Trăn trở từ cánh đồng lớn

Bài 3: Tháo “nút thắt” cho doanh nghiệp

Thứ Hai, ngày 15/05/2017 | 08:02

Từ lâu, tỉnh đã có định hướng mở rộng đối tượng xây dựng cánh đồng lớn (CĐL) sang những loại cây trồng chủ lực khác ngoài việc chuyên canh lúa. Song đến nay, quá trình triển khai thực hiện luôn gặp bế tắc ngay từ khâu mời gọi doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm.

Hiện chưa có doanh nghiệp triển khai xây dựng cánh đồng lớn trên cây khóm.

Mặc dù ngành nông nghiệp Hậu Giang lẫn các địa phương trong tỉnh đã và đang đặt ra không ít mục tiêu, kỳ vọng nhưng cho đến nay, quá trình xây dựng CĐL trên các đối tượng cây trồng chủ lực khác như khóm, mía, kể cả cây ăn trái nói chung chỉ dừng lại ở khâu định hướng quy hoạch bước đầu về quy mô diện tích, địa bàn thực hiện. Do đó, mô hình khó trở thành hiện thực nếu như tới đây các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh vẫn chưa thể tìm ra những giải pháp mang tính đột phá hơn.

“Phá sản” ngay từ bước đầu quy hoạch

Mới đây, ngành chức năng huyện Châu Thành đã họp dân triển khai quy hoạch xây dựng vùng chuyên canh chanh không hạt ở xã Phú An. Bởi đây là loại nông sản thế mạnh của huyện lẫn tỉnh. Vì vậy, theo kế hoạch thì trong năm nay, Phú An sẽ giảm diện tích vườn tạp, vườn kém hiệu quả để mở rộng diện tích trồng chanh lên 100ha, từng bước phát triển thành vùng chuyên canh chanh không hạt 250ha vào năm 2020. Đặc biệt là xây dựng CĐL chanh không hạt với quy mô 50ha tập trung trên địa bàn ấp Khánh Hội B, xã Phú An.

Không riêng gì huyện Châu Thành mà thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh như huyện Phụng Hiệp, thành phố Vị Thanh cũng đều có “tham vọng” hiện thực hóa mục tiêu xây dựng CĐL trên vùng sản xuất chuyên canh các loại nông sản chủ lực vốn có trên địa bàn. Thế nhưng, quá trình triển khai thực hiện giờ đây vẫn còn nằm trên giấy. Đơn giản là vì huyện Phụng Hiệp và thành phố Vị Thanh đều chưa có doanh nghiệp xứng tầm “nhảy vào” đầu tư. Cho nên, ngoại trừ cây mía thì khóm vẫn đang là mặt hàng chưa được ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Bà Trần Hoa Phượng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vị Thanh, thông tin: Địa phương có vùng khóm chuyên canh tập trung khá lớn, với diện tích khoảng 2.000ha khóm Cầu Đúc, từ lâu đã khẳng định thương hiệu trên thị trường gần xa. Thế nhưng, hiện chỉ có 2 doanh nghiệp và hợp tác xã đứng ra tiêu thụ sản phẩm khóm tươi cho người dân, chứ hoàn toàn chưa có nhà máy chế biến. Do đó, địa phương đang đẩy mạnh kêu gọi đầu tư dự án xây dựng vùng sản xuất khóm nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến sản phẩm ở các cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn.

Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang, khẳng định: “Chúng ta đã thực hiện CĐL trong nhiều năm qua theo Quyết định 62 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng CĐL, nhưng đến giờ này diện tích bao tiêu trên cây lúa vẫn còn rất bấp bênh. Nhất là ngành nông nghiệp đã kêu gọi 2 nhà máy đường trên địa bàn tỉnh “nhảy vô” xây dựng CĐL trên cây mía nhưng đến nay vẫn chưa triển khai thực hiện được”.

Giải “bài toán” về cơ chế giá đất

Theo ông Nguyễn Văn Đồng, hiện giá đất của tỉnh chẳng biết tính toán như thế nào mà đang cao hơn so với một số tỉnh, thành trong vùng, trong khi vị trí địa lý, điều kiện hạ tầng của các địa phương đó khá thuận tiện. Còn ở tỉnh ta thì giá cho thuê đất có địa bàn vượt mốc 2 tỉ đồng/ha. Do đó, đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có nguồn lực thấp, khi bỏ ra số tiền đầu tư ban đầu khoảng chục tỉ đồng là coi như mất gần nửa vốn hiện có. Song, nhà đầu tư chưa biết rằng mình sẽ thu được kết quả gì từ CĐL sau này.

“Chúng tôi đã khẳng định nhiều lần rằng, muốn có CĐL phải có doanh nghiệp. Mà muốn có doanh nghiệp thì phải tính toán lại cơ chế đất đai của tỉnh. Vì vậy trong thời gian tới, nếu không có chính sách về giá đất phù hợp thì tỉnh tiếp tục gặp khó trong thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng CĐL. Vì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thường có vốn đầu tư thấp, khoảng vài chục tỉ đồng nên rất khó tham gia vào CĐL. Thế nhưng, họ hoàn toàn có thể xây dựng nhà máy để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất, kinh doanh của mình”, ông Đồng phân tích.

Thực tế thời gian qua đã cho thấy, một số doanh nghiệp có tiềm lực lớn của Hàn Quốc sau khi được tỉnh giới thiệu các vùng nguyên liệu nông sản tập trung, đã có nhãn hiệu và đạt tiêu chuẩn an toàn như cam, bưởi thì họ rất ưng ý. Song cuối cùng, khi họ nghe giá đất quá cao nên đã nhanh chống rút lui. “Theo tôi, mỗi đơn vị huyện, thị xã, thành phố chỉ cần quy hoạch diện tích khoảng 100ha ban đầu. Ở đó có chính sách hỗ trợ, kêu gọi, thu hút doanh nghiệp xuống tham gia liên kết sản xuất đàng hoàng, là sẽ có ngay CĐL”, ông Nguyễn Văn Đồng nhấn mạnh.

Tại cuộc họp với Ban chỉ đạo xây dựng CĐL và các đề án phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn, hợp tác xã của tỉnh mới đây, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho rằng: Các doanh nghiệp về nông nghiệp trên địa bàn Hậu Giang chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đáng nói là thời gian qua, tỉnh đã phê duyệt một số dự án CĐL trên cây lúa cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên đến nay, việc triển khai thực hiện các dự án đang bị bế tắc, do quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, hạn chế về năng lực đầu tư.

Cũng theo ông Trương Cảnh Tuyên, xây dựng CĐL là hướng đi cần thiết đối với quá trình tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh nhà. Cho nên tới đây, ngành chuyên môn, cùng các địa phương trong tỉnh cần tiếp tục tăng cường kêu gọi doanh nghiệp thực hiện hợp tác, liên kết sản xuất lúa gắn với tiêu thụ sản phẩm cho mô hình CĐL một cách chặt chẽ hơn.

Doanh nghiệp than khó

Trong buổi hội thảo “Đối thoại chính sách thúc đẩy liên kết sản xuất, tiếp cận tín dụng ngành hàng lúa gạo, xây dựng CĐL” ở Hậu Giang diễn ra hồi tháng 7 năm ngoái, đại diện một doanh nghiệp lớn trong ngành hàng lúa gạo, thừa nhận: “Kinh phí đầu tư đầu vào các CĐL của doanh nghiệp không phải là nhỏ, mà còn phải lo ký hợp đồng bao tiêu với nông dân. Thế nhưng, khi có tác động về giá lúa tăng so với hợp đồng thì doanh nghiệp rất khó thu mua sản phẩm. Chưa kể, nhiều vùng sản xuất, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ nên khi vận chuyển phải qua nhiều khâu, khiến giá thành đội lên đáng kể. Đây là những khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình cùng nông dân liên kết xây dựng CĐL, gắn với tiêu thụ nông sản”.

 

Bài, ảnh: GIA NGUYỄN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Đảm bảo cung cấp điện dịp lễ 30-4 và 1-5

06:07 21/04/2025

Để phục vụ tốt nhu cầu sử dụng điện của người dân và các hoạt động chính trị - xã hội trong dịp lễ 30-4 và 1-5, Công ty Điện lực Hậu Giang đã triển khai nhiều phương án đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trên địa bàn tỉnh.

Kiểm tra hoạt động kinh doanh sữa

07:21 18/04/2025

(HG) - Nhằm tăng cường công tác quản lý thị trường, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và chất lượng sản phẩm sữa lưu thông trên thị trường, sáng ngày 17-4,

Trợ lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

08:24 17/04/2025

Dù đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Hậu Giang vẫn gặp khó khi xây dựng thương hiệu và đầu tư máy móc. Trước thực tế đó, tỉnh đã từng bước triển khai các chính sách hỗ trợ thiết thực, tạo lực đẩy cho doanh nghiệp phát triển bền vững.

Thúc đẩy phát triển thương mại - dịch vụ và đô thị

06:10 14/04/2025

Những tháng đầu năm, thành phố Vị Thanh đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ và phát triển đô thị.

Trái cây giải nhiệt hút hàng

06:06 10/04/2025

Nắng nóng những ngày qua khiến nhu cầu về các loại nước uống, thực phẩm giải nhiệt, đặc biệt là các loại trái cây tăng cao.

Đảm bảo cung cấp điện, ứng phó thiên tai và biến đổi khí hậu

05:49 04/04/2025

Bên cạnh việc chủ động bảo dưỡng thì công tác lên phương án, tập huấn, phát hiện, xử lý sự cố tại các địa phương luôn được ngành điện thực hiện hiệu quả nhằm đảm bảo cung cấp điện cho người dân trong mùa khô, hạn hán, xâm nhập mặn và mùa mưa bão.

Phát triển doanh nghiệp tăng mạnh về số lượng và vốn

08:08 02/04/2025

(HG) - UBND tỉnh cho biết, đến tháng 3-2025, về phát triển doanh nghiệp trong tháng, có 115 hồ sơ đăng ký mới với tổng số vốn 471,5 tỉ đồng; so với cùng kỳ tăng 121% số lượng doanh nghiệp đăng ký và tăng 75% số vốn. Lũy kế 3 tháng có 274 hồ sơ đăng ký thành lập mới với tổng số vốn 1.129 tỉ đồng, so với cùng kỳ tăng 44% số doanh nghiệp, tăng 50% số vốn. Đến nay có 4.632 doanh nghiệp còn hoạt động, tổng vốn 73.561 tỉ đồng.

Để môi trường mua sắm được minh bạch, an toàn

07:26 01/04/2025

Những năm gần đây, tình trạng hàng giả, hàng nhái, quảng cáo sai sự thật và các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng ngày càng tinh vi, gây không ít khó khăn cho người dân.

Thành lập 10 Tổ công tác đôn đốc, chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công

07:18 21/03/2025

(HG) - Tỉnh ủy Hậu Giang vừa có quyết định thành lập các Tổ công tác đôn đốc, chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết, chuỗi giá trị

07:16 21/03/2025

(HG) - Sở Công thương tỉnh Hậu Giang cho biết, nhằm triển khai thực hiện hiệu quả nội dung hỗ trợ tham gia cụm liên kết, chuỗi giá trị cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2025, Sở Công thương đã thông báo đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh có nhu cầu đăng ký, đề xuất hỗ trợ gửi về Sở Công thương trước ngày 28-3-2025.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Truy tặng Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng ba cho thiếu tá Nguyễn Văn Kha

07:57 23/04/2025

(HG) - Chiều ngày 22-4, Công an tỉnh tổ chức Lễ truy tặng Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng ba và trao tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho lực lượng an ninh, trật tự cơ sở. Đến dự, có ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Trần Văn Chính, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Cần tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ, đoàn viên, người lao động về sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính

07:54 23/04/2025

(HG) - Sáng ngày 22-4, Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với Sở Nội vụ và UBND thành phố Vị Thanh tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025. Dự lễ, có bà Thái Thu Xương, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh…

14 chi, đảng bộ và 44 đảng viên được đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy tặng bằng khen

07:53 23/04/2025

(HG) - Chiều ngày 22-4, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; cùng các thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tỉnh ủy có cuộc họp xét khen thưởng cho các tổ chức đảng và đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm liền (2020-2024).

Kiểm tra phòng cháy, chữa cháy rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng

07:47 23/04/2025

(HG) - Sáng ngày 22-4, Ban chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng (Ban chỉ đạo) tỉnh có buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) huyện Phụng Hiệp và đơn vị chủ rừng là Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (Khu bảo tồn) về thực hiện nhiệm vụ PCCCR.