ĐỀ NGHỊ SỬA, BỔ SUNG NHIỀU ĐIỀU, KHOẢN TRONG DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

Thứ Sáu, ngày 23/06/2023 | 16:27

Sáng ngày 23-6, phát biểu tại Hội trường Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), bà Lê Thị Thanh Lam, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh, nhấn mạnh: Sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 là rất cần thiết, nhằm rà soát và điều chỉnh Luật được hoàn thiện hơn.

Bà Lê Thị Thanh Lam, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh, phát biểu tại Hội trường Quốc hội.

Theo bà Lê Thị Thanh Lam, sau gần 10 năm áp dụng, Luật Đất đai phát sinh nhiều nội dung bất cập, vướng mắc, phát sinh nhiều hệ lụy, một số cá nhân và tổ chức lợi dụng kẻ hở của luật để tham nhũng và trục lợi, gây lãng phí, thất thoát tài sản của Nhà nước.

Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh nêu ý kiến: Khoản 7 Điều 3 về giải thích từ ngữ dự thảo quy định: “Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là cá nhân trực tiếp sản xuất và có thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, không được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, tổ chức kinh tế, chính trị xã hội khác”. Trước đây, tại khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định: Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa”. Và Luật Đất đai (sửa đổi) lần này đã bỏ quy định Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa”. Để tránh hiểu nhầm trong quá trình áp dụng Luật và phù hợp với quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ được quy định tại khoản 2 Điều 32 của Hiến pháp năm 2013, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bỏ cụm từ không được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, tổ chức kinh tế, chính trị xã hội khác”, được quy định tại khoản 7 Điều 3 trong dự thảo.

Nêu thêm ý kiến, đại biểu nói tại Điều 5 về người sử dụng đất: Không quy định “cá nhân là người nước ngoài” là đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất;… Tuy nhiên, quy định này còn có điểm chưa phù hợp với các quy định tại các văn bản pháp luật khác, cụ thể tại điểm b khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 quy định, cá nhân là người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua “mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ” và khoản 2 Điều 14 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định “cá nhân là người nước ngoài được thuê các loại bất động sản để sử dụng; được mua, thuê, thuê mua nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở”.

Điều này tuy không mâu thuẫn về nhà và đất nhưng lại chưa phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Kinh doanh bất động sản là “việc mua bán nhà, công trình xây dựng phải gắn với quyền sử dụng đất”. Mặt khác, nếu người nước ngoài chuyển nhượng tài sản là nhà cho người Việt Nam thì người nhận chuyển nhượng có được thừa nhận quyền sử dụng đất không? Vấn đề này cần có sự rà soát, điều chỉnh để bảo đảm phù hợp với quy định của các văn bản khác và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người mua.

Bà Lam còn nêu tại Điều 24, khoản 8 về Quyền của công dân đối với đất đai quy định: “Nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất; mua, bán, nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp là giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật”; đề nghị bổ sung thêm nội dung “bảo lãnh quyền sử dụng đất và cầm cố quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật”, để có căn cứ pháp lý giải quyết khi có xảy ra tranh chấp.

Theo Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, Điều 25 về Quyền tiếp cận thông tin đất đai, chủ thể thực hiện quyền này trong Luật chỉ quy định đối với cá nhân “công dân”. Vậy, với các tổ chức, doanh nghiệp có đất thì theo quy định này có được thực hiện quyền này hay không?

“Nhắc đến thuật ngữ “công dân” thì được hiểu là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam, vậy đối với người nước ngoài sở hữu bất động sản tại Việt Nam thì quyền này thực hiện thế nào? Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người gốc Việt Nam đã có quốc tịch khác... thì họ có được pháp luật bảo đảm quyền tiếp cận thông tin về đất đai hay không? Do đó, tôi đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc làm rõ để thống nhất thực hiện”, bà Lam đề nghị.

Nghiên cứu khoản 5 Điều 72 về Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định: “Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 3 năm liên tục được xác định trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm mà chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải xem xét, đánh giá để tiếp tục thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất năm tiếp theo hoặc hủy bỏ và phải công bố việc tiếp tục thực hiện hoặc hủy bỏ việc thu hồi hoặc hủy bỏ việc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất”, đại biểu này đề nghị điều chỉnh lại thời gian “sau 2 năm và được gia hạn điều chỉnh 1 lần”, để đảm bảo hạn chế ảnh hưởng đến đời sống của người dân; đồng thời những dự án hết thời hạn kế hoạch sử dụng đất và gia hạn mà không thực hiện thì phải tính việc hỗ trợ cho người dân bị thiệt thòi trong khoảng thời gian chưa thực hiện

“Với Điều 75 về Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, tôi đồng tình theo quy định trong Luật nhưng cần xem xét, đảm bảo hài hòa về lợi ích giữa người sử dụng đất, nhà đầu tư và người quản lý, phải đảm bảo đồng thuận việc thu hồi đất và có sự tách bạch rõ ràng từ mục đích sử dụng đất… Nếu dự án nào thực sự vì mục đích công cộng, vì quốc phòng an ninh thì Nhà nước phải thu hồi bằng cơ chế hành chính. Còn đối với các dự án nhà ở xã hội,…các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và ngay cả các đơn vị sự nghiệp công lập đã thực hiện tự chủ về mặt tài chính thì cần thỏa thuận với người sử dụng đất bị thu hồi đất theo cơ chế thị trường” Phó trưởng Đoàn trao đổi thêm.

Đối với hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân tại khoản 2 Điều 173, lãnh đạo Đoàn đề nghị bổ sung thêm 1 điểm: “c) Năng lực, trình độ, quy mô sản xuất nông nghiệp và năng lực tài chính của người sử dụng đất”. Vì việc xác định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phải căn cứ vào các yếu tố gồm điều kiện đất đai và công nghệ sản xuất; chuyển dịch lực lượng lao động, cơ cấu kinh tế; quá trình đô thị hóa là cần thiết. Vì vậy, người nhận chuyển nhượng phải có năng lực tài chính thực sự.

Còn tại khoản 2 Điều 86 về Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất quy định: “Việc bồi thường về đất được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”. Quy định này nêu “bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể được phê duyệt tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường”. Tuy nhiên, việc lập phương án bồi thường chỉ được hoàn chỉnh sau khi có giá đất cụ thể do cơ quan thẩm quyền phê duyệt, sau đó phải trải qua các bước: niêm yết lấy ý kiến người dân, tiếp thu ý kiến, giải trình, hoàn chỉnh phương án. Do đó, việc phê duyệt phương án bồi thường cùng thời điểm phê duyệt giá đất cụ thể là không thể, cần quy định khoảng cách thời gian cụ thể giữa thời gian phê duyệt phương án bồi thường và phê duyệt giá đất cụ thể. Vì vậy, đề xuất quy định “bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp có thẩm quyền quyết định trước ngày phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không quá 6 tháng” .

Về đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung quy định tại khoản 10 Điều 201:  “UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xác định nhu cầu xây dựng khu nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp để tích hợp vào quy hoạch”; bà Lam nói, so với quy định Luật Đất đai hiện hành, quy định trên thiếu sự rõ ràng khi sử dụng cụm từ “Xác định nhu cầu xây dựng”. Mặt khác, vẫn chưa giải quyết được những khó khăn vướng mắc trong quy hoạch, bố trí quỹ đất dành để xây dựng nhà ở công nhân tại khu công nghiệp chưa phù hợp, tương thích với nội dung sửa đổi trong Luật Nhà ở về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải quyết nhà ở cho công nhân khu công nghiệp.

Do vậy, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu sửa đổi theo hướng bố trí quỹ đất phát triển nhà cho công nhân thuê ngay trong khu công nghiệp tương thích với hướng Luật Nhà ở (sửa đổi), coi nhà lưu trú cho công nhân thuê là một hạ tầng thiết yếu của khu công nghiệp.

Cụ thể, sửa khoản 10 Điều 201 Đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung, như sau: “UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xác định rõ diện tích đất để xây dựng khu nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất để tích hợp vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, nông thôn; bố trí quỹ đất, giao đất để lực lượng Công an nhân dân đảm bảo an ninh trật tự đối với khu công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung, trong khu công nghiệp được bố trí nhà lưu trú công nhân tại phần diện tích đất dịch vụ của khu công nghiệp”.

Bởi theo bà Lê Thị Thanh Lam, thực tiễn cho thấy việc xây nhà lưu trú cho công nhân tại khu công nghiệp mang lại nhiều lợi ích; giảm chi phí đi lại cho công nhân và doanh nghiệp; giảm ùn tắc giao thông; tiện lợi cho tổ chức sản xuất, nhất là khi có dịch bệnh, thiên tai,…

T.THỨC lược ghi

Viết bình luận mới

Xem thêm

Kiến nghị các chế độ cho giáo viên

08:19 20/12/2024

Cử tri Hậu Giang có nhiều kiến nghị đến bộ, ngành liên quan về các vấn đề liên quan đến chế độ dành cho giáo viên.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh thông điệp kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

13:58 14/12/2024

(HG) – Sáng ngày 14-12, tại Hội trường Trung tâm hành chính thành phố Vị Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang có buổi tiếp xúc hơn 350 cử tri thành phố Vị Thanh và huyện Vị Thủy sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Tin tưởng và kỳ vọng sẽ hoàn thành tốt 15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội

06:12 06/12/2024

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa qua, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã chuyển tải tâm tư nguyện vọng của cử tri và Nhân dân cả nước.

Cần có lộ trình giải quyết kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng

18:31 28/11/2024

Phát biểu sau buổi thảo luận về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xác định các trọng tâm, trọng điểm và lộ trình giải quyết, trả lời kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng.

Quốc hội đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ triệt phá 100% tụ điểm ma túy

16:03 27/11/2024

Đến năm 2030 phát hiện và triệt phá 100% các điểm, tụ điểm phức tạp, đối tượng bán lẻ về ma túy và 100% diện tích trồng trái phép cây có chứa chất ma túy.

Tổng Thanh tra Chính phủ: Phải khắc phục tệ “tham nhũng vặt”

15:57 26/11/2024

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh, tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở, khắc phục tệ “tham nhũng vặt” và tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.

Tuần làm việc cuối cùng kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về phòng, chống tham nhũng, vi phạm pháp luật

14:03 25/11/2024

Bắt đầu từ hôm nay 25-11, Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 8.

Vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội được cử tri Hậu Giang gửi đến Kỳ họp thứ 8

07:04 22/11/2024

Trong báo cáo gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phản ánh những vấn đề nổi bật mà cử tri và Nhân dân gửi gắm,

Cần có quy định bảo vệ nhà giáo, giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường

15:47 20/11/2024

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong dự án Luật cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy. Điều này cũng góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường.

Những vấn đề được cử tri quan tâm kiến nghị bộ, ngành liên quan

08:12 15/11/2024

Xem xét việc mở rộng quy định về nghỉ phép cho người lao động có con từ 7 đến dưới 16 tuổi ốm đau, cũng như cho phép họ được nghỉ để chăm sóc con bệnh mà vẫn được hưởng lương; sớm ban hành hướng dẫn về hạn mức chỉ định thầu theo Luật Đấu thầu… Đó là những vấn đề được cử tri Hậu Giang đặc biệt quan tâm và gửi đến các bộ, ngành liên quan.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Điểm tin sáng 22-12: Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về mã độc lây nhiễm qua thiết bị lưu trữ

06:00 22/12/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Mở rộng dạy chương trình tích hợp nước ngoài ở Việt Nam; Công bố 10 sự kiện của ngành tài nguyên và môi trường; EU xây hệ thống vệ tinh 11,1 tỉ USD cạnh tranh với Starlink; Loài sóc ăn chay bỗng thành 'vua' săn chuột.

Thành phố Ngã Bảy hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu kinh tế - xã hội

17:00 21/12/2024

(HG) - Chiều ngày 20-12, Đoàn công tác của Tỉnh ủy do bà Phạm Thị Phượng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, làm Trưởng đoàn có buổi làm việc định kỳ với Thành ủy Ngã Bảy về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng Đảng năm 2024,

Phát hiện nhóm đối tượng sử dụng ma túy

17:00 21/12/2024

(HG) - Khoảng 13 giờ 30 phút ngày 20-12, nhận tin báo từ quần chúng nhân dân, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và ma túy,

Vụ gas Chín Thảo, tiếp tục hoãn xét xử do vắng mặt nhiều người

16:59 21/12/2024

(HG) - Sáng ngày 20-12, Tòa án nhân dân thành phố Vị Thanh mở phiên tòa sơ thẩm lần thứ 3 xét xử vụ sản xuất, buôn bán hàng giả xảy ra tại Doanh nghiệp tư nhân gas Chín Thảo.