Đổi mới hoạt động giám sát của Quốc hội theo hướng hội nhập sâu hơn

Thứ Hai, ngày 29/07/2024 | 16:40

Theo dự kiến, tháng 9-2024 tại TP Hà Nội, lần đầu tiên Quốc hội tổ chức “Diễn đàn về hoạt động giám sát tối cao”. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, TS Nguyễn Sĩ Dũng (ảnh), nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng đây là sáng kiến rất hay, đặc biệt trong bối cảnh còn có những ý kiến khác nhau liên quan đến khái niệm giám sát của Quốc hội.

PHÓNG VIÊN: Thưa ông, diễn đàn lần này sẽ hướng đến đổi mới hoạt động giám sát ra sao?

TS NGUYỄN SĨ DŨNG: Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới có đề ra nhiệm vụ liên quan đến hoạt động giám sát của Quốc hội.

Theo nghị quyết này, những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến hoạt động giám sát của Quốc hội như phạm vi, đối tượng, phương pháp, hình thức giám sát… cần được xác định rõ hơn và phù hợp hơn với thực tiễn.

Thực tiễn ở các nước, phạm vi, đối tượng giám sát của Quốc hội hẹp hơn so với của Quốc hội nước ta khá nhiều. Ngay cả phương pháp, hình thức giám sát của họ cũng có những điểm rất khác với của chúng ta.

Vì vậy theo tôi, những đổi mới trong hoạt động giám sát của Quốc hội nước ta cần được triển khai theo hướng hội nhập sâu hơn với các chuẩn mực của thế giới.

Để làm cơ sở đánh giá toàn diện về hoạt động giám sát của Quốc hội, theo ông, đâu là nội dung cần quan tâm?

Trước hết là khung pháp lý và thể chế, trong đó xem xét các quy định của Hiến pháp và pháp luật xác định và trao quyền cho hoạt động giám sát của Quốc hội. Đồng thời, đánh giá tần suất, chất lượng các cuộc tranh luận và câu hỏi đặt ra cho nhánh hành pháp trong các phiên họp Quốc hội.

Bên cạnh đó, xem xét hiệu quả của các phiên giải trình của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban, các báo cáo và khuyến nghị giám sát. Một vấn đề nữa đó là đánh giá tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin trong quá trình giám sát. Chẳng hạn, đánh giá kết quả, trách nhiệm giải trình và khả năng phản hồi của Chính phủ, như việc thực hiện chính sách và chương trình tốt hơn không, nếu không thì lý do là gì...

Đi cùng với đó, tôi cho rằng cần quan tâm đánh giá cơ chế phản hồi về mức độ hiệu quả của giám sát của Quốc hội. Bằng cách đánh giá có hệ thống các yếu tố, chúng ta có thể đo lường mức độ hiệu quả của giám sát của Quốc hội và xác định các lĩnh vực cần củng cố chức năng quan trọng này của cơ quan lập pháp.

Một phiên họp của Quốc hội khóa XV trong kỳ họp thứ 7 vừa qua. Ảnh: QUANG PHÚC

Theo ông, diễn đàn tới đây cần quan tâm đến vấn đề cốt lõi nào trong hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với nghị viện các nước và tổ chức quốc tế?

Việc xây dựng mạng lưới kết nối giữa Quốc hội Việt Nam với các nghị viện và các tổ chức quốc tế có thể thúc đẩy hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong giám sát. Theo tôi, đó là chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn giúp các quốc gia học hỏi lẫn nhau về cách thức giám sát hiệu quả.

Trong đó, hỗ trợ kỹ thuật cho nhau trong việc phát triển các công cụ giám sát, như hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và các phần mềm quản lý. Các chương trình đào tạo và phát triển năng lực dành cho các đại biểu Quốc hội, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác Quốc hội để giúp nâng cao kỹ năng và kiến thức cần thiết cho công tác giám sát của Quốc hội.

Cần sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Là người gắn bó lâu năm với Quốc hội, ông có hiến kế, góp ý cụ thể nào?

Nói hiến kế và góp ý cho Quốc hội thì to tát quá. Nhưng theo thiển ý của tôi, chúng ta nên sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm và các chuẩn mực phổ quát của thế giới.

VĂN MINH thực hiện/sggp.org.vn

Xem thêm

Cần có lộ trình giải quyết kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng

18:31 28/11/2024

Phát biểu sau buổi thảo luận về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xác định các trọng tâm, trọng điểm và lộ trình giải quyết, trả lời kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng.

Quốc hội đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ triệt phá 100% tụ điểm ma túy

16:03 27/11/2024

Đến năm 2030 phát hiện và triệt phá 100% các điểm, tụ điểm phức tạp, đối tượng bán lẻ về ma túy và 100% diện tích trồng trái phép cây có chứa chất ma túy.

Tổng Thanh tra Chính phủ: Phải khắc phục tệ “tham nhũng vặt”

15:57 26/11/2024

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh, tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở, khắc phục tệ “tham nhũng vặt” và tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.

Tuần làm việc cuối cùng kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về phòng, chống tham nhũng, vi phạm pháp luật

14:03 25/11/2024

Bắt đầu từ hôm nay 25-11, Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 8.

Vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội được cử tri Hậu Giang gửi đến Kỳ họp thứ 8

07:04 22/11/2024

Trong báo cáo gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phản ánh những vấn đề nổi bật mà cử tri và Nhân dân gửi gắm,

Cần có quy định bảo vệ nhà giáo, giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường

15:47 20/11/2024

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong dự án Luật cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy. Điều này cũng góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường.

Những vấn đề được cử tri quan tâm kiến nghị bộ, ngành liên quan

08:12 15/11/2024

Xem xét việc mở rộng quy định về nghỉ phép cho người lao động có con từ 7 đến dưới 16 tuổi ốm đau, cũng như cho phép họ được nghỉ để chăm sóc con bệnh mà vẫn được hưởng lương; sớm ban hành hướng dẫn về hạn mức chỉ định thầu theo Luật Đấu thầu… Đó là những vấn đề được cử tri Hậu Giang đặc biệt quan tâm và gửi đến các bộ, ngành liên quan.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

15:46 13/11/2024

Với 428/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, sáng 13/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 (trong đó, có một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước).

Góp nhiều ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

17:41 08/11/2024

Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).

Người có ảnh hưởng sẽ bị siết hoạt động quảng cáo

15:59 08/11/2024

Người có ảnh hưởng phải chứng minh đã sử dụng mỹ phẩm, thực phẩm trước khi đăng tải ý kiến cá nhân lên mạng xã hội, theo dự thảo sửa đổi Luật Quảng cáo.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo cho Kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm

21:51 03/12/2024

(HG) - Sáng ngày 3-12, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì phiên họp Thường trực HĐND tỉnh tháng 12-2024.

Phát động Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam

21:49 03/12/2024

(HG) - Ngày 3-12, Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển tỉnh đã phối hợp với Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển huyện Vị Thủy, tổ chức Lễ Mít-tinh - Diễu hành phát động Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26-12 năm 2024.

Khẩn trương giải ngân nguồn vốn đầu tư công nước ngoài năm 2024

21:48 03/12/2024

(HG) - Chiều ngày 3-12, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố cả nước về tình hình giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài các tháng cuối năm 2024.

Cục Quản lý thị trường Hậu Giang tạm giữ trên 2.000 sản phẩm “túi mù” không có hóa đơn chứng từ

08:26 03/12/2024

(HG) - Đội Quản lý thị trường số 1, thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang vừa tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh hàng hóa tại khu vực 1, phường I, thành phố Vị Thanh. Qua kiểm tra thực tế, Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở bày bán trên 2.000 sản phẩm “túi mù” các loại. Toàn bộ số hàng hóa là sản phẩm “túi mù” có nhãn bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn bằng tiếng Việt Nam và hàng hóa không thể hiện đơn vị chịu trách nhiệm đối với hàng hóa; đồng thời chủ cơ sở kinh doanh không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Đoàn kiểm tra của Cục Quản lý thị trường Hậu Giang tiến hành lập biên bản tạm giữ, niêm phong toàn bộ hàng hóa nêu trên để xử lý theo quy định của pháp luật.