Thứ Năm, ngày 03/08/2017 | 08:02
Mặc dù đem lại những hiệu ứng tích cực, nhưng những chương trình đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng thời gian gần đây vẫn còn nặng tính phong trào, thiếu tính bền vững.
Người dân rất khao khát được dùng hàng Việt, bởi thông qua các phương tiện truyền thông đã phần nào hiểu và thay đổi thói quen tiêu dùng.
“Vắng bóng” những chuyến hàng
Nguyên nhân của việc thiếu vắng những chuyến hàng đến tận vùng sâu do bản thân doanh nghiệp tham gia chương trình đưa hàng Việt về nông thôn cũng vấp phải không ít khó khăn. Phần lớn, kinh phí thực hiện đưa hàng Việt về nông thôn, về khu công nghiệp, khu chế xuất... đều do doanh nghiệp tự trang trải.
Theo ông Trần Hoàng Bắc, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Sở Công thương tỉnh Hậu Giang, đa phần những phiên chợ tổ chức ở trung tâm huyện, thị xã chứ không thể mang về các chợ tận vùng sâu, vùng xa, ngoại trừ 2 siêu thị Co.opMart duy trì các chuyến bán hàng lưu động hàng tháng. Thực tế, các phiên chợ hàng Việt cũng xuất hiện thưa thớt hơn các năm trước. Cụ thể là từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã phê duyệt nhiều phiên chợ hàng Việt nhưng “vốn mồi” từ ngân sách không có nên trung tâm không kêu gọi được doanh nghiệp tham gia. Điều kiện tổ chức phiên chợ hàng Việt là mỗi chuyến hàng phải đảm bảo có ít nhất 20 gian hàng Việt, các gian hàng này phải được miễn phí giá thuê lô thì họ mới chấp nhận tham gia. Vì vậy, Trung tâm Xúc tiến thương mại chỉ thực hiện được một phiên chợ hàng Việt tại phường Thuận An, thị xã Long Mỹ.
Đây là phiên chợ xã hội hóa 100%, tuy nhiên hiệu ứng từ phiên chợ mang lại không như mong đợi. Hàng hóa, mẫu mã sản phẩm không đa dạng, chất lượng chưa ổn định cho nên chưa đủ lực hấp dẫn người mua. Chị Lý Thị Thu, ở phường Bình Thạnh, nhớ lại: “Tôi từng mua một chiếc áo sơ mi tại hội chợ. Xem qua các nhãn mác, tôi nhận thấy đây đúng là hàng Việt nhưng giá một cái áo chỉ 120.000 đồng. Sau hai lần mặc, áo đã nhàu cũ, vì vậy những lần sau đi hội chợ, tôi không dám mua quần áo hội chợ nữa. Đồng ý rằng tiền nào thì của đó nhưng so sánh các dòng hàng cũng có thương hiệu Việt bày trên kệ thì giá chênh lệch không nhiều mà chất lượng khác xa”.
Trên thực tế, bà con tại các vùng khó khăn rất khao khát được dùng hàng Việt, bởi thông qua các phương tiện truyền thông, người dân đã phần nào hiểu và thay đổi thói quen tiêu dùng. Thế nhưng, ngay trong chính lúc lựa chọn được mặt hàng ưng ý về giá cả, nhiều người tiêu dùng cũng không khỏi băn khoăn hàng mua về có đạt chất lượng?
Doanh nghiệp đuối sức
Ông Nguyễn Nghĩa Trọng, Phó Giám đốc siêu thị Co.opMart Vị Thanh, cho rằng: Bán hàng lưu động ở nông thôn rất gian nan, từ việc tìm địa điểm bán hàng, đến các khâu tuyên truyền quảng bá. Để thu hút bà con, siêu thị luôn phải chạy các nhóm hàng khuyến mãi, bán thấp hơn giá bán tại nội đô. Thế mà khi tính toán chi phí tổ chức, quản lý nhân viên, vận chuyển hàng hóa thì thấy tốn kém nhiều hơn là doanh thu mang về. Trung bình mỗi chuyến chỉ đưa hơn 1 tấn hàng về bán tại các xã. Nhiều địa điểm người dân có nhu cầu, siêu thị muốn đến nhưng ngặt nỗi xe vào không được thì cũng đành bỏ ngỏ. Trong 2 tháng trở lại đây, phương tiện vận chuyển duy nhất của siêu thị trục trặc nên phải chuyển các chuyến hàng sang những tháng tết, khi đó nhu cầu người dân mua sắm cũng tăng cao, cơ hội đưa hàng Việt có chất lượng càng tăng hơn.
Là doanh nghiệp đã có nhiều năm kinh nghiệm đưa hàng Việt về nông thôn, bà Lê Thị Diệu Hiền, chủ một cơ sở sản xuất nước rửa chén, chia sẻ: “Theo các đợt bán hàng là cơ hội cho chúng tôi quảng bá sản phẩm, phát triển mạng lưới phân phối về vùng sâu, vùng xa. Nhưng điều đáng suy nghĩ là cách thức tổ chức chưa đủ hấp dẫn người dân nên sản phẩm mang đến lại mang về”. Theo lý giải của doanh nghiệp, nguyên nhân là do xuất phát từ yếu tố nội lực không đủ. Bởi điểm chung của các doanh nghiệp tham gia đưa hàng Việt về nông thôn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, không có điều kiện để phát triển kênh phân phối tại nơi vừa mới tham gia xúc tiến. Vì thế mà khi các phiên chợ kết thúc, chẳng có gì đọng lại trong lòng người dân.
Còn ông Lâm Minh Sính, đơn vị chuyên bán hàng đồng giá, cho rằng những phiên chợ hàng Việt về nông thôn hiện nay vẫn mang tính chất mùa vụ. Trên thực tế, các cơ quan xúc tiến thương mại hỗ trợ về mặt tinh thần cho người tham gia bằng cách phối hợp với địa phương tìm địa điểm tổ chức, vận động người dân đến tham quan, còn người bán hàng phải tự bơi. Tuy nhiên, sự hợp tác giữa địa phương và đơn vị hỗ trợ đôi khi chưa đồng bộ. Nhiều phiên chợ diễn ra như một buổi lễ, còn đơn vị xúc tiến làm theo trách nhiệm. Thực chất, chương trình không có chiều sâu, “mạnh ai nấy làm” cho đúng thủ tục chứ không có định hướng.
Không thể lấy số lượng khách tham quan để đo sự hài lòng Để kích cầu mua sắm hàng Việt, không chỉ có các phiên chợ đặc biệt mang tên “Hàng Việt về nông thôn” mà còn lồng ghép các chương trình hội chợ thường niên. Tuy vậy, không thể lấy số lượng người đến các phiên chợ, hội chợ để đánh giá sự tin cậy của người tiêu dùng đối với hàng Việt, bởi người dân đến các phiên chợ vì mục đích tham quan nhiều hơn. “Tôi thấy rõ nhiều hội chợ, sản phẩm quanh quẩn nhóm hàng thời trang, túi xách, giày dép chiếm đa số. Chứ hàng thiết yếu hoặc những món hàng mang tính cần thiết để thu hút người dùng thì chưa thấy xuất hiện nhiều”, bà Trịnh Thị Tố Mỹ, một người tiêu dùng cho biết. |
Bài, ảnh: KIM ĐIỀU
09:01 25/11/2024
(HG) - Sở Công thương tỉnh vừa có văn bản hưởng ứng “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024”. Theo đó, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia diễn ra từ ngày 25-11 đến ngày 1-12. Trong đó, 60 giờ Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 diễn ra từ 0 giờ ngày 29-11 đến 12 giờ ngày 1-12. Đối tượng tham gia là tất cả các tổ chức, thương nhân theo quy định của pháp luật. Hạn mức tối đa về giá trị và mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100%.
08:14 20/11/2024
Nhằm nâng cao giá trị sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), Liên minh HTX tỉnh đã và đang tăng cường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại đưa sản phẩm đến với đông đảo người tiêu dùng.
17:36 19/11/2024
(HG) - Cận kề Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, thị trường hoa và quà tặng tại Hậu Giang đa dạng về mẫu mã và giá cả.
06:31 18/11/2024
Chương trình OCOP trên địa bàn thành phố Vị Thanh ngày càng phát triển về số lượng, đa dạng về sản phẩm, đáp ứng các quy chuẩn, an toàn thực phẩm và có thương hiệu trên thị trường.
15:07 14/11/2024
(HGO) - Với mục tiêu đến ngày 15-12-2024 sẽ hoàn thành 100% công tơ điện tử bán điện khách hàng trong tỉnh, Điện lực Phụng Hiệp đã ra quân lắp đặt công tơ điện tử cho người dân, với tổng số khoảng 25.000 công tơ điện tử. Sau khi hoàn tất lắp đặt tại huyện Phụng Hiệp, sẽ tiến hành lắp đặt tiếp tục tại thành phố Ngã Bảy, với tổng số hơn 10.300 công tơ điện tử và
09:53 13/11/2024
(HG) - Chiều ngày 12-11, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đã đến thăm, làm việc với lãnh đạo Nhà máy Điện rác Hòa An, huyện Phụng Hiệp. Cùng đi có lãnh đạo các sở, ngành và UBND huyện Phụng Hiệp.
07:18 12/11/2024
Nhạy bén nắm bắt thị hiếu cùng tư duy đổi mới, dám nghĩ, dám làm, nhiều doanh nghiệp đã và đang kinh doanh những sản phẩm xanh, thân thiện, từng bước chinh phục thị trường khó tính.
08:02 07/11/2024
(HG) - Năm 2024, Tổng Công ty Điện lực miền Nam tiếp tục triển khai thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh 5 công trình lưới điện 110kV với tổng mức đầu tư 572,89 tỉ đồng. Trong đó, bao gồm 4 công trình chuyển tiếp từ năm 2023 và 1 công trình mới (nâng công suất trạm 110kV Phụng Hiệp từ 2x25MVA lên 2x40MVA). Với khối lượng đầu tư bao gồm: Đường dây 110kV xây dựng mới 68,45km; đường dây 110kV cải tạo 65,8km; trạm biến áp 120MVA (gồm trạm Tân Phú Thạnh và trạm Phụng Hiệp).
08:52 06/11/2024
(HG) - Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoạt động có hiệu quả đạt được lợi nhuận cao, hạn chế tối đa những tác động bất lợi cũng như nắm bắt cơ hội mà Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại; đồng thời góp phần tăng trưởng GDP của tỉnh,
07:53 05/11/2024
(HG) - Dự tính 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 10,8% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 267 doanh nghiệp và trên 4.212 cơ sở cá thể sản xuất công nghiệp đang hoạt động sản xuất trong ngành này,
17:25 25/11/2024
(HG) - Hội LHPN thành phố Ngã Bảy vừa ra mắt mô hình “Tổ Phụ nữ công nhân sinh hoạt Hội online”, tại khu vực Xẻo Vông B, phường Hiệp Lợi, với 22 thành viên tham gia.
14:20 25/11/2024
(HGO) – Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở và ban HĐND tỉnh có cuộc họp bàn nội dung một số dự thảo tờ trình để trình kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm.
14:08 25/11/2024
Ngày 25-11, phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB tiếp tục phần tranh luận. Các luật sư đề nghị không tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan, viện kiểm sát nói không có căn cứ giảm án.
14:04 25/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào những vấn đề quan trọng, từ đó tạo sự thống nhất đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị và quyết tâm thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị theo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới.