Thứ Tư, ngày 07/05/2025 | 14:26
Góp ý kiến thảo luận ở Hội trường Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, đề nghị bổ sung thêm quy định nghiêm cấm nhà giáo quảng cáo hoạt động giáo dục trên mạng xã hội chưa được kiểm chứng hoặc sai sự thật, làm ảnh hưởng đến ngành giáo dục.
Đại biểu Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, phát biểu ý kiến thảo luận tại Hội trường Quốc hội.
Cơ bản thống nhất với những nội dung, quy định của dự thảo luật và đánh giá cao việc tiếp thu, chỉnh lý của ban soạn thảo, cũng như báo cáo giải trình của cơ quan thẩm tra. Tuy nhiên, để Luật Nhà giáo sau khi có hiệu lực thi hành phù hợp với thực tế cuộc sống và với ý kiến của nhiều cử tri của Hậu Giang, đại biểu Lê Thị Thanh Lam đề xuất chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung, quy định trong dự thảo luật này.
Cụ thể, tại khoản 5, Điều 6 quy định ưu tiên về tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo, đại biểu Lê Thị Thanh Lam cho rằng, thực tế các chính sách ưu đãi cho giáo viên đã được quy định tại Thông tư số 20 ngày 30-10-2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập và các văn bản khác có liên quan.
“Để tránh trùng lặp các chế độ ưu đãi trên, tôi đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung nội dung quy định, giao Chính phủ chỉ đạo rà soát các chính sách ưu đãi cho giáo viên, nhà giáo đã ban hành để bảo đảm triển khai Luật Nhà giáo đạt hiệu quả và cần quan tâm đến nhân viên thư viện thiết bị, văn thư, kế toán, nên có quy định cho hưởng phụ cấp công vụ công chức bù đắp một phần nào khoản tiền lương động viên tinh thần cho lực lượng trên”, bà Lam đóng góp.
Về những việc không được làm tại Điều 11, bà Lam đề nghị ở khoản 2, bổ sung thêm quy định nghiêm cấm nhà giáo quảng cáo hoạt động giáo dục trên mạng xã hội chưa được kiểm chứng hoặc sai sự thật, làm ảnh hưởng đến ngành giáo dục. Theo bà Lam, vấn đề ép buộc người học tham gia học thêm với mọi hình thức quy định tại điểm c của Điều 11 mang tính là định tính nên khó phân biệt vấn đề này, cũng nên xem học thêm là do nhu cầu của người học.
Đối với chức danh nhà giáo tại Điều 12, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang đề xuất bổ sung cán bộ quản lý giáo dục và một số nhân viên trường học cũng như định danh là nhà giáo và hưởng các chính sách của nhà giáo; cần thống nhất cách gọi, các thuật ngữ trong dự thảo luật và điều chỉnh chức danh của nhà giáo trong các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan đến giáo dục, giúp cho nhà giáo yên tâm công tác và yêu nghề hơn.
Tại điểm b, khoản 1, Điều 14 quy định: “Phương thức tuyển dụng không qua xét tuyển hoặc là thi tuyển trong đó phải có thực hành sư phạm”, đại biểu Lê Thị Thanh Lam đề nghị sửa lại thành nội dung: “Phương thức tuyển dụng thông qua xét tuyển hoặc là thi tuyển để đánh giá phẩm chất, năng lực theo chuẩn nhà giáo” bỏ nội dung: “Trong đó phải thực hành sư phạm” vì trong quá trình đào tạo sư phạm tại các cơ sở giáo dục đã có đủ thời gian cho sinh viên thực hành sư phạm, nên không cần thiết phải kiểm thực, kiểm tra thực hành sư phạm trong tuyển dụng, đồng thời phù hợp theo Luật Viên chức hiện hành, phương thức tuyển dụng là thi tuyển hoặc là xét tuyển.
Riêng tại khoản 2, Điều 28 quy định về chế độ nghỉ hưu đối với nhà giáo, bà Lam đề xuất bổ sung cụm từ “cấp tiểu học” sau cụm từ “giáo dục mầm non” hoàn thiện là “nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non, cấp tiểu học nếu có nguyện vọng thì có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá năm tuổi và không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hoặc là việc nghỉ hưu trước tuổi nếu có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội”. Bởi theo bà Lam, vấn đề này, giữa mầm non, giáo viên tiểu học hầu như vất vả của các thầy cô cũng giống nhau, đây cũng là vấn đề có nhiều ý kiến của cử tri Hậu Giang rất quan tâm.
Đại biểu Lê Thị Thanh Lam cho rằng, tại Điều 41 quy định xử lý vi phạm đối với hành vi xâm phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của nhà giáo. Tuy nhiên, tại Nghị định số 144 ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống bạo lực gia đình và Điều 155, Điều 156 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã quy định cụ thể về việc xử lý hành chính, xử lý hình sự đối với những hành vi xâm phạm uy tín, danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp.
Đồng thời, tại Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính cũng quy định cụ thể những trường hợp được xem là tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm hành chính. Do đó, đề nghị bỏ Điều 41, vì nếu quy định vào luật sẽ trùng lắp với các nội dung của luật khác.
GIA NGUYỄN - MỸ XUYÊN
10:19 07/05/2025
Tại thảo luận tổ đóng góp ý kiến Dự án Luật Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN, ĐMST), ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, bày tỏ nhất trí với sự cần thiết ban hành đạo luật trên, điều này đã kịp thời luật hóa các nội dung quan trọng của Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị
16:27 05/05/2025
Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị sớm ban hành chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức phải di chuyển nơi ở đến làm việc ở trung tâm hành chính mới.
07:56 05/05/2025
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 5-5. Cử tri cả nước kỳ vọng vào nhiều nội dung quan trọng như: sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013; sắp xếp đơn vị hành chính các cấp theo tinh thần Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng…
09:10 25/04/2025
Trước những dự án chậm tiến độ hoặc vướng mắc kéo dài như chợ Cầu Móng ở huyện Phụng Hiệp và Khu đô thị mới Vị Thanh của Tập đoàn FLC, cử tri kiến nghị tỉnh sớm tháo gỡ để ổn định đời sống, phát triển kinh tế địa phương.
07:28 18/04/2025
Vừa qua, cử tri các huyện, thị xã, thành phố gửi nhiều nội dung kiến nghị đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường, cây cầu nhằm đảm bảo an toàn, thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.
05:39 11/04/2025
Tổng Liên đoàn Lao động, Bộ Nội vụ vừa có các văn bản trả lời kiến nghị của cử tri Hậu Giang về thời gian tham gia hoạt động công đoàn của cán bộ công đoàn cơ sở và một số vấn đề xung quanh Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
18:35 03/04/2025
Trước khi hợp nhất vào Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản trả lời ý kiến cử tri Hậu Giang về công tác quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh nhằm giúp công tác quản lý nhà nước ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của xã hội và người dân.
15:43 01/04/2025
Chiều 31-3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
06:45 28/03/2025
Các bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường trước khi hợp nhất đã có các văn bản trả lời kiến nghị của cử tri Hậu Giang về giải pháp phòng, chống sạt lở;
05:48 21/03/2025
Sau khi tiếp nhận các kiến nghị của cử tri tỉnh, thành, trong đó có Hậu Giang về lĩnh vực liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi chấm dứt hoạt động đã có các trả lời cụ thể.
05:29 08/05/2025
Với vai trò sơ cấp cứu ban đầu, thời gian qua, các điểm sơ cấp cứu do Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) các cấp trên địa bàn tỉnh thực hiện được ví như “phao cứu sinh”, góp phần cứu sống, giảm thiểu thương vong cho nhiều người bị tai nạn.
05:24 08/05/2025
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành việc làm thường xuyên trên địa bàn huyện Châu Thành A, tạo sự lan tỏa với những giá trị thiết thực để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
05:21 08/05/2025
Bài 1: Phá thế “vùng trũng giao thông”
05:20 08/05/2025
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự chung sức của Nhân dân, đến ngày 28-4, huyện Vị Thủy đã hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025.