Đại biểu Quốc hội bàn nhiều về người tiêu dùng trong nền kinh tế số

Thứ Sáu, ngày 04/11/2022 | 08:23

Trong chương trình nghị sự tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, Quốc hội chia tổ thảo luận nhiều vấn đề, trong đó có các dự thảo luật. Thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi), đại biểu nêu nhiều ý kiến, mong muốn sau khi ban hành, luật sẽ sớm đi vào cuộc sống.

Đại biểu thảo luận tổ về dự thảo Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi).

Cần đồng bộ

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) có 7 Chương, 80 Điều. Dự thảo được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở kế thừa các điều khoản cơ bản của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành; bảo đảm tính tương thích, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện nay, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và bám sát 7 chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 48. Các nhóm chính sách bám sát nhiệm vụ, giải pháp theo yêu cầu của Chỉ thị số 30/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Dự thảo cũng bổ sung một chương mới về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù với tổ chức, cá nhân kinh doanh; sửa đổi khái niệm người tiêu dùng theo hướng xác định chính xác người tiêu dùng là các cá nhân thực hiện giao dịch vì mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân và gia đình; bổ sung quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương; hoàn thiện quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; bổ sung quy định về một số giao dịch đặc thù; hoàn thiện quy định về tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoàn thiện quy định về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh; quy định rõ hơn về trách nhiệm chung và trách nhiệm quản lý ngành của Bộ Công thương, trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố đối với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực được phân công quản lý và tại địa phương...

Thống nhất với sự cần thiết phải sửa Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đại biểu Lê Xuân Thân, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa, cho rằng, luật hiện hành ban hành đã được 12 năm, để theo kịp sự phát triển kinh tế, thương mại và bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng trong tình hình mới, các quy định trong dự thảo luật này cần được sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp.

Để hoàn thiện, đại biểu Lê Xuân Thân đề nghị dự thảo luật cần nghiên cứu, sửa đổi các quy định cho phù hợp với khoản 3 Điều 8 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; khoản 2 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010…

Về khái niệm “người tiêu dùng” quy định tại Điều 3, một số đại biểu đề nghị cần làm rõ, bởi theo Tờ trình của Chính phủ, dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) tập trung bảo vệ người tiêu dùng cá nhân và đối tượng yếu thế, trong khi đó, khái niệm người tiêu dùng có phạm vi rộng, bao gồm cả người tiêu dùng là tổ chức và người tiêu dùng cá nhân.

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, nhấn mạnh, khái niệm “người tiêu dùng” quy định trong luật chưa rõ, chưa phù hợp với điều kiện hiện tại, nhất là với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Người tiêu dùng trong hình thức giao dịch truyền thống có nhiều khác biệt với giao dịch mới như giao dịch trên nền tảng số, giao dịch trên internet, vì vậy cần sửa đổi cho phù hợp hơn.

Đại biểu cũng cho rằng, khái niệm “quyền lợi người tiêu dùng” được coi là linh hồn của luật, nếu không giải thích rõ ràng sẽ không thể áp dụng, không đảm bảo tính khả thi, nhất là các quy định về tư pháp để bảo vệ người tiêu dùng. Chỉ khi xác định được khái niệm quyền lợi người tiêu dùng thì mới đảm bảo tính khả thi, đề nghị ban soạn thảo sửa đổi, bổ sung phù hợp.

Bảo vệ người tiêu dùng trong nền kinh tế số

Một số ý kiến đề nghị xem xét bổ sung quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch mua bán trên sàn thương mại điện tử, mua bán qua mạng cho phù hợp với thực tế, cũng đề nghị xem xét bổ sung quy định đảm bảo nguồn lực cho các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương, đề nghị rà soát lại các giao dịch đặc thù, ngoài việc căn cứ vào cách thức để giao dịch cũng cần rà soát lại những phương thức, cách thức giao dịch khác, đặc biệt là trách nhiệm của bên thứ ba có liên quan trong xu hướng giao dịch thương mại điện tử ngày càng phổ biến.

Đại biểu này bày tỏ mong muốn các quy định về hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được cụ thể và rõ ràng hơn trong bối cảnh ngày càng nhiều giao dịch có yếu tố nước ngoài, nhiều hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam và người tiêu dùng Việt Nam cũng sử dụng các sản phẩm này.

Qua nghiên cứu dự thảo, đại biểu Nguyễn Văn Thuận, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận, nêu ý kiến: Dự thảo quy định rất chặt chẽ và chi tiết các nội dung có liên quan đến các hoạt động giao dịch từ xa (thể hiện qua nội dung các Điều 38, 39, 40); hoạt động cung cấp dịch vụ liên tục (thể hiện qua nội dung các Điều 41, 42); hoạt động bán hàng trực tiếp bao gồm các hình thức bán hàng tận cửa (thể hiện qua nội dung các Điều 43, 44), bán hàng đa cấp (thể hiện qua nội dung các Điều 45, 46) và hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên (Điều 47) nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay vẫn còn rất đông người tiêu dùng chưa thành thạo về công nghệ số để thực hiện giao dịch điện tử trong mua bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; cộng thêm những hạn chế, bất cập của các luật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến các hoạt động này. Do vậy, các hành vi gian dối, lừa đảo thông qua các hình thức bán hàng trên đang diễn ra khá phổ biến, với mức độ ngày càng tinh vi, gây thiệt hại lớn cho người tiêu dùng, đặc biệt là nhóm người tiêu dùng yếu thế và dễ bị tổn thương.

Đại biểu Nguyễn Văn Thuận cho rằng, các hình thức bán hàng tận cửa, bán hàng đa cấp, bán hàng qua mạng (online) hiện nay đang phát triển với quy mô lớn; chủ yếu là các mặt hàng có trị giá cao, cụ thể như hàng thời trang, mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh, thực phẩm, hàng gia dụng, cây cảnh...

Theo đại biểu Nguyễn Văn Thuận, các cơ quan chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh này vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Phần lớn những người kinh doanh dưới hình thức này không đăng ký kinh doanh, không giấy phép kinh doanh, không khai báo doanh thu, không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế... Ngoài hệ lụy phát sinh các hành vi gian dối, lừa gạt, lừa đảo mà nạn nhân thường thuộc về nhóm người tiêu dùng yếu thế, dễ bị tổn thương như đã nêu, các hình thức bán hàng trên đã tạo sự bất bình đẳng đối với các hình thức bán hàng truyền thống, dễ dẫn đến nguy cơ là nơi tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng gian, hàng giả trên thị trường và gây thất thu cho ngân sách nhà nước tương đối lớn.

Với những hệ lụy vừa nêu, đại biểu Nguyễn Văn Thuận cho rằng, dự thảo cần có nội dung liên quan đến việc tăng cường chức năng quản lý nhà nước đối với các hình thức kinh doanh vừa nêu. Đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung các quy định mang tính định hướng về biện pháp chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi gian dối, lừa gạt, lừa đảo trong các nội dung giao dịch đặc thù đã nêu, làm cơ sở pháp lý giúp Chính phủ xây dựng các quy định cụ thể về vấn đề này, nhằm bảo vệ tốt hơn nữa quyền lợi người tiêu dùng, tạo điều kiện phát triển thị trường kinh doanh an toàn, lành mạnh và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Quan tâm đến tính khả thi của luật

Đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó bổ sung nhiều quy định nhằm bảo vệ đối tượng dễ bị tổn thương, bổ sung quy định về một số giao dịch đặc thù… nhưng đại biểu Khuất Việt Dũng, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội bày tỏ băn khoăn về tính khả thi của luật.

Theo đại biểu, mặc dù các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đều được đề cập nhưng các chế tài bảo vệ lại nằm ở các luật khác, do vậy dự thảo luật cần phải lượng hóa một số quy định cụ thể hơn. Nếu không luật hóa trong luật này cần giao các cơ quan chức năng quy định để dễ dàng cập nhật các chế tài bảo vệ sang các luật khác, từ việc xử lý hành chính đến bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng; đồng thời tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật để người dân hiểu rõ và áp dụng trong thực tế.

Đại biểu Khuất Việt Dũng cũng băn khoăn về việc hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong dự thảo luật chỉ quy định chung chung, phần lớn là các quy định khung. Theo đại biểu, công cụ bảo vệ mạnh nhất với người tiêu dùng là cơ quan quản lý nhà nước, tiếp đến mới là các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, Hội Bảo vệ người tiêu dùng.

Theo đánh giá, các ý kiến thảo luận rất thiết thực để Quốc hội hoàn thiện nội dung dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Các nội dung sửa đổi đã đảm bảo phù hợp với xu hướng chung của thời đại, tuy nhiên phải bổ sung thêm nội dung về việc bảo vệ quyền lợi người cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng.

Bộ phận soạn thảo cũng sẽ nghiên cứu, tiếp thu để hoàn thiện dự thảo luật trước khi ban hành về các đề nghị về tiếp tục thể chế hóa cụ thể hơn nữa, bảo đảm tính kịp thời, đầy đủ và toàn diện các nội dung có liên quan trong các văn bản của Đảng mới được ban hành gần đây; rà soát, đối chiếu với các dự thảo luật đang được sửa đổi, bổ sung như Luật Giá, Luật Giao dịch điện tử, tránh chồng chéo, mâu thuẫn…

K.L tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 1-7-2025

05:50 27/06/2025

Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Luật có hiệu lực từ ngày 1-7-2025.

Cần phải tập trung quan tâm sơ kết, tổng kết các chính sách đặc thù thí điểm

07:17 20/06/2025

Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận ở hội trường về phát triển kinh tế - xã hội.

Báo chí quan tâm tuyên truyền thật tốt các sự kiện trọng đại của Đảng, của đất nước

07:16 20/06/2025

Tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí nhân Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị báo chí chuyển tải kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cử tri, Nhân dân tới Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Tình trạng mua, bán hàng giả... đang trở nên nghiêm trọng

18:41 18/06/2025

Đó là một trong những vấn đề “nóng” mà đại biểu và cử tri đều quan tâm được bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, nêu ý kiến thảo luận ở Hội trường Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội vào sáng ngày 18-6.

Đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp giải quyết 2 vấn đề “nóng”

18:00 18/06/2025

Băn khoăn trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại; tình hình đời sống của người lao động trước áp lực tăng giá và thu nhập suy giảm, đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp giải quyết cụ thể đối với 2 vấn đề “nóng” này.

Giải pháp căn cơ để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

17:23 17/06/2025

Đóng góp ý kiến thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, đã nêu một số thực tiễn bất cập và đề xuất việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu môi trường là giải pháp căn cơ để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Quyết định quan trọng của Đảng và Nhà nước

08:24 17/06/2025

Đóng góp dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, đại biểu Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, cho rằng việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc là quyết định quan trọng của Đảng và Nhà nước.

Đảm bảo tính thống nhất về hình thức văn bản bãi bỏ văn bản pháp quy

14:00 13/06/2025

Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thành phố Cần Thơ sau khi hợp nhất giáp An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Vĩnh Long và Biển Đông

09:01 13/06/2025

Hôm qua (ngày 12-6), với 461/465 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày Quốc hội thông qua (12-6).

Chậm nhất đến ngày 1-7-2027 phải hoàn thành việc bố trí vào vị trí việc làm

08:34 06/06/2025

Tiếp tục chương trình phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...