Góp nhiều ý kiến dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số

Thứ Sáu, ngày 09/05/2025 | 17:30

Chiều ngày 9-5, tại Nhà Quốc hội, trong phiên thảo luận góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, bày tỏ thống nhất với những nội dung quy định của dự thảo Luật, tuy nhiên, để Luật sau khi có hiệu lực thi hành phù hợp với thực tế cuộc sống, bà Lam có các góp ý thêm.

Bà Lê Thị Thanh Lam phát biểu góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.

Quan tâm phát triển bền vững trong công nghiệp công nghệ số

Cụ thể quy định hợp tác quốc tế về công nghiệp công nghệ số, bà Lê Thị Thanh Lam đề nghị bổ sung một khoản quy định cơ chế thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp công nghệ số tại Việt Nam. Trong đó, cần thành lập bộ phận phụ trách đầu tư nước ngoài về công nghiệp công nghệ số, thuộc Cục Đầu tư nước ngoài Bộ Tài chính, nhằm mục đích trở thành đầu mối chính làm việc với nhà đầu tư nước ngoài về công nghiệp công nghệ số, hỗ trợ cung cấp thông tin về ngành, chính sách, các ưu đãi của Chính phủ, giải đáp thắc mắc của nhà đầu tư, cũng như là cầu nối giữa nhà đầu tư và địa phương.

“Đối với các hành vi bị nghiêm cấm, tôi đề nghị xem xét viết lại: “Cản trở hoạt động hợp pháp hoặc hỗ trợ hoạt động bất hợp pháp công nghiệp công nghệ số của tổ chức, cá nhân; đề nghị bổ sung một khoản quy định: “Đánh cắp, tiết lộ trái phép thông tin bí mật, phát tán virus, phần mềm độc hại”, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, trao đổi.

Tại Điều 12 dự thảo, bà Lê Thị Thanh Lam đề nghị bổ sung thêm một điểm quy định trong khoản 2 là “Kinh doanh sản phẩm dịch vụ công nghệ số”.

Quy định sản phẩm, dịch vụ công nghệ số hạn chế chuyển giao theo Điều 14, đại biểu này cũng có những đề xuất cụ thể bổ sung thêm một khoản quy định: Tổ chức, cá nhân Việt Nam bán, xuất khẩu, chuyển giao sản phẩm, dịch vụ công nghệ số bị hạn chế chuyển giao hoặc quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ này khi chuyển giao cho đối tác nước ngoài phải được chấp thuận bởi Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Việc quy định như trên là phù hợp thực tế nếu các tổ chức, cá nhân muốn chuyển giao sản phẩm công nghệ số bị hạn chế cho đối tác thì cần phải được sự đồng ý của của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Trong khi đó, quy định tại khoản 3 Điều 15 dự thảo, bà Lam đề nghị thay cụm từ “ưu tiên” thành “khuyến khích”, “tạo điều kiện thuận lợi” cho phù hợp thực tế. “Bởi vì, hiện nay các đề tài khoa học cấp cơ sở được thực hiện qua hình thức xét chọn, do đó nếu ưu tiên hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ số đăng ký các đề tài khoa học thì sẽ gây bất cập, vướng mắc’, đại biểu lý giải thêm.

Quan tâm đến phát triển bền vững trong công nghiệp công nghệ số tại khoản 1 Điều 34, Phó Trưởng Đoàn trao đổi sâu nhằm hoàn thiện hơn. Cụ thể, đề nghị bổ sung cụm từ “Đồng thời đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế, xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững cho thế hệ hiện tại và tương lai” vào sau cụm từ “thân thiện với môi trường”.

Như vậy, khoản 1 Điều 34 sau hoàn thiện là: “1. Nhà nước có cơ chế hỗ trợ, ưu tiên áp dụng các quy trình tái sử dụng, tái chế, tái sản xuất, sửa chữa và chia sẻ nhằm tạo ra các vòng lặp kín cho tài nguyên sử dụng trong hoạt động công nghiệp công nghệ số, giúp bảo tồn nguồn tài nguyên và làm giảm các tác động ô nhiễm đến môi trường; có cơ chế ưu tiên thuê, mua sắm, đặt hàng đối với sản phẩm, dịch vụ công nghệ số thân thiện với môi trường. Đồng thời, đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế, xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững cho thế hệ hiện tại và tương lai”.

Vấn đề quản lý hệ thống trí tuệ nhân tạo

Khoản 1 Điều 46 quy định: Hệ thống trí tuệ nhân tạo rủi ro cao là hệ thống trí tuệ nhân tạo có khả năng gây ra những rủi ro, tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe con người, quyền và lợi ích của con người, lợi ích công cộng và trật tự, an toàn xã hội, trừ hệ thống trí tuệ nhân tạo quy định tại khoản 2 Điều này.

Với quy định như vậy, bà Lam cho rằng không đưa ra được như thế nào là rủi ro, tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân. Chưa đưa ra được giới hạn cụ thể về khả năng tác động, số lượng người dùng, lượng tính toán tích lũy để huấn luyện, định nghĩa về hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao được quy định như trên chưa cụ thể, chưa rõ ràng, dẫn đến khó triển khai thực hiện khi Luật có hiệu lực thi hành.

“Vì vậy, tôi đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc không nên điều chỉnh các công nghệ một cách cụ thể, ví dụ như công nghệ trí tuệ nhân tạo, mà nên tập trung vào quản lý việc sử dụng các công nghệ đó. Tôi đề nghị cần xác định rõ ràng các tiêu chí để xác định hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao và chỉ nên được hạn chế ở một số hệ thống trí tuệ nhân tạo nâng cao hoặc tiên tiến. Đồng thời, cần tham khảo quy định quốc tế về tiêu chuẩn”, bà Lam nhấn mạnh.

Liên quan đến trách nhiệm các chủ thể trong hoạt động phát triển, cung cấp, phát triển và sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo trong dự thảo, theo đại biểu, các khoản, điểm đặt ra trách nhiệm giám sát rất nặng nề đối với nhà phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo, điều này có thể là không khả thi trên thực tế gây cản trở cho hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, trong trường hợp các nhà phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo sử dụng công nghệ có mã nguồn mở, họ sẽ không ở vị trí phù hợp về mặt kỹ thuật để tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ nói trên.

Bên cạnh các nghĩa vụ nêu trên liên quan đến dữ liệu thông tin cá nhân, nhà phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo còn có nghĩa vụ bảo vệ quyền riêng tư, thông tin cá nhân; giải quyết kịp thời các tra cứu, sao chép, bổ sung, xóa thông tin cá nhân theo quy định trong dự thảo. Cả hai nghĩa vụ này đều có nội dung điều chỉnh vấn đề về dữ liệu cá nhân, vốn thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định số 13/2023/NĐ-CP quy định về dữ liệu cá nhân, các nghĩa vụ này không thể phù hợp, mâu thuẩn với các quy định hiện hành. “Từ những cơ sở nêu trên, tôi đề nghị sửa đổi theo hướng loại bỏ các trách nhiệm liên quan đến dữ liệu cá nhân để tránh tình trạng trùng lập, mâu thuẫn với các quy định tại Nghị định số 13.

Bà Lê Thị Thanh Lam: Đề nghị Ban soạn thảo cần thống nhất quy định đối tượng được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân. Đối với thương mại điện tử và giao dịch điện tử, cần có quy định về quyền lợi người tiêu dùng khi mua bán trên nền tảng số. Bảo vệ các doanh nghiệp trong nước trước sự cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài; ngăn chặn tình trạng độc quyền nền tảng số, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Quy định về chống thao túng dữ liệu và thuật toán nhằm kiểm soát quyền lực của các tập đoàn công nghệ lớn.

 

T.THỨC – M.XUYÊN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Sửa Hiến pháp để tạo nền tảng cho bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả là chủ trương hợp lòng dân

08:32 09/05/2025

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội vừa tổ chức thảo luận tại tổ về: Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013;

Cần nghiêm cấm nhà giáo quảng cáo hoạt động giáo dục chưa được kiểm chứng

14:27 07/05/2025

Góp ý kiến thảo luận ở Hội trường Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, đề nghị bổ sung thêm quy định nghiêm cấm nhà giáo quảng cáo hoạt động giáo dục trên mạng xã hội chưa được kiểm chứng hoặc sai sự thật, làm ảnh hưởng đến ngành giáo dục.

Bước tiến quan trọng trong thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

10:19 07/05/2025

Tại thảo luận tổ đóng góp ý kiến Dự án Luật Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN, ĐMST), ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, bày tỏ nhất trí với sự cần thiết ban hành đạo luật trên, điều này đã kịp thời luật hóa các nội dung quan trọng của Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị

Đề nghị có chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức phải di chuyển nơi ở khi sáp nhập tỉnh

16:27 05/05/2025

Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị sớm ban hành chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức phải di chuyển nơi ở đến làm việc ở trung tâm hành chính mới.

Tin tưởng và kỳ vọng

07:56 05/05/2025

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 5-5. Cử tri cả nước kỳ vọng vào nhiều nội dung quan trọng như: sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013; sắp xếp đơn vị hành chính các cấp theo tinh thần Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng…

Cử tri kiến nghị sớm tháo gỡ vướng mắc kéo dài tại các dự án “treo”

09:10 25/04/2025

Trước những dự án chậm tiến độ hoặc vướng mắc kéo dài như chợ Cầu Móng ở huyện Phụng Hiệp và Khu đô thị mới Vị Thanh của Tập đoàn FLC, cử tri kiến nghị tỉnh sớm tháo gỡ để ổn định đời sống, phát triển kinh tế địa phương.

Nhiều công trình giao thông được cử tri kiến nghị sửa chữa, nâng cấp

07:28 18/04/2025

Vừa qua, cử tri các huyện, thị xã, thành phố gửi nhiều nội dung kiến nghị đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường, cây cầu nhằm đảm bảo an toàn, thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.

Trả lời kiến nghị của cử tri

05:39 11/04/2025

Tổng Liên đoàn Lao động, Bộ Nội vụ vừa có các văn bản trả lời kiến nghị của cử tri Hậu Giang về thời gian tham gia hoạt động công đoàn của cán bộ công đoàn cơ sở và một số vấn đề xung quanh Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Sẽ sớm hoàn thiện hệ thống đường dẫn cầu đảm bảo an toàn giao thông

18:35 03/04/2025

Trước khi hợp nhất vào Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản trả lời ý kiến cử tri Hậu Giang về công tác quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh nhằm giúp công tác quản lý nhà nước ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của xã hội và người dân.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 5-5: Quyết định các nội dung cấp thiết phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy

15:43 01/04/2025

Chiều 31-3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 10/5/2025

18:12 09/05/2025

Để đảm bảo cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân, EVN đã và đang thực hiện theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2025, trong đó tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm năm 2025 dự kiến khoảng 12,2%, tổng sản lượng điện toàn hệ thống năm 2025 tăng thêm khoảng 33,6 tỷ kWh so với năm 2024.

Góp nhiều ý kiến dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số

17:30 09/05/2025

Chiều ngày 9-5, tại Nhà Quốc hội, trong phiên thảo luận góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, bày tỏ thống nhất với những nội dung quy định của dự thảo Luật,

BHXH, BHYT: Đảm bảo an sinh xã hội, vì hạnh phúc mọi nhà

16:49 09/05/2025

Công tác bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của Nhân dân và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Công đoàn các cơ quan Đảng phát động Tháng công nhân năm 2025 và tổ chức hoạt động chào mừng

16:41 09/05/2025

(HGO) - Ngày 9-5, Công đoàn các cơ quan Đảng tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025. Qua đó, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của đoàn viên, người lao động.