Góp ý để hoàn thiện dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi)

Chủ Nhật, ngày 27/10/2024 | 09:55

Góp ý để hoàn thiện dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).mp3

Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa đã tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Bà Lê Thị Thanh Lam, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, tham gia một số ý kiến.

Bà Lê Thị Thanh Lam góp ý tại kỳ họp Quốc hội.

Cụ thể, tại Điều 5 quy định về quyền thành lập, gia nhập hoạt động công đoàn, bà Lê Thị Thanh Lam đề nghị xem xét bổ sung cụm từ “tổ chức và Việt Nam”, và tên của Điều 5 hoàn thiện như sau: “Quyền thành lập, gia nhập vào hoạt động công đoàn và tổ chức Công đoàn Việt Nam”; vì đây là quy định đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam, không phải là quy định chung cho tất cả các tổ chức đại diện người lao động.

Về việc bổ sung quyền gia nhập công đoàn của người lao động là người nước ngoài, bà Lê Thị Thanh Lam thống nhất cao theo dự thảo. Vì trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay Việt Nam đã tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đã ký và tham gia nhiều hiệp định đa phương, song phương quan trọng.

Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hiện nay có trên 136.000 người nước ngoài lao động tại Việt Nam. Nguồn lao động này góp phần nâng cao năng lực, năng suất lao động xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, tạo nguồn lực đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước. Tổ chức công đoàn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ khi họ là lao động trên đất nước Việt Nam, tạo sự bình đẳng giữa lao động Việt Nam và lao động nước ngoài tại Việt Nam.

Tại Điều 10 về những hành vi bị nghiêm cấm, khoản 5 quy định không đóng kinh phí công đoàn, chậm đóng kinh phí công đoàn, đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định, đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang đề nghị cần bổ sung quy định mốc thời gian cụ thể là bao nhiêu tháng đối với việc chậm đóng kinh phí công đoàn để quy định này được rõ ràng và chặt chẽ hơn trong dự án luật.

Về đại diện chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động quy định tại Điều 11, bà đề nghị cần đơn giản hóa thủ tục pháp lý khi tổ chức công đoàn đại diện cho người lao động tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ tại phiên tòa.

“Bởi vì quy định hiện nay tổ chức công đoàn được ủy quyền của người lao động mới được tham gia phiên tòa. Thời gian thực tế vừa qua chúng ta thấy tổ chức công đoàn rất khó khăn trong việc đại diện bảo vệ người lao động, không ủy quyền cho tổ chức công đoàn đại diện, muốn đơn giản hóa thủ tục để tổ chức công đoàn là đại diện đương nhiên cho đoàn viên công đoàn và người lao động. Vì khi quyền, lợi ích của người lao động bị xâm phạm, nhất là việc doanh nghiệp, người sử dụng lao động nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Do vậy, dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) lần này cần có chế tài mạnh mẽ để đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho người lao động, ngoại trừ trường hợp đặc biệt như thiên tai, dịch bệnh”, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh nói thêm.

Còn tại Điều 26 quy định về bảo đảm quyền tổ chức cán bộ công đoàn tại khoản 1, bà Lam đề nghị bổ sung cụm từ cơ quan có thẩm quyền và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thống nhất quyết định số lượng cán bộ công đoàn các cấp, như là công đoàn các cấp được bảo đảm về tổ chức và số lượng cán bộ công đoàn để thực hiện chức năng, quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Cơ quan có thẩm quyền và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thống nhất quyết định số lượng cán bộ công đoàn các cấp, vì biên chế của công đoàn các cấp là cán bộ, công chức, viên chức. Do vậy, số lượng biên chế công đoàn nằm trong Tổng biên chế được giao với cơ quan có thẩm quyền, nhằm tháo gỡ khó khăn về cán bộ công đoàn trong thời gian qua.

Phó Trưởng đoàn cũng tham gia ý kiến tại Điều 29 về tài chính công đoàn, điểm b khoản 1 Điều 29, thống nhất cao việc duy trì kinh phí công đoàn 2%.

Thực tiễn qua nhiều thập kỷ, tổ chức công đoàn thu nguồn kinh phí công đoàn 2% cùng với các nguồn thu khác là cơ sở quan trọng để tổ chức công đoàn xây dựng nguồn lực đủ mạnh để chăm lo tốt cho đoàn viên công đoàn và người lao động, tạo sự gắn kết trong mọi hoạt động giữa tổ chức công đoàn, người lao động và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Tại Điều 30 về miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn, bà Lê Thị Thanh Lam đề nghị bổ sung một nội dung vào Điều 30 quy định “miễn, giảm kinh phí công đoàn trong các trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh, dẫn đến không có khả năng đóng kinh phí công đoàn”, có nghĩa là chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp khi gặp những trường hợp khó khăn như thế này, vừa chăm lo cho người lao động, bên cạnh đó cũng song hành với doanh nghiệp.

Tại Điều 31 về quản lý, sử dụng tài chính công đoàn, khoản 3 quy định “kinh phí công đoàn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 29 của luật này sau khi thu thì phân phối cho công đoàn cơ sở, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp quản lý và sử dụng 75% và cho công đoàn cấp trên quản lý, sử dụng 25%”, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH Hậu Giang đề nghị chỉnh sửa điều chỉnh tỷ lệ phần trăm tối đa là bao nhiêu, tối thiểu là bao nhiêu, không nên quy định cứng hay tỷ lệ cụ thể 75% và 25%, chi tiết cụ thể giao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định theo luật định.

T.T – M. XUYÊN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Tin tưởng và kỳ vọng sẽ hoàn thành tốt 15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội

06:12 06/12/2024

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa qua, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã chuyển tải tâm tư nguyện vọng của cử tri và Nhân dân cả nước.

Cần có lộ trình giải quyết kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng

18:31 28/11/2024

Phát biểu sau buổi thảo luận về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xác định các trọng tâm, trọng điểm và lộ trình giải quyết, trả lời kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng.

Quốc hội đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ triệt phá 100% tụ điểm ma túy

16:03 27/11/2024

Đến năm 2030 phát hiện và triệt phá 100% các điểm, tụ điểm phức tạp, đối tượng bán lẻ về ma túy và 100% diện tích trồng trái phép cây có chứa chất ma túy.

Tổng Thanh tra Chính phủ: Phải khắc phục tệ “tham nhũng vặt”

15:57 26/11/2024

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh, tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở, khắc phục tệ “tham nhũng vặt” và tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.

Tuần làm việc cuối cùng kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về phòng, chống tham nhũng, vi phạm pháp luật

14:03 25/11/2024

Bắt đầu từ hôm nay 25-11, Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 8.

Vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội được cử tri Hậu Giang gửi đến Kỳ họp thứ 8

07:04 22/11/2024

Trong báo cáo gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phản ánh những vấn đề nổi bật mà cử tri và Nhân dân gửi gắm,

Cần có quy định bảo vệ nhà giáo, giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường

15:47 20/11/2024

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong dự án Luật cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy. Điều này cũng góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường.

Những vấn đề được cử tri quan tâm kiến nghị bộ, ngành liên quan

08:12 15/11/2024

Xem xét việc mở rộng quy định về nghỉ phép cho người lao động có con từ 7 đến dưới 16 tuổi ốm đau, cũng như cho phép họ được nghỉ để chăm sóc con bệnh mà vẫn được hưởng lương; sớm ban hành hướng dẫn về hạn mức chỉ định thầu theo Luật Đấu thầu… Đó là những vấn đề được cử tri Hậu Giang đặc biệt quan tâm và gửi đến các bộ, ngành liên quan.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

15:46 13/11/2024

Với 428/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, sáng 13/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 (trong đó, có một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước).

Góp nhiều ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

17:41 08/11/2024

Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nông thôn thêm mới nhờ các cấp Mặt trận

09:22 11/12/2024

Tính đến nay, toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành/đạt chuẩn NTM; 41/51 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 11 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Thành quả này có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống Mặt trận các cấp.

Giá cá thát lát ổn định, người nuôi lãi hơn 10.000 đồng/kg

08:44 11/12/2024

(HG) - Theo bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, huyện Phụng Hiệp, HTX đang thu mua cá thát lát của bà con nông dân để sản xuất phục vụ các đơn hàng cuối năm. Giá cá thát lát hiện ổn định ở mức 73.000-74.000 đồng/kg, trong khi năm trước ở thời điểm này giá cá thát lát dao động từ 72.000-85.000 đồng/kg, có lúc lên đến 90.000 đồng/kg nhưng vẫn khan hiếm nguồn cung. Còn năm nay, nguồn cung dồi dào, với mức giá hiện tại, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lãi hơn 10.000 đồng/kg cá thát lát thương phẩm.

7 ý kiến phản ánh qua đường dây nóng

08:43 11/12/2024

(HG) - Nhằm ghi nhận ý kiến, kiến nghị, phản ánh trực tiếp của cử tri qua đường dây nóng 02933.504.987 tại Kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh, trong phiên chất vấn diễn ra vào sáng ngày 10-12, Tổ đường dây nóng đã tiếp nhận 7 cuộc gọi đến của cử tri.

Dự báo tình hình xâm nhập mặn tới đây tại ĐBSCL ở mức cao hơn trung bình nhiều năm

08:42 11/12/2024

(HG) - Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, từ tháng 12-2024 đến tháng 5-2025, tổng lượng dòng chảy trên sông Mekong về ĐBSCL ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 5-15%. Từ đó, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long xuống dần và ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1-0,2m. Trước tình hình trên, dự báo xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024-2025 tại ĐBSCL sẽ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm.