Thứ Hai, ngày 29/10/2018 | 17:27
Chỉ có 20% doanh nghiệp đầu tư xây dựng thương hiệu, trong đó, chú trọng thị trường trong nước, chứ chưa đăng ký tại thị trường nước ngoài.
Tại hội thảo Thương hiệu trong chiến lược phát triển doanh nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Hiệp hội nhãn hiệu quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức, các chuyên gia trong nước và quốc tế đánh giá, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa quan tâm đến xây dựng thương hiệu, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hội thảo Thương hiệu trong chiến lược phát triển doanh nghiệp tổ chức sáng 29/10 tại Hà Nội. |
Theo khảo sát của Bộ Công Thương, người nước ngoài biết đến thương hiệu Việt và sự ấn tượng về hình ảnh biểu trưng cho sản phẩm hàng hóa Việt Nam còn mờ nhạt.
Nguyên nhân chính là do chỉ có 20% doanh nghiệp đầu tư xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chỉ chú trọng đăng ký tại thị trường trong nước, chứ chưa đăng ký tại thị trường nước ngoài.
Đã có nhiều trường hợp, sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam rất nổi tiếng và được ưa chuộng trên thế giới như cà phê Trung Nguyên, mít sây Vinamit, giày dép Bitis...do chưa chú ý đăng ký nhãn hiệu nên đã bị chiếm đoạt thương hiệu tại một số thị trường nước ngoài, gây tổn thất lớn trong việc mở rộng thị trường và cạnh tranh với hàng ngoại nhập.
Trong lĩnh vực xuất khẩu, yếu tố thương hiệu đóng vai trò quan trọng cũng như tăng ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp tại các thị trường nước ngoài. Nhưng thực trạng là nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có hàng xuất khẩu đã phải chịu thiệt đơn, thiệt kép do không hiểu biết pháp luật, không có ý thức về xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp mình.
Minh chứng cho điều này chính là lĩnh vực xuất khẩu nông sản. Mặc dù Việt Nam luôn đứng top đầu thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, hồ tiêu... nhưng nông sản mang thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới lại rất khiêm tốn. Thương hiệu nông sản mang tên doanh nghiệp Việt Nam rất ít được biết đến mặc dù chất lượng các mặt hàng nông sản xuất khẩu được thị trường nhiều nước ưa chuộng.
Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, trong xu thế hội nhập sâu rộng và cạnh tranh khốc liệt, việc xây dựng thương hiệu là yếu tố then chốt để doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước.
"Xây dựng thương hiệu thương hiệu là điều cần thiết, bởi đây không chỉ là tấm giấy thông hành giúp doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, mà còn làm nên danh tiếng, thương hiệu của cả một quốc gia. Tuy nhiên, đến nay thương hiệu vẫn là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt", ông Hoàng Quang Phòng cho hay.
Số doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Có thể kể đến như Vinamilk, Bảo Việt, Viettel, VinGroup... còn lại phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa đủ sức xây dựng được thương hiệu cho riêng mình.
Toàn cảnh hội thảo. |
PGS-TS Mai Hà, Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam nhận định, thực tế hiện nay là nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa quan tâm đến vấn đề xây dựng thương hiệu, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Không ít doanh nghiệp có quan niệm, việc xây dựng thương hiệu là tốn kém, lãng phí và chỉ phù hợp với những doanh nghiệp lớn.
"Chính vì tư duy đó mà nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ bị lép vế, yếu thế, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Điều này dẫn đến hậu quả, nhiều khách hàng đã quay lưng lại với các sản phẩm trong nước, quan tâm đến các sản phẩm có thương hiệu nước ngoài cho dù sản phẩm không khác nhau nhiều về chất lượng, hình thức và giá cả", PGS-TS Mai Hà nhấn mạnh.
Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và quốc tế. Quá trình hội nhập này đã mang đến nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa nhưng cũng sẽ dẫn đến việc cạnh tranh ngày càng khốc liệt, không chỉ ở thị trường quốc tế mà ngay tại thị trường trong nước. Chính vì thế, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là sự đầu tư không quá lớn ban đầu nhưng mang lại hiệu quả lớn trong chiến lược, vị thế của doanh nghiệp.
Theo Vân Anh/VOV.VN
09:01 25/11/2024
(HG) - Sở Công thương tỉnh vừa có văn bản hưởng ứng “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024”. Theo đó, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia diễn ra từ ngày 25-11 đến ngày 1-12. Trong đó, 60 giờ Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 diễn ra từ 0 giờ ngày 29-11 đến 12 giờ ngày 1-12. Đối tượng tham gia là tất cả các tổ chức, thương nhân theo quy định của pháp luật. Hạn mức tối đa về giá trị và mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100%.
08:14 20/11/2024
Nhằm nâng cao giá trị sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), Liên minh HTX tỉnh đã và đang tăng cường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại đưa sản phẩm đến với đông đảo người tiêu dùng.
17:36 19/11/2024
(HG) - Cận kề Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, thị trường hoa và quà tặng tại Hậu Giang đa dạng về mẫu mã và giá cả.
06:31 18/11/2024
Chương trình OCOP trên địa bàn thành phố Vị Thanh ngày càng phát triển về số lượng, đa dạng về sản phẩm, đáp ứng các quy chuẩn, an toàn thực phẩm và có thương hiệu trên thị trường.
15:07 14/11/2024
(HGO) - Với mục tiêu đến ngày 15-12-2024 sẽ hoàn thành 100% công tơ điện tử bán điện khách hàng trong tỉnh, Điện lực Phụng Hiệp đã ra quân lắp đặt công tơ điện tử cho người dân, với tổng số khoảng 25.000 công tơ điện tử. Sau khi hoàn tất lắp đặt tại huyện Phụng Hiệp, sẽ tiến hành lắp đặt tiếp tục tại thành phố Ngã Bảy, với tổng số hơn 10.300 công tơ điện tử và
09:53 13/11/2024
(HG) - Chiều ngày 12-11, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đã đến thăm, làm việc với lãnh đạo Nhà máy Điện rác Hòa An, huyện Phụng Hiệp. Cùng đi có lãnh đạo các sở, ngành và UBND huyện Phụng Hiệp.
07:18 12/11/2024
Nhạy bén nắm bắt thị hiếu cùng tư duy đổi mới, dám nghĩ, dám làm, nhiều doanh nghiệp đã và đang kinh doanh những sản phẩm xanh, thân thiện, từng bước chinh phục thị trường khó tính.
08:02 07/11/2024
(HG) - Năm 2024, Tổng Công ty Điện lực miền Nam tiếp tục triển khai thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh 5 công trình lưới điện 110kV với tổng mức đầu tư 572,89 tỉ đồng. Trong đó, bao gồm 4 công trình chuyển tiếp từ năm 2023 và 1 công trình mới (nâng công suất trạm 110kV Phụng Hiệp từ 2x25MVA lên 2x40MVA). Với khối lượng đầu tư bao gồm: Đường dây 110kV xây dựng mới 68,45km; đường dây 110kV cải tạo 65,8km; trạm biến áp 120MVA (gồm trạm Tân Phú Thạnh và trạm Phụng Hiệp).
08:52 06/11/2024
(HG) - Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoạt động có hiệu quả đạt được lợi nhuận cao, hạn chế tối đa những tác động bất lợi cũng như nắm bắt cơ hội mà Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại; đồng thời góp phần tăng trưởng GDP của tỉnh,
07:53 05/11/2024
(HG) - Dự tính 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 10,8% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 267 doanh nghiệp và trên 4.212 cơ sở cá thể sản xuất công nghiệp đang hoạt động sản xuất trong ngành này,
09:24 25/11/2024
Đây là chương trình nghệ thuật năm 2024, do Trung tâm Văn hóa tỉnh xây dựng. Hơn 10 tác phẩm thể hiện được sự đa dạng, từ truyền thống đến hiện đại, thể hiện khát vọng Hậu Giang hòa chung dòng chảy sự phát triển của đất nước...
09:24 25/11/2024
Sau đợt đến khảo sát tại Trường Chính trị Hậu Giang mới đây, PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã đạt 55/55 chỉ tiêu trong 6 nhóm tiêu chí theo Quy định 11 của Ban Bí thư về Trường Chính trị chuẩn mức 1. Trong đó, có 10 chỉ tiêu vượt so với quy định. Thành công của trường là đã xây dựng và thực hiện đạt 3 đột phá quan trọng.
09:23 25/11/2024
Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.
09:22 25/11/2024
Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.