Cử tri và Nhân dân vẫn luôn trăn trở về tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng

Thứ Sáu, ngày 02/06/2023 | 06:59

Góp ý thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023 tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, đại biểu Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, cho rằng cử tri và Nhân dân vẫn rất lo ngại và luôn trăn trở về tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, phát biểu góp ý thảo luận tại Hội trường Quốc hội.

Bên cạnh đồng tình, nhất trí với báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, đại biểu Lê Thị Thanh Lam cho rằng, năm 2022, kinh tế trong nước dù dần phục hồi sau những ảnh hưởng của đại dịch, nhưng sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường, nhu cầu đầu tư cho phát triển, nhất là kết cấu hạ tầng và phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu rất lớn, là những yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và đời sống của Nhân dân, đặc biệt là giá cả không ổn định, lạm phát...

Tuy nhiên, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã kịp thời huy động được sức mạnh của Nhân dân, sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nước ta đã vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả, thành tích quan trọng và khá toàn diện trên các lĩnh vực; nhiều chính sách, giải pháp đúng đắn đã được ban hành kịp thời, tổ chức thực hiện hiệu quả để duy trì và từng bước phục hồi các hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội. Đặc biệt phục hồi và phát triển nhanh về kinh tế của đất nước.

Đóng góp vào nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong thời gian tới, cụ thể về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, đại biểu Lê Thanh Thanh Lam đánh giá cao trách nhiệm của các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tham mưu cho Chính phủ có nhiều chính sách và giải pháp quan trọng trong tái cơ cấu lĩnh vực, ngành. Năm 2022, dù còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của hậu dịch Covid-19, xung đột Nga và Ukraina làm đứt gãy các chuỗi cung ứng sản xuất và tiêu dùng toàn cầu; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như hạn hán, lũ lụt, sạt lở, xâm nhập mặn,… nhưng sản xuất nông nghiệp Việt Nam vẫn đạt khá.

Kết quả hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2022 tiếp tục thể hiện rõ vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, không chỉ bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, mà còn khẳng định vị trí là nước xuất khẩu nông sản khá so với các nước trong khu vực, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu. Tuy nhiên, cử tri và Nhân dân vẫn rất lo ngại và luôn trăn trở về tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, tình trạng giá cả thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao; trong khi đó một số loại nông sản, hàng hóa của nông dân sản xuất ra không tiêu thụ được hoặc bán giá thành rất thấp, thậm chí bị lỗ, đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân.

“Vấn đề trên cử tri đề nghị nhiều lần nhưng thực tế không giảm hàng giả, hàng kém chất lượng, các ngành chức năng chưa có giải pháp hữu hiệu, thực trạng có giải quyết nhưng chưa kịp thời, nên hàng giả vẫn còn trôi nổi trên thị trường. Vì vậy, các bộ, ngành cần tham mưu cho Chính phủ có giải pháp tốt hơn, hữu hiệu và có chính sách hỗ trợ trên lĩnh vực nông nghiệp kịp thời cho nông dân, nhằm giảm gánh nặng trong đời sống của người nông dân”, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang nhấn mạnh.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục có chính sách đầu tư, hỗ trợ đặc biệt cho các tỉnh sản xuất nông nghiệp. Do tập trung phát triển nông nghiệp, trở thành vựa lúa cung cấp lương thực, thực phẩm cho cả nước thì các tỉnh nông nghiệp không thể cùng lúc đầu tư phát triển công nghiệp hoặc các lĩnh vực khác để phát triển kinh tế cho tỉnh, nên đa số các tỉnh làm nông nghiệp sẽ còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội.

Vì vậy, Chính phủ cần sớm có chính sách đầu tư, hỗ trợ kịp thời để tạo sự cân bằng giữa các tỉnh trong khu vực và trong cả nước. Đặc biệt là hỗ trợ người nông dân về con giống, cây trồng và có hướng dẫn quy hoạch vùng cụ thể nhằm tạo đầu ra tốt cho sản phẩm của người nông dân, nhằm hạn chế điệp khúc “được mùa mất giá, được giá mất mùa”.

Mặt khác, đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm phê duyệt quy hoạch nông nghiệp đồng bộ với quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng, tập trung nguồn lực phát triển sản xuất nông nghiệp, cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả theo chuỗi giá trị, có cơ chế, chính sách để khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, để người dân có nơi tiêu thụ sản phẩm thúc đẩy tiêu thụ nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Chính phủ có biện pháp kịp thời trong việc chi phối, quản lý, bình ổn giá kịp thời trong quản lý kinh tế.

“Chính phủ tiếp tục có giải pháp phát triển văn hóa - xã hội ngang bằng phát triển kinh tế, để đất nước phát triển toàn diện hơn, hạn chế tệ nạn xã hội, nâng cao đạo đức, mức sống cho Nhân dân. Quan tâm phát triển du lịch phù hợp từng vùng, miền nhằm phát triển kinh tế đất nước”, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang kiến nghị.

Quan tâm thời gian rút bảo hiểm xã hội của công nhân lao động sớm hơn quy định

Đối với bảo hiểm xã hội, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang kiến nghị, Chính phủ quan tâm đến vấn đề thời gian rút bảo hiểm xã hội của công nhân lao động sớm hơn thời gian quy định là 12 tháng. Vì trong 12 tháng, họ sẽ gặp khó khăn chờ để nhận bảo hiểm xã hội 1 lần. “Người lao động nghỉ việc đã khó khăn rồi, chờ đến 12 tháng thì chồng chất khó khăn hơn. Khi hỗ trợ thất nghiệp không đủ cho chi phí của người lao động hoặc Chính phủ cần có thêm chính sách hỗ trợ công nhân lao động bị giãn việc, mất việc như: Chính sách hỗ trợ thuê nhà trọ, hỗ trợ tiền điện, chuyển đổi nghề,... trong lúc người lao động bị mất việc như hiện nay”, đại biểu Lê Thị Thanh Lam đề xuất thêm.

 

GIA NGUYỄN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Tin tưởng và kỳ vọng sẽ hoàn thành tốt 15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội

06:12 06/12/2024

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa qua, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã chuyển tải tâm tư nguyện vọng của cử tri và Nhân dân cả nước.

Cần có lộ trình giải quyết kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng

18:31 28/11/2024

Phát biểu sau buổi thảo luận về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xác định các trọng tâm, trọng điểm và lộ trình giải quyết, trả lời kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng.

Quốc hội đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ triệt phá 100% tụ điểm ma túy

16:03 27/11/2024

Đến năm 2030 phát hiện và triệt phá 100% các điểm, tụ điểm phức tạp, đối tượng bán lẻ về ma túy và 100% diện tích trồng trái phép cây có chứa chất ma túy.

Tổng Thanh tra Chính phủ: Phải khắc phục tệ “tham nhũng vặt”

15:57 26/11/2024

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh, tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở, khắc phục tệ “tham nhũng vặt” và tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.

Tuần làm việc cuối cùng kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về phòng, chống tham nhũng, vi phạm pháp luật

14:03 25/11/2024

Bắt đầu từ hôm nay 25-11, Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 8.

Vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội được cử tri Hậu Giang gửi đến Kỳ họp thứ 8

07:04 22/11/2024

Trong báo cáo gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phản ánh những vấn đề nổi bật mà cử tri và Nhân dân gửi gắm,

Cần có quy định bảo vệ nhà giáo, giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường

15:47 20/11/2024

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong dự án Luật cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy. Điều này cũng góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường.

Những vấn đề được cử tri quan tâm kiến nghị bộ, ngành liên quan

08:12 15/11/2024

Xem xét việc mở rộng quy định về nghỉ phép cho người lao động có con từ 7 đến dưới 16 tuổi ốm đau, cũng như cho phép họ được nghỉ để chăm sóc con bệnh mà vẫn được hưởng lương; sớm ban hành hướng dẫn về hạn mức chỉ định thầu theo Luật Đấu thầu… Đó là những vấn đề được cử tri Hậu Giang đặc biệt quan tâm và gửi đến các bộ, ngành liên quan.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

15:46 13/11/2024

Với 428/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, sáng 13/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 (trong đó, có một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước).

Góp nhiều ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

17:41 08/11/2024

Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiều vấn đề từ cơ sở được thảo luận

10:38 10/12/2024

Trong phiên họp thứ hai (thảo luận tổ) kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh, đại biểu đã nêu cao tinh thần trách nhiệm phát biểu thảo luận nhiều vấn đề dân sinh và phát triển bền vững tỉnh nhà.

Mừng vì Hậu Giang tiếp tục phát triển - Lạc quan “vươn mình” trong năm 2025

09:06 10/12/2024

Năm 2024, Hậu Giang tiếp tục tạo điểm sáng với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 8,76%, đứng thứ hai vùng đồng bằng sông Cửu Long và xếp thứ hạng cao trong cả nước;

Khởi tố mới 6 vụ tội phạm về tham nhũng, chức vụ

08:50 10/12/2024

(HG) - Phiên họp thứ nhất Kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ 23 (Kỳ họp cuối năm 2024) diễn ra vào ngày 9-12, thông qua 12 báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh, các ban HĐND, các cơ quan tư pháp tỉnh năm 2024 và một số báo cáo chuyên đề.

Tăng tốc tiến độ công trình giao thông trọng điểm

08:48 10/12/2024

Những ngày cuối năm, các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh đang trong giai đoạn hoàn thiện. Bất chấp thời tiết bất lợi, các kỹ sư và công nhân thi công vẫn làm việc với tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”.