Thứ Năm, ngày 15/06/2023 | 09:32
Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, huyện Châu Thành tập trung nguồn lực và triển khai nhiều giải pháp thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, trong đó chú trọng giảm nghèo bền vững.
Thông qua các mô hình sinh kế, giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo cải thiện thu nhập, nâng cao cuộc sống gia đình.
Tiếp sức hộ nghèo
Trong căn nhà Đại đoàn kết, ông Đặng Hoàng Phương, ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, bộc bạch: “Nhà không có đất sản xuất, cuộc sống thiếu trước hụt sau nên cha con tôi không có khả năng cất lại căn nhà xuống cấp đã lâu. Được chính quyền địa phương quan tâm, hỗ trợ căn nhà, tôi mừng lắm”. Hoàn cảnh gia đình ông Phương rất khó khăn, trước đây ông bị bệnh, không thể lao động, thu nhập gia đình chủ yếu dựa vào số tiền làm thuê của người con trai, cuộc sống cứ lẩn quẩn trong cái vòng ăn trước trả sau. Gia đình ông được địa phương đưa vào danh sách hộ nghèo, để được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Trước đây, ông Phương chỉ hiểu nghèo là về thu nhập, thế nhưng được sự giải thích, phân tích của cán bộ địa phương về cách tính hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều ông mới hiểu gia đình ông không chỉ nghèo về thu nhập mà còn thiếu hụt các dịch vụ xã hội khác như nhà ở, nhà vệ sinh… Sau khi xác định được nguyên nhân nghèo của gia đình, cấp ủy, chính quyền địa phương và đoàn thể đã hỗ trợ giúp gia đình ông cải thiện cuộc sống. Đầu năm 2022, từ nguồn phân bổ của tuyến trên ông được hỗ trợ căn nhà Đại đoàn kết trị giá 50 triệu đồng, từ đây gia đình đã có mái ấm an cư. Trước sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người cha con ông càng cố gắng làm lụng hơn nữa, để cải thiện cuộc sống. Qua rà soát, chấm điểm các tiêu chí vào cuối năm 2022, gia đình ông Phương đã thoát nghèo.
Việc chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường theo hướng đa chiều giúp việc xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo chính xác, cụ thể, bảo đảm công bằng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội, nâng cao đời sống người dân về vật chất lẫn tinh thần. Từ năm 2022 đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn huyện đã vận động trao tặng trên 32.600 phần quà; vận động cấp cây giống cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Ngoài ra, còn thực hiện các mô hình sinh kế như “mô hình hỗ trợ giúp đỡ hộ nghèo, thoát nghèo bền vững”, “mô hình “3 chung” hỗ trợ sinh kế chăn nuôi dê”…
Đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện đồng bộ các giải pháp
Xác định giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng, hàng năm, huyện Châu Thành đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Theo ông Phan Văn Khiêm, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đông Thạnh, để giảm nghèo nhanh và bền vững, hạn chế tái nghèo, địa phương chú trọng tuyên truyền để hộ nghèo, hộ cận nghèo nắm bắt được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tận dụng có hiệu quả sự hỗ trợ của các cấp, các ngành để chủ động vươn lên xây dựng cuộc sống mới. Địa phương cũng thực hiện các mô hình giảm nghèo hiệu quả, tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình và xã hội hóa để chăm lo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được quan tâm thực hiện tốt. Địa phương còn vận động “Quỹ vì người nghèo” để trao tặng nhiều phần quà đến người dân trên địa bàn. Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, đến nay trên địa bàn xã còn 61 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,76%, đời sống người dân được nâng lên.
Huyện Châu Thành có 609 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,58%. Năm 2023 chỉ tiêu giảm nghèo của huyện là 0,8% (chỉ tiêu tỉnh giao). Theo ông Nguyễn Hữu Tứ, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Châu Thành, để thực hiện tốt chỉ tiêu này, góp phần giúp người dân thoát nghèo bền vững, bên cạnh tuyên truyền thay đổi nhận thức, khơi dậy ý chí tự lực tự cường, chủ động quyết tâm vươn lên làm giàu chính đáng của hộ nghèo, hộ cận nghèo, huyện tiếp tục rà soát, đánh giá, phân tích nguyên nhân vì sao người dân nghèo và họ cần hỗ trợ những gì, để có hướng hỗ trợ phù hợp. Tiếp tục triển khai lồng ghép nhiều chương trình, dự án để tập trung hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Song song đó, xây dựng và triển khai các kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, cận nghèo và phát sinh nghèo. Đẩy mạnh đào tạo nghề và giải quyết việc làm, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn. Các hội, đoàn thể cũng xây dựng kế hoạch giảm nghèo trong hội viên, đoàn viên, đồng thời, có sự giám sát và hướng dẫn thực hiện mô hình làm ăn hiệu quả…
Đầu năm 2022, toàn huyện có 857 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,63%. Đến cuối năm giảm còn 609 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,58%. Từ năm 2022 đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp còn vận động trao tặng trên 32.600 phần quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bảo trợ xã hội, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Thực hiện các mô hình sinh kế như “mô hình hỗ trợ giúp đỡ hộ nghèo, thoát nghèo bền vững”, “mô hình “3 chung” hỗ trợ sinh kế chăn nuôi dê”… |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
08:12 09/12/2024
Tổ chức nhiều hoạt động bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ của ngành y tế trong năm nay đã giúp cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, giảm nguy cơ mắc bệnh, trẻ phát triển toàn diện.
07:49 04/12/2024
Để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Phụng Hiệp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp hộ nghèo,
19:18 02/12/2024
Hôm nay (3-12), Chiến dịch uống bổ sung vitamin A đợt II năm 2024 triển khai đến 100% trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực của tỉnh sẽ lồng ghép bắt đầu bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi, trẻ dưới 5 tuổi mắc các bệnh có nguy cơ thiếu vitamin A, trẻ em và người lớn tuổi có bệnh lý liên quan về mắt... trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
07:41 02/12/2024
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, thành phố Vị Thanh thực hiện nhiều mô hình sinh kế phù hợp, tạo điều kiện cho người dân có thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo,
08:24 20/11/2024
Tình trạng thừa cân, béo phì là thách thức hiện nay cùng với suy dinh dưỡng.
08:49 17/11/2024
Infographic: Chính sách hỗ trợ với người lao động khi đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng
07:47 16/11/2024
Infographic: Chính sách hỗ trợ với người lao động khi đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng
07:41 15/11/2024
Infographic: Đào tạo nghề cho lao động lĩnh vực phi nông nghiệp (tiếp theo)
07:38 14/11/2024
Infographic: Đào tạo nghề cho lao động lĩnh vực phi nông nghiệp
09:36 13/11/2024
Infographic: Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024
19:39 11/12/2024
(HG) – Chiều muộn ngày 11-12, Tỉnh ủy tổ chức Lễ trao quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho đảng viên Nghiêm Xuân Thành (Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang)
18:18 11/12/2024
(HG) - Chiều ngày 11-12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Bí thư Tỉnh ủy. Tham dự có ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang;
16:01 11/12/2024
(HG) - Sáng ngày 11-12, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm và làm việc với Công ty TNHH Number One Hậu Giang tại Khu công nghiệp Sông Hậu, xã Đông Phú, huyện Châu Thành.
08:44 11/12/2024
(HG) - Theo bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, huyện Phụng Hiệp, HTX đang thu mua cá thát lát của bà con nông dân để sản xuất phục vụ các đơn hàng cuối năm. Giá cá thát lát hiện ổn định ở mức 73.000-74.000 đồng/kg, trong khi năm trước ở thời điểm này giá cá thát lát dao động từ 72.000-85.000 đồng/kg, có lúc lên đến 90.000 đồng/kg nhưng vẫn khan hiếm nguồn cung. Còn năm nay, nguồn cung dồi dào, với mức giá hiện tại, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lãi hơn 10.000 đồng/kg cá thát lát thương phẩm.