Các chương trình mục tiêu quốc gia góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn rõ rệt

Thứ Năm, ngày 24/06/2021 | 17:24

Đó là ghi nhận của các thành viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, chuyên gia tại Hội nghị thẩm tra Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025.

Thông qua việc triển khai, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia thời gian qua đã góp phần làm cho bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đổi thay rõ rệt. Ảnh: TƯ LIỆU

Cụ thể, những thành quả của 2 chương trình trên ở giai đoạn 2016-2020 đã góp phần làm cho bộ mặt nông thôn khởi sắc rõ rệt, hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện, cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã phát huy hiệu quả, kinh tế nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân nông thôn...

Phát huy những thành quả đạt được, các đại biểu cũng cho rằng, để 2 chương trình thực sự hiệu quả, đến đúng đối tượng được thụ hưởng và đạt được những mục tiêu đề ra thì trong giai đoạn 2021-2025 cần phải có những đề xuất, giải pháp thiết thực hơn. Trong đó, cần có chương trình giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững; quan tâm hơn nữa tới các giải pháp chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho hộ nông dân.

Tiến sĩ Nguyễn Hải Hữu, Phó Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam, đánh giá, trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng về an sinh xã hội như tỷ lệ nhập học, tỷ lệ dân số biết chữ và số năm đi học bình quân của người dân cũng đã tăng lên đáng kể.

Tỷ lệ người dân có thẻ bảo hiểm y tế và tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cũng ở mức cao. Việc bảo đảm việc làm cho người lao động cũng đạt được kết quả rất ấn tượng, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp (dưới 3%). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ tăng lên.

Về khía cạnh giáo dục nghề nghiệp cũng được quan tâm đầu tư, thực hiện trong nhiều năm qua và tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên. Thế nhưng, chất lượng lao động qua đào tạo còn hạn chế; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ tuy có tăng những mức tăng chậm.

Các vấn đề về bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội, bảo vệ trẻ em và cai nghiện ma túy được quan tâm đầu tư và tình hình cũng được cải thiện nhưng không đáng kể thông qua các tiêu chí về tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tự nguyện.

Trong khi đó, tỷ lệ người từ đủ 60 tuổi trở lên được hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội; tỷ lệ dân số được hưởng trợ cấp xã hội (khoảng 3%); mức trợ cấp xã hội tính theo GDP bình quân đầu người (khoảng 7%). Các tiêu chí này so với các quốc gia trong khu vực và thế giới còn ở mức khá thấp.

Tình trạng bạo lực xâm hại trẻ em vẫn diễn biến phức tạp; vấn đề già hóa dân số và các chính sách thích ứng với già hóa dân số chậm được nghiên cứu triển khai thực hiện. Vậy nên, tiến sĩ Nguyễn Hải Hữu đề xuất cần có chương trình giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025.

Tiến sĩ Hoàng Xuân Lương, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, cho rằng, chương trình xây dựng nông thôn mới cần đặt vấn đề bảo vệ môi trường trong tương quan với phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Quan tâm tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng chú trọng các mô hình nông nghiệp sạch, kết hợp năng lượng điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối… Những việc làm này sẽ góp phần giải quyết vấn đề tiêu thụ nông sản cho nông dân.

Những năm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quan tâm đến vấn đề chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế, các mô hình chuỗi liên kết chưa nhiều, quy mô cũng dừng lại ở phạm vi huyện, tỉnh. Phong trào giải cứu nông sản cho nông dân hình thành tự phát từ lòng nhân ái, không phải là giải pháp căn cơ của một nền nông nghiệp hiện đại. Vì vậy, đề nghị chương trình xây dựng nông thôn mới quan tâm các giải pháp chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho hộ nông dân.

Còn Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải phân tích, địa bàn các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi là tâm điểm của lõi nghèo, hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, các công trình hỗ trợ phát triển sản xuất và dân sinh còn thiếu.

Trong khi phương thức canh tác chưa tiếp cận với các mô hình hiệu quả gắn với đầu ra, tiêu thụ sản phẩm chưa được áp dụng, triển khai. Do đó, đề nghị các bộ rà soát, điều chỉnh lại một số mục tiêu, chỉ tiêu cho phù hợp hơn, nhất là đối với việc hoàn thành xây dựng nông thôn mới, mục tiêu thu nhập, mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất đối với địa bàn này.

Theo Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành, trong tiếp cận 2 chương trình ở giai đoạn 2021-2025 cần phân cấp, giảm dần bao cấp từ phía Nhà nước, tập trung đào tạo nghề, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, tạo việc làm, xuất khẩu lao động, đưa ra các khung chính sách để các địa phương có cơ sở thực hiện theo chỉ tiêu phù hợp với điều kiện khả năng, nguồn lực cơ sở.

Ông Nguyễn Lâm Thành cũng đề nghị đưa ra hệ số về phân bổ nguồn lực, cơ cấu nguồn tín dụng cho phù hợp; chú trọng bổ sung nguồn lực cho các xã đặc biệt khó khăn, lưu ý đến giảm nghèo ở vùng miền núi. Đặc biệt, cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở vùng miền núi. Đối với thực hiện Nông thôn kiểu mẫu, duy tu bảo dưỡng ở vùng nông thôn nên để cho địa phương quyết định.

GIA NGUYỄN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Kiến nghị các chế độ cho giáo viên

08:19 20/12/2024

Cử tri Hậu Giang có nhiều kiến nghị đến bộ, ngành liên quan về các vấn đề liên quan đến chế độ dành cho giáo viên.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh thông điệp kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

13:58 14/12/2024

(HG) – Sáng ngày 14-12, tại Hội trường Trung tâm hành chính thành phố Vị Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang có buổi tiếp xúc hơn 350 cử tri thành phố Vị Thanh và huyện Vị Thủy sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Tin tưởng và kỳ vọng sẽ hoàn thành tốt 15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội

06:12 06/12/2024

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa qua, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã chuyển tải tâm tư nguyện vọng của cử tri và Nhân dân cả nước.

Cần có lộ trình giải quyết kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng

18:31 28/11/2024

Phát biểu sau buổi thảo luận về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xác định các trọng tâm, trọng điểm và lộ trình giải quyết, trả lời kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng.

Quốc hội đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ triệt phá 100% tụ điểm ma túy

16:03 27/11/2024

Đến năm 2030 phát hiện và triệt phá 100% các điểm, tụ điểm phức tạp, đối tượng bán lẻ về ma túy và 100% diện tích trồng trái phép cây có chứa chất ma túy.

Tổng Thanh tra Chính phủ: Phải khắc phục tệ “tham nhũng vặt”

15:57 26/11/2024

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh, tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở, khắc phục tệ “tham nhũng vặt” và tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.

Tuần làm việc cuối cùng kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về phòng, chống tham nhũng, vi phạm pháp luật

14:03 25/11/2024

Bắt đầu từ hôm nay 25-11, Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 8.

Vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội được cử tri Hậu Giang gửi đến Kỳ họp thứ 8

07:04 22/11/2024

Trong báo cáo gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phản ánh những vấn đề nổi bật mà cử tri và Nhân dân gửi gắm,

Cần có quy định bảo vệ nhà giáo, giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường

15:47 20/11/2024

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong dự án Luật cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy. Điều này cũng góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường.

Những vấn đề được cử tri quan tâm kiến nghị bộ, ngành liên quan

08:12 15/11/2024

Xem xét việc mở rộng quy định về nghỉ phép cho người lao động có con từ 7 đến dưới 16 tuổi ốm đau, cũng như cho phép họ được nghỉ để chăm sóc con bệnh mà vẫn được hưởng lương; sớm ban hành hướng dẫn về hạn mức chỉ định thầu theo Luật Đấu thầu… Đó là những vấn đề được cử tri Hậu Giang đặc biệt quan tâm và gửi đến các bộ, ngành liên quan.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Ứng dụng công nghệ trong quản lý tín dụng chính sách

06:34 23/12/2024

Việc triển khai ứng dụng quản lý tín dụng chính sách trên điện thoại thông minh đã giúp người dân dễ dàng tiếp cận dịch vụ tài chính và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách tại địa phương.

Phòng Hậu cần - Kỹ thuật làm theo lời Bác

06:32 23/12/2024

Những năm qua, phong trào thi đua “Ngành hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy” được Phòng Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đẩy mạnh thực hiện với nhiều cách làm mới, sáng tạo, đạt những kết quả nổi bật.

Hoạt động Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành: Cần đổi mới mạnh mẽ hơn nữa

06:28 23/12/2024

Trong chuyến làm việc với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thuộc Cụm thi đua số 5, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, đã có cuộc trao đổi với Báo Hậu Giang, đánh giá và gợi mở những vấn đề liên quan đến công tác đối ngoại nhân dân.

Tiếp nhận hơn 100 đơn vị máu

06:27 23/12/2024

(HG) - Tại UBND xã Tân Phú Thạnh (huyện Châu Thành A) vừa diễn ra hoạt động tiếp nhận hiến máu tình nguyện do Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh và Bệnh viện Huyết học - Truyền máu thành phố Cần Thơ phối hợp thực hiện.