Thi gái nước Việt. Ảnh: HUỲNH CÔNG MINH.

NSND Bạch Tuyết nhớ lại: “Với ông, cải lương phải thật và đẹp, người nghệ sĩ phải mang hồn thật sự của vai diễn. Ba Năm Châu buộc chúng tôi phải am hiểu kỹ càng, nghiên cứu không ngừng về cả lịch sử dân tộc trước những tuồng cổ. Có những vai diễn, chúng tôi tập đi tập lại mấy ngày vẫn không vừa ý ba Năm”. Với những đóng góp to lớn của mình, nghệ sĩ Năm Châu được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND vào năm 1988.

Từ năm 1962, nghệ sĩ Năm Châu được mời làm Giáo sư kịch nghệ của Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn. Không chỉ là người tiền phong trong sân khấu, ông cũng là người đóng góp nhiều cho ngành điện ảnh Sài Gòn khi thực hiện những phim Quan Âm Thị Kính, Người đẹp Bình Dương, Chiều kỷ niệm…; đưa vọng cổ lồng tiếng cho phim Ấn Độ vào thập niên 60.

Tư Chơi - Huỳnh Thủ Trung

Trong truyện ngắn Chút hào quang từ mảnh vỡ của một ngôi sao buồn, nhà văn Trang Thế Hy có kể lại chuyện mình gặp một ông già đã từng là soạn giả, diễn viên một thời nổi tiếng trong giới sân khấu mượn rượu để sống nốt quãng đời còn lại.

Nghệ sĩ già này đã khuyên Trang Thế Hy: “…Nếu như con nổi tiếng, con phải nghe lời chú Tư dặn nghe con, là khi nào biết mình viết hết được rồi thì phải đi chỗ khác chơi, đừng bẹo hình, bẹo dạng ở chỗ trường văn trận bút và tuyệt đối đừng để những người hâm mộ mình đọc những câu lếu láo, nhớ chưa?...”. Tôi nghĩ, không phải nhà văn Trang Thế Hy hư cấu truyện ngắn này, vì ông cho biết tên nhân vật nghệ sĩ già trong truyện là Huỳnh Thủ Trung tức Tư Chơi.

Nghệ sĩ Huỳnh Thủ Trung sinh năm 1906, mất năm 1964 tại xã An Hóa, tỉnh Bến Tre. Không có nhiều tài liệu cho biết ông học cổ nhạc từ đâu, nhưng theo soạn giả Nguyễn Phương cho biết: “Ông Tư giỏi chữ Nho, biết tiếng Pháp, tiếng Anh và làm thơ hay. Ông cũng là một nhạc sĩ cổ nhạc tài ba, chuyên đờn đoản và đờn violon. Ông là người đầu tiên đưa tân nhạc, nhạc Pháp lời Việt vào tuồng cải lương và các vở hoạt kê hài hước trên các sân khấu Huỳnh Kỳ, Phước Cương, Kim Thoa, Trần Đắc…”.

Đầu những năm 1930, ông đã là một diễn viên trong gánh Trần Đắc, chung với Năm Châu, Tư Sạng, Tư Út, Kim Thoa… Không những vậy, ông cũng là một soạn giả tài ba với những vở như Khúc oan vô lượng, Lỡ tay trót đã nhúng chàm, Tiếng nhạn kêu sương, Tôi xin chừa, Hai mặt còn trơ, Em muốn tự do…

Không ai biết lý do gì mà ông trở thành người thất chí, đắm chìm trong men rượu. Nhưng có thể có một cách hiểu về nghệ sĩ Tư Chơi theo lời kể của nhà văn Trang Thế Hy chăng: “Một tác giả cải kịch bản cải lương còn trẻ, có chút tài năng nhưng chưa có tên tuổi đến nhờ chú Tư cùng đứng tên như đồng tác giả của một vở tuồng nhưng chú Tư đã mời ra về ít nhã nhặn hơn: “Vì không chịu làm bạc giả mà tôi phải nghèo cực đến như vầy. Bây giờ chú muốn tôi giúp đỡ chú làm bạc giả hay sao? Chú cầm quyển tuồng của chú về đi”.

Nghệ sĩ Lê Hoài Nở

Một trong những vở NSND Ba Vân đóng thành công và gây ấn tượng với khán giả Hà thành là vai Dũng ghiền trong Vó ngựa truy phong vào năm 1942 của soạn giả Lê Hoài Nở.

Nghệ sĩ Lê Hoài Nở (Năm Nở) là soạn giả nổi tiếng viết tuồng cải lương hoạt kê, trào phúng. Tên của ông thường được xếp ngang với Tư Trang, Năm Châu… trong thập niên 1940. Ông là tác giả của những vở tuồng Hội yêu chồng, Ông huyện hàm… hàm, Vó ngựa truy phong…

Các nghệ sĩ nổi danh qua các vai tuồng để đời của Năm Nở có: nghệ sĩ Sáu Nết, Sáu Ngọc Sương (vai Ngự Bình vở Hội yêu chồng); các nghệ sĩ Phùng Há, Sáu Ngọc Sương, Ba Thanh Loan, Ngọc Hải, Ngọc Ánh và các nam diễn viên Năm Châu, Tám Danh, Từ Anh (trong tuồng Vó ngựa truy phong); các nghệ sĩ Phùng Há, Kim Cúc, Kim Lan, Năm Châu, Ba Vân, Từ Anh (trong tuồng đồng tác giả Khi người điên biết yêu)…

Theo soạn giả Nguyễn Phương, nghệ sĩ Năm Nở sinh năm 1909 tại làng Tân Hưng, huyện Lai Vung, tỉnh Sa Đéc. Ông thi rớt bằng Thành Chung, về quê nhà, làm thầy giáo trong làng (1930), chơi đờn ca tài tử, sử dụng thành thạo đờn kìm, đờn cò. Năm 1938, gia đình sa sút nên ông rời quê gia nhập gánh Nam Hưng nhờ biết đờn ca và có học thức, Năm Nở nhanh chóng trở thành kép chánh.

Năm 1940, chủ nhà hàng Bồng Lai là Vũ Văn Ban mời Năm Châu và Năm Nở hợp tác lập gánh hát cải lương Nam Châu. Trên sân khấu Nam Châu, Năm Nở đã viết và dựng những vở như: Những kẻ vứt đi!, Thử yêu chồng, Hội yêu chồng, Vó ngựa truy phong…

Vào năm 1962, ông trở thành giảng viên khoa Cải lương của Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn cùng với Năm Châu, Duy Lân, Phùng Há, Bảy Nhiêu… Năm 1967, ông được con trai đang du học ở Pháp bảo lãnh sang Pháp trị bệnh. Năm 1976, hai vợ chồng ông Năm Nở về Việt Nam thăm nhà rồi ở lại luôn đến ngày mất, thọ 92 tuổi.

Theo LÊ VĂN NGHĨA – SGGP Online

Viết bình luận mới

Xem thêm

Điểm tin sáng 11-5: Cơn mưa lớn nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh 8 năm qua

05:57 11/05/2025

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Canoeing Việt Nam giành huy chương vàng châu Á; 8 phim Lật mặt của Lý Hải thu gần 1.400 tỉ đồng; Khởi động cuộc thi Tinh hoa nhí Việt Nam năm đầu tiên; Thử nghiệm công nghệ xét nghiệm máu sử dụng AI chẩn đoán sớm ung thư ruột.

Điểm tin sáng 10-5: Học phí Trường Đại học Y Dược Cần Thơ tăng vọt

05:55 10/05/2025

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Ôtô dừng chờ quá vạch bị phạt 18-20 triệu đồng như vượt đèn đỏ; Trận MMA bị hủy vì võ sĩ Việt Nam thừa hơn 10kg; Anh làm nên lịch sử Champions League; Chó đánh hơi phát hiện chính xác 94% ca ung thư.

Điểm tin sáng 9-5: Việt Nam có hơn 10.000 trạm 5G

05:50 09/05/2025

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Nhiều bảo tàng tại Thành phố Hồ Chí Minh miễn phí cho khách tham quan; 8 bệnh nhân ung thư Việt đầu tiên thử nghiệm thuốc miễn dịch đường uống; Sân khấu Lan Anh đóng cửa sau gần 30 năm hoạt động; HLV Park Hang-seo nhận trọng trách ở World Cup 2026.

Điểm tin sáng 8-5: Dạy 2 buổi mỗi ngày miễn phí từ năm học 2025-2026

05:05 08/05/2025

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Cậu bé gốc Việt 13 tuổi trúng tuyển hơn 100 trường đại học Mỹ; Tàu đắm ở Hội An có thể là một bảo vật tàu cổ chưa từng có; Phát hiện kim tự tháp bí ẩn sâu trong rừng mưa Amazon; New Zealand đề xuất cấm trẻ dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội.

Phim Việt đang thắng trên “sân nhà”

08:59 07/05/2025

Rạp Việt chứng kiến sự trỗi dậy của phim Việt với hơn 10 phim cán mốc trăm tỉ trong 5 tháng đầu năm nay, điều này chứng tỏ sự nhanh nhạy nắm bắt thị hiếu khán giả, dám đầu tư lớn để đạt doanh thu khủng của các nhà sản xuất.

Điểm tin sáng 7-5: Mất cân bằng giới tính tại Việt Nam ngày càng nghiêm trọng

05:49 07/05/2025

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Đề xuất quy định cấm ép buộc học thêm dưới mọi hình thức; Dùng thẻ bảo hiểm y tế của người khác có thể bị phạt ít nhất 40 triệu đồng; Met Gala 2025 đã chính thức diễn ra; Khi cuộc đời cho bạn quả quýt đại thắng Baeksang 2025.

Điểm tin sáng 6-5: Địa phương nào đón lượng khách đông nhất và có doanh thu du lịch nhiều nhất đợt nghỉ lễ ?

05:58 06/05/2025

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Ca khúc đạt 3,1 tỉ view; Ba món Việt trong 100 đồ ăn sáng ngon nhất thế giới; Loài hổ có nguy cơ tuyệt chủng tái xuất hiện ở miền nam Thái Lan; Máy bay Anh lập kỷ lục bay liên tục lâu nhất thế giới.

Điểm tin sáng 2-5: Việt Nam sẽ có nhà máy silicon đa tinh thể dùng cho bán dẫn

05:55 02/05/2025

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự từ chiều 3-5; Đề nghị không chuyển đại học trọng điểm, đa ngành về Bộ Giáo dục; Anh em song sinh 'gặt vàng' kỳ thi Olympic giao lưu toán quốc tế; Nơi hứng chịu nhiều vụ thử bom hạt nhân nhất thế giới.

Điểm tin sáng 1-5: 10.5000 drone sẽ vẽ hành trình phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

05:57 01/05/2025

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Trên 1,1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025; New Zealand vô địch Giải bóng chuyền bãi biển nữ châu Á tổ chức tại Phú Yên; Hàn Quốc sơ tán 3.400 người do cháy rừng; Phát hiện tinh tinh cũng 'nhậu nhẹt' để kết thân.

Viết tiếp câu chuyện hòa bình

12:11 30/04/2025

50 năm qua, vùng đất Hậu Giang đã có quá nhiều đổi thay tích cực, tất cả vẽ lên một bức tranh sáng trong sự phát triển của Hậu Giang. Từ một vùng đất khó, nay Hậu Giang đã vươn tầm, hòa nhịp “Kỷ nguyên vươn mình” của dân tộc, của đất nước.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Người dân cần đề phòng mưa giông đầu mùa, sét đánh nguy hiểm

09:46 11/05/2025

(HGO) - Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang, do vùng nhiễu động gió Đông trên cao khu vực Nam bộ nên từ nay đến ngày 13/5/2025 sẽ gây ra thời tiết xấu trong tỉnh như mây thay đổi đến nhiều mây; sáng, trưa và chiều tối có xuất hiện mưa giông trên diện rộng, cục bộ có giông mạnh, trong cơn giông kèm theo gió giật cấp 6 - cấp 7 và sét đánh rất nguy hiểm, lượng mưa vừa và to, có nơi có cường độ mưa to đến rất to trong thời gian ngắn. Độ ẩm không khí cao, nhiệt độ giảm nhẹ cao nhất từ 300C-320C, thấp nhất từ 250C-260C. Thời tiết mát mẻ, dễ chịu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy mục tiêu cả nước có 3.000km đường bộ cao tốc trong năm nay

19:19 10/05/2025

(HGO) - Sáng ngày 10-5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải chủ trì Phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Hậu Giang: “Điểm sáng” chuyển đổi số, đảm bảo quyền lợi an sinh cho người dân

17:37 10/05/2025

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Hậu Giang được đánh giá là một trong những cơ quan ngành dọc có nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện chuyển đổi số, góp phần đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Mong chư vị giáo phẩm, tăng, ni và đồng bào phật tử phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết

11:17 10/05/2025

(HGO) – Sáng ngày 10-5, ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo sở, ngành và thị xã Long Mỹ đến thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản, Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025 tại Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang.