Thứ Năm, ngày 22/06/2023 | 07:52
Góp ý thảo luận ở Hội trường Quốc hội về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vào sáng ngày 21-6, đại biểu Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, đề nghị xem xét, đảm bảo hài hòa về lợi ích giữa người sử dụng đất, nhà đầu tư và người quản lý, phải đảm bảo đồng thuận việc thu hồi đất và có sự tách bạch rõ ràng từ mục đích sử dụng đất...
Đại biểu Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, phát biểu góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại Hội trường Quốc hội.
Theo đại biểu Lê Thị Thanh Lam, Luật Đất đai 2013 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/7/2014. Sau gần 10 năm áp dụng và đưa vào cuộc sống, Luật Đất đai còn nhiều nội dung bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện dẫn đến phát sinh nhiều hệ lụy, một số cá nhân và tổ chức lợi dụng kẽ hở của luật để tham nhũng và trục lợi, gây lãng phí, thất thoát tài sản của Nhà nước. Vì vậy, việc sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 là rất cần thiết, nhằm rà soát và điều chỉnh luật được hoàn thiện hơn.
Cần thỏa thuận với người sử dụng đất bị thu hồi đất theo cơ chế thị trường
Đại biểu Lê Thị Thanh Lam cho rằng, trước đây, tại khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định “Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa”. Và Luật Đất đai (sửa đổi) lần này đã bỏ quy định “Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa”.
Do đó, để tránh hiểu nhầm trong quá trình áp dụng luật và phù hợp với quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ được quy định tại khoản 2 Điều 32 của Hiến pháp năm 2013, đề nghị cân nhắc bỏ cụm từ “không được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, tổ chức kinh tế, chính trị xã hội khác” được quy định tại khoản 7 Điều 3 trong luật.
Tại Điều 5 về người sử dụng đất, không quy định “cá nhân là người nước ngoài” là đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất… Quy định này, tuy không mâu thuẫn về nhà và đất nhưng lại chưa phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Kinh doanh bất động sản là “việc mua bán nhà, công trình xây dựng phải gắn với quyền sử dụng đất”. Mặt khác, nếu người nước ngoài chuyển nhượng tài sản là nhà cho người Việt Nam thì người nhận chuyển nhượng có được thừa nhận quyền sử dụng đất không? Vấn đề này cần có sự rà soát, điều chỉnh để bảo đảm phù hợp với quy định của các văn bản khác và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người mua.
Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang cũng cho rằng, tại Điều 24, khoản 8 về quyền của công dân đối với đất đai quy định “Nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất; mua, bán, nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp là giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật”. Do đó, đề nghị bổ sung thêm nội dung “bảo lãnh quyền sử dụng đất và cầm cố quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật” để có căn cứ pháp lý giải quyết khi có xảy ra tranh chấp.
Riêng tại khoản 5 Điều 72 về tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định “Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 3 năm liên tục được xác định trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm mà chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải xem xét, đánh giá để tiếp tục thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất năm tiếp theo hoặc hủy bỏ và phải công bố việc tiếp tục thực hiện hoặc hủy bỏ việc thu hồi hoặc hủy bỏ việc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất”.
Về quy định này, đại biểu Lê Thị Thanh Lam đề nghị điều chỉnh lại thời gian “sau 2 năm và được gia hạn điều chỉnh 1 lần”, để đảm bảo hạn chế ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Đồng thời, những dự án hết thời hạn kế hoạch sử dụng đất và gia hạn mà không thực hiện thì phải tính việc hỗ trợ cho người dân bị thiệt thòi trong khoảng thời gian chưa thực hiện.
Đối với việc thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được quy định tại Điều 75, đại biểu Lê Thị Thanh Lam đồng tình theo quy định trong luật nhưng cần xem xét, đảm bảo hài hòa về lợi ích giữa người sử dụng đất, nhà đầu tư và người quản lý, phải đảm bảo đồng thuận việc thu hồi đất và có sự tách bạch rõ ràng từ mục đích sử dụng đất…
“Nếu dự án nào thực sự vì mục đích công cộng, vì quốc phòng an ninh thì Nhà nước phải thu hồi bằng cơ chế hành chính. Còn đối với các dự án nhà ở xã hội,… các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và ngay cả các đơn vị sự nghiệp công lập đã thực hiện tự chủ về mặt tài chính thì cần thỏa thuận với người sử dụng đất bị thu hồi đất theo cơ chế thị trường”, đại biểu Lê Thị Thanh Lam nhấn mạnh.
Coi nhà lưu trú cho công nhân thuê là hạ tầng thiết yếu của khu công nghiệp
Còn tại khoản 2 Điều 86 về nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất quy định “Việc bồi thường về đất được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”.
Đại biểu Lê Thị Thanh Lam phân tích, quy định trên nêu “bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể được phê duyệt tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường”. Tuy nhiên, việc lập phương án bồi thường chỉ được hoàn chỉnh sau khi có giá đất cụ thể do cơ quan thẩm quyền phê duyệt, sau đó phải trải qua các bước: Niêm yết lấy ý kiến người dân, tiếp thu ý kiến, giải trình, hoàn chỉnh phương án. Do đó, việc phê duyệt phương án bồi thường cùng thời điểm phê duyệt giá đất cụ thể là không thể, cần quy định khoảng cách thời gian cụ thể giữa thời gian phê duyệt phương án bồi thường và phê duyệt giá đất cụ thể.
Vì vậy, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang đề xuất quy định “bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định trước ngày phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không quá 6 tháng”.
Cũng theo đại biểu Lê Thị Thanh Lam, tại khoản 10 Điều 201 về đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung quy định “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xác định nhu cầu xây dựng khu nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp để tích hợp vào quy hoạch”. So với quy định Luật Đất đai hiện hành, quy định trên thiếu sự rõ ràng khi sử dụng cụm từ “Xác định nhu cầu xây dựng”.
Mặt khác, vẫn chưa giải quyết được những khó khăn vướng mắc trong quy hoạch, bố trí quỹ đất dành để xây dựng nhà ở công nhân tại khu công nghiệp chưa phù hợp, tương thích với nội dung sửa đổi trong Luật Nhà ở về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải quyết nhà ở cho công nhân khu công nghiệp. Do vậy, phải nghiên cứu sửa đổi theo hướng bố trí quỹ đất phát triển nhà cho công nhân thuê ngay trong khu công nghiệp tương thích với hướng Luật Nhà ở (sửa đổi), coi nhà lưu trú cho công nhân thuê là một hạ tầng thiết yếu của khu công nghiệp.
Cụ thể sửa khoản 10 Điều 201 về đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung như sau: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xác định rõ diện tích đất để xây dựng khu nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất để tích hợp vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, nông thôn; bố trí quỹ đất, giao đất để lực lượng Công an nhân dân đảm bảo an ninh trật tự đối với khu công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung, trong khu công nghiệp được bố trí nhà lưu trú công nhân tại phần diện tích đất dịch vụ của khu công nghiệp”.
“Thực tiễn cho thấy, việc xây nhà lưu trú cho công nhân tại khu công nghiệp mang lại nhiều lợi ích; giảm chi phí đi lại cho công nhân và doanh nghiệp; giảm ùn tắc giao thông; tiện lợi cho tổ chức sản xuất, nhất là khi có dịch bệnh, thiên tai...”, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang khẳng định.
GIA NGUYỄN lược ghi
05:50 27/06/2025
Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Luật có hiệu lực từ ngày 1-7-2025.
07:17 20/06/2025
Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận ở hội trường về phát triển kinh tế - xã hội.
07:16 20/06/2025
Tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí nhân Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị báo chí chuyển tải kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cử tri, Nhân dân tới Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
18:41 18/06/2025
Đó là một trong những vấn đề “nóng” mà đại biểu và cử tri đều quan tâm được bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, nêu ý kiến thảo luận ở Hội trường Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội vào sáng ngày 18-6.
18:00 18/06/2025
Băn khoăn trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại; tình hình đời sống của người lao động trước áp lực tăng giá và thu nhập suy giảm, đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp giải quyết cụ thể đối với 2 vấn đề “nóng” này.
17:23 17/06/2025
Đóng góp ý kiến thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, đã nêu một số thực tiễn bất cập và đề xuất việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu môi trường là giải pháp căn cơ để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
08:24 17/06/2025
Đóng góp dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, đại biểu Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, cho rằng việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc là quyết định quan trọng của Đảng và Nhà nước.
14:00 13/06/2025
Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
09:01 13/06/2025
Hôm qua (ngày 12-6), với 461/465 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày Quốc hội thông qua (12-6).
08:34 06/06/2025
Tiếp tục chương trình phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...