Góp nhiều ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Thứ Sáu, ngày 08/11/2024 | 17:41

Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi). Tham gia phát biểu, ông Lê Minh Nam, Ủy viên Thường trực, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Hậu Giang, trao đổi: Cần có thêm các cơ chế ưu đãi, khuyến khích khác giúp doanh nghiệp lựa chọn giải pháp tăng nhu cầu tiêu thụ điện vào khung giờ thấp điểm.

Ông Lê Minh Nam, Ủy viên Thường trực, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, phát biểu tại Kỳ họp.

Về chiến lược phát triển thị trường tiêu dùng điện thông minh

Ông Lê Minh Nam đề cập, cần nghiên cứu quy định để kiểm soát và quản trị hiệu quả việc đầu tư các dự án nguồn điện, theo đó, yêu cầu lựa chọn loại hình, công nghệ, quy mô, suất đầu tư các dự án nguồn điện phải tính toán cân đối về cơ cấu, xu hướng, lộ trình, giải pháp thay thế, chi phí cơ hội, tỷ lệ hoàn vốn kỹ lưỡng để việc đầu tư đạt hiệu quả tổng thể, tối ưu, dài hạn.

Bởi lẽ theo đại biểu, khi đã chấp nhận đầu tư và ký hợp đồng mua bán điện đối với một nhà máy thì chúng ta phải thực hiện cam kết mua điện theo phương án đầu tư đã thống nhất. Trong bối cảnh hiện nay, có thể chỉ sau khi huy động nguồn điện một thời gian ngắn, nếu tiến bộ khoa học đưa ra công nghệ mới với năng suất, hiệu suất cao, suất đầu tư thấp chúng ta cũng không dễ đưa vào thay thế cho nguồn điện đã ký trước đó để giảm yếu tố chi phí đầu vào…

Như vậy, việc tính toán hiệu quả tổng thể phải được xem xét thận trọng trên các khía cạnh tác động kinh tế- kỹ thuật- môi trường- xã hội, thực hiện các cam kết quốc tế và cam kết với các nhà đầu tư,... Đồng thời phải tính toán để chủ động ứng phó với những tình huống bất lợi nếu có xảy ra.

Ủy viên Thường trực, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cũng trao đổi, bên cạnh việc ưu tiên đầu tư nguồn điện, Nhà nước cần có chiến lược, giải pháp để thực hiện vai trò quản lý, điều tiết nhằm quản trị hiệu quả đối với đối tượng là khách hàng sử dụng điện. Cho dù chúng ta đã có Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả số 50 năm 2010; đồng thời, Điều 94, 95, 96 dự thảo Luật có quy định tiết kiệm điện trong các khâu phát điện, truyền tải, phân phối và sử dụng điện. Tuy nhiên, phần lớn quy định chỉ nêu yêu cầu, trách nhiệm chung, phạm vi điều chỉnh hẹp đối với các đơn vị, tổ chức mà chưa xác định đầy đủ cụ thể trách nhiệm, vai trò, giải pháp điều tiết trên phạm vi tổng thể quản lý Nhà nước, đặc biệt đối với đối tượng sử dụng điện;

Vì vậy, ông Lê Minh Nam đề nghị cần có quy định cụ thể để xây dựng chiến lược phát triển thị trường tiêu dùng điện thông minh thông qua việc loại bỏ đối tượng sử dụng điện kém hiệu quả, giúp giảm bớt áp lực đầu tư nguồn cung phát điện; tôi cho rằng trong mối quan hệ cung cầu rất đặc biệt của thị trường điện lực cần phải coi việc tiết giảm tiêu dùng với đối tượng sử dụng điện không hợp lý, kém hiệu quả cũng quan trọng tương đương việc nỗ lực bổ sung nguồn phát điện.

Theo đó, cần tăng cường sử dụng chính sách ưu đãi đầu tư với loại hình sản xuất, kinh doanh tiết kiệm điện/cơ cấu lại để hạn chế, loại bỏ các ngành nghề sử dụng nhiều điện mà không hiệu quả, không thuộc lĩnh vực cần khuyến khích. Thực tế, một số lĩnh vực có nhu cầu sử dụng điện rất lớn như sản xuất thép, xi măng với công nghệ cũ - chỉ một nhà máy đã ngốn lượng điện của cả một nhà máy phát điện công suất vừa... điều này không chỉ tốn điện còn tác động xấu đến môi trường nên cần có chính sách điều tiết.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần đưa tiêu chí sử dụng năng lượng hiệu quả khi phê duyệt các dự án đầu tư có sử dụng nhiều điện giúp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả theo định hướng chiến lược, có kiểm soát một cách chủ động.

Đề nghị nghiên cứu quy định giúp điều tiết hành vi sử dụng điện theo hướng phân bổ khung thời gian sử dụng điện hợp lý. Hiện nay, việc quy định bán điện giá thấp cho khung giờ thấp điểm đã và đang thúc đẩy các doanh nghiệp  điều chỉnh hành vi sử dụng điện chuyển dịch vào các khung giờ thấp điểm, qua đó giúp giảm chênh lệch công suất giữa giờ cao điểm và giờ thấp điểm của biểu đồ phụ tải hệ thống điện để mang lại hiệu quả tối ưu. Việc điều chỉnh cơ cấu thời điểm sử dụng điện phân bổ đều trong ngày rất cần thiết, không để tình trạng phải đầu tư thêm nhà máy điện để gồng lên đáp ứng nhu cầu cao trong khoảng 5 tiếng trong giờ cao điểm, còn lại nằm chờ trong khoảng thời gian thấp điểm từ 22g đến 5 giờ sáng ngày hôm sau, tạo nên lãng phí nguồn lực từ hệ thống.

“Theo tôi biết, trong thời điểm thấp điểm và không huy động công suất thì các Nhà máy điện cũng không thể tắt máy nằm chờ mà vẫn phải vận hành không tải để sẵn sàng cung cấp khi được huy động. Vì vậy, cần có thêm các cơ chế ưu đãi, khuyến khích khác giúp doanh nghiệp lựa chọn giải pháp tăng nhu cầu tiêu thụ điện vào khung giờ thấp điểm ví dụ như ứng dụng công nghệ tự động hoá, điều chỉnh, cải thiện quy trình sản xuất, bố trí làm thêm vào ban đêm và tạo các điều kiện thuận tiện khác để người sử dụng điện điều chỉnh thời điểm sử dụng điện giúp người sử dụng tiết giảm chi phí và hệ thống đạt hiệu quả tối ưu” ông Lê Minh Nam thông tin cụ thể.

Đại biểu này nhấn mạnh thêm: Những gợi ý chính sách trên cần ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung vào Điều 5 Chính sách của Nhà nước về phát triển điện lực và rà soát, bổ sung các quy định về giải pháp để thực hiện chính sách đó.

Cân nhắc kỹ lưỡng khi điều chỉnh giá điện

Ủy viên Thường trực, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội trao đổi thêm: Luật Giá số 16 năm 2023 quy định Áp dụng Luật Giá và pháp luật có liên quan tại điểm c, khoản 4, Điều 3; quy định về hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá tại khoản 4 Điều 21 thì định giá Điện (bán lẻ, bán buôn); các dịch vụ về điện được thực hiện theo quy định của pháp luật về điện lực. Như vậy, tôi đề nghị rà soát, điều chỉnh, bổ sung Điều 3. Áp dụng pháp luật và điều 86, 87, 88 dự thảo quy định về việc định giá điện và dịch vụ về điện để sao cho cho quy định đảm bảo đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, đáp ứng yêu cầu về phương pháp, hình thức, thẩm quyền, trách nhiệm định giá vì giá bán điện tiêu dùng có thông số tổng hợp theo các khâu của quy trình từ sản xuất, truyền tải đến tiêu thụ. Đặc biệt, trong thực tiễn khi điều chỉnh giá điện thường có tác động rất lớn đến tình hình kinh tế, xã hội cần phải cân nhắc kỹ, vì vậy nếu không quy định cụ thể, rõ ràng dễ tạo nên những vướng mắc, hoặc khó khả thi khi triển khai thực hiện.

Đại biểu Lê Minh Nam còn nói thêm, tại dự thảo Luật hiện quy định về ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích ở một số điều, khỏan cụ thể, tuy nhiên nhiều nội dung không rõ đối tượng, hình thức, mức độ ưu đãi và tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật liên quan để đảm bảo khả thi, hiệu quả.

Ông điển hình như dự thảo Luật đang quy định tại khoản 4 Điều 39 thì điện gió được miễn tiền thuê khu vực biển, miễn tiền sử dụng đất trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng đến thời điểm nhà máy vận hành phát điện, hoặc được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tại mức cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế nhưng tại các văn bản Luật thuế cũng như dự thảo sửa đổi đang được xem xét cũng chưa thấy đề cập cụ thể làm cơ sở áp dụng. Tương tự, còn một số nội dung quy định liên quan đến quy hoạch, đầu tư, đấu thầu còn có điểm chưa đồng bộ, thống nhất đã được các đại biểu góp ý tại một Luật sửa 4 luật đã được thảo luận, nên đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát để xử lý những bất cập nêu trên.

M. XUYÊN – T. THỨC

Viết bình luận mới

Xem thêm

Góp nhiều ý kiến dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số

17:30 09/05/2025

Chiều ngày 9-5, tại Nhà Quốc hội, trong phiên thảo luận góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, bày tỏ thống nhất với những nội dung quy định của dự thảo Luật,

Sửa Hiến pháp để tạo nền tảng cho bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả là chủ trương hợp lòng dân

08:32 09/05/2025

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội vừa tổ chức thảo luận tại tổ về: Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013;

Cần nghiêm cấm nhà giáo quảng cáo hoạt động giáo dục chưa được kiểm chứng

14:27 07/05/2025

Góp ý kiến thảo luận ở Hội trường Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, đề nghị bổ sung thêm quy định nghiêm cấm nhà giáo quảng cáo hoạt động giáo dục trên mạng xã hội chưa được kiểm chứng hoặc sai sự thật, làm ảnh hưởng đến ngành giáo dục.

Bước tiến quan trọng trong thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

10:19 07/05/2025

Tại thảo luận tổ đóng góp ý kiến Dự án Luật Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN, ĐMST), ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, bày tỏ nhất trí với sự cần thiết ban hành đạo luật trên, điều này đã kịp thời luật hóa các nội dung quan trọng của Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị

Đề nghị có chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức phải di chuyển nơi ở khi sáp nhập tỉnh

16:27 05/05/2025

Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị sớm ban hành chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức phải di chuyển nơi ở đến làm việc ở trung tâm hành chính mới.

Tin tưởng và kỳ vọng

07:56 05/05/2025

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 5-5. Cử tri cả nước kỳ vọng vào nhiều nội dung quan trọng như: sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013; sắp xếp đơn vị hành chính các cấp theo tinh thần Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng…

Cử tri kiến nghị sớm tháo gỡ vướng mắc kéo dài tại các dự án “treo”

09:10 25/04/2025

Trước những dự án chậm tiến độ hoặc vướng mắc kéo dài như chợ Cầu Móng ở huyện Phụng Hiệp và Khu đô thị mới Vị Thanh của Tập đoàn FLC, cử tri kiến nghị tỉnh sớm tháo gỡ để ổn định đời sống, phát triển kinh tế địa phương.

Nhiều công trình giao thông được cử tri kiến nghị sửa chữa, nâng cấp

07:28 18/04/2025

Vừa qua, cử tri các huyện, thị xã, thành phố gửi nhiều nội dung kiến nghị đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường, cây cầu nhằm đảm bảo an toàn, thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.

Trả lời kiến nghị của cử tri

05:39 11/04/2025

Tổng Liên đoàn Lao động, Bộ Nội vụ vừa có các văn bản trả lời kiến nghị của cử tri Hậu Giang về thời gian tham gia hoạt động công đoàn của cán bộ công đoàn cơ sở và một số vấn đề xung quanh Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Sẽ sớm hoàn thiện hệ thống đường dẫn cầu đảm bảo an toàn giao thông

18:35 03/04/2025

Trước khi hợp nhất vào Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản trả lời ý kiến cử tri Hậu Giang về công tác quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh nhằm giúp công tác quản lý nhà nước ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của xã hội và người dân.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 10/5/2025

18:12 09/05/2025

Để đảm bảo cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân, EVN đã và đang thực hiện theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2025, trong đó tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm năm 2025 dự kiến khoảng 12,2%, tổng sản lượng điện toàn hệ thống năm 2025 tăng thêm khoảng 33,6 tỷ kWh so với năm 2024.

Góp nhiều ý kiến dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số

17:30 09/05/2025

Chiều ngày 9-5, tại Nhà Quốc hội, trong phiên thảo luận góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, bày tỏ thống nhất với những nội dung quy định của dự thảo Luật,

BHXH, BHYT: Đảm bảo an sinh xã hội, vì hạnh phúc mọi nhà

16:49 09/05/2025

Công tác bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của Nhân dân và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Công đoàn các cơ quan Đảng phát động Tháng công nhân năm 2025 và tổ chức hoạt động chào mừng

16:41 09/05/2025

(HGO) - Ngày 9-5, Công đoàn các cơ quan Đảng tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025. Qua đó, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của đoàn viên, người lao động.