Góp ý về lực lượng phòng không nhân dân thời bình

Thứ Sáu, ngày 01/11/2024 | 09:25

Góp ý về lực lượng phòng không nhân dân thời bình.mp3

Trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Phòng không nhân dân, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, cơ bản thống nhất với các quy định trong dự thảo Luật, đánh giá cao sự tiếp thu, chỉnh lý của Ban soạn thảo cùng báo cáo của cơ quan thẩm tra và góp thêm một số ý kiến.

Bà Lê Thị Thanh Lam góp ý tại kỳ họp Quốc hội.

Cụ thể, về bố cục, kỹ thuật lập pháp, bà Lê Thị Thanh Lam đề nghị cần tiếp tục rà soát, luật hóa các vấn đề cần quy định chi tiết trong dự thảo để thực hiện thống nhất, nhằm nâng cao tính khả thi trong thực tiễn khi Luật được thông qua và có hiệu lực thi hành.

Về nhiệm vụ phòng không nhân dân được quy định tại Điều 5, khoản 1, bà Lê Thị Thanh Lam đề nghị, cần quy định thêm về phạm vi quản lý để bảo đảm tình hình an ninh trật tự, an ninh quốc phòng tại địa phương.

Tại Điều 7 về những hành vi bị nghiêm cấm, Phó Trưởng đoàn đề nghị Ban soạn thảo bổ sung nội dung quy định “Gây ra sự cố, thảm họa làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người; thiệt hại tài sản của Nhà nước, Nhân dân, cơ quan, tổ chức” để đảm bảo tính răn đe.

Về tổ chức lực lượng phòng không nhân dân được quy định tại Điều 12, điểm c, khoản 1 quy định:Lực lượng phòng không ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tổ chức lực lượng tự vệ do lực lượng tự vệ đảm nhiệm được tổ chức phù hợp với quy mô, tổ chức, đặc điểm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp”, lãnh đạo Đoàn cho rằng quy định này chưa phù hợp.

đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi quy định theo hướng thu hẹp đối tượng áp dụng (chỉ áp dụng với các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp, công trình năng lượng lớn của quốc gia, quan tâm chính sách cho lực lượng tham gia cụ thể); hoạt động phòng không nhân dân trong thời bình tại các doanh nghiệp khác chỉ nên được tích hợp trong chương trình đào tạo chung của lực lượng dân quân tự vệ, và cần đảm bảo không tăng thời lượng tập huấn, huấn luyện.

“Bởi vì nhân sự của doanh nghiệp vừa phải thực hiện nhiệm vụ dân quân tự vệ vừa thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân. Các nhiệm vụ này có thể chiếm nhiều thời gian của người lao động, khiến họ không tập trung vào công việc chuyên môn và doanh nghiệp phải tốn thêm chi phí để tuyển dụng lao động mới thực hiện công việc này”, Phó Trưởng đoàn nói.

“Đồng thời, vì kiêm nhiệm chuyên môn, dân quân tự vệ, phòng không nên hiệu quả của từng hoạt động, kể cả phòng không nhân dân sẽ không cao, không đảm bảo được mục tiêu chính sách; so với các mục tiêu trọng điểm, các cơ sở sản xuất của doanh nghiệp tư nhân không thực sự là mục tiêu đánh phá chính của địch. Ngoài ra, việc tổ chức lực lượng phòng không thời bình (đi kèm với nhiệm vụ tập huấn, huấn luyện, bồi dưỡng phòng không nhân dân) sẽ làm gia tăng chi phí tuân thủ và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp, đặc biệt trong các thời điểm cao điểm sản xuất, kinh doanh”, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh nói thêm.

Bà Lê Thị Thanh Lam cũng tham gia ý kiến tại Điều 26 về nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập tàu bay không người lái, phương tiện bay khác. Cụ thể về việc nhập khẩu hàng hoá đang được quản lý theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 69/2018/NĐ-CP, bao gồm đầy đủ các nội dung về thẩm quyền cấp phép và danh mục hàng hoá; và đề nghị cơ quan soạn thảo không quy định lại những nội dung này để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật, 

Đối với xuất khẩu, việc cấp phép với hoạt động xuất khẩu UAV được suy đoán có thể tiềm ẩn một số nguy cơ về tiết lộ bí mật công nghệ. Tuy nhiên, giấy phép xuất khẩu cũng có tác động ngược lại đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo ra gánh nặng thủ tục hành chính, và giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam so với các đối thủ xuất khẩu khác. Do vậy, lãnh đạo Đoàn tiếp tục nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc không đưa quy định về cấp phép xuất khẩu tại Dự thảo, tạo ra môi trường chính sách xuất khẩu thông thoáng cho ngành UAV trong thời gian tới. Việc kiểm soát xuất khẩu, nếu cần thiết, hoàn toàn có căn cứ pháp lý để thực hiện ở cấp nghị định - sửa đổi Nghị định 69/2018/NĐ-CP, mà không cần nâng lên cấp độ luật.

Tại Điều 49 về trách nhiệm của Bộ Công thương, Phó Trưởng đề nghị bổ sung ở khoản 2 cụm từ “sản xuất” để bổ sung trách nhiệm cấp phép cho việc sản xuất tàu bay không người lái, phương tiện bay và trang bị, thiết bị có liên quan không phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

THẢO TIÊN – MỸ XUYÊN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Tin tưởng và kỳ vọng sẽ hoàn thành tốt 15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội

06:12 06/12/2024

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa qua, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã chuyển tải tâm tư nguyện vọng của cử tri và Nhân dân cả nước.

Cần có lộ trình giải quyết kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng

18:31 28/11/2024

Phát biểu sau buổi thảo luận về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xác định các trọng tâm, trọng điểm và lộ trình giải quyết, trả lời kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng.

Quốc hội đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ triệt phá 100% tụ điểm ma túy

16:03 27/11/2024

Đến năm 2030 phát hiện và triệt phá 100% các điểm, tụ điểm phức tạp, đối tượng bán lẻ về ma túy và 100% diện tích trồng trái phép cây có chứa chất ma túy.

Tổng Thanh tra Chính phủ: Phải khắc phục tệ “tham nhũng vặt”

15:57 26/11/2024

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh, tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở, khắc phục tệ “tham nhũng vặt” và tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.

Tuần làm việc cuối cùng kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về phòng, chống tham nhũng, vi phạm pháp luật

14:03 25/11/2024

Bắt đầu từ hôm nay 25-11, Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 8.

Vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội được cử tri Hậu Giang gửi đến Kỳ họp thứ 8

07:04 22/11/2024

Trong báo cáo gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phản ánh những vấn đề nổi bật mà cử tri và Nhân dân gửi gắm,

Cần có quy định bảo vệ nhà giáo, giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường

15:47 20/11/2024

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong dự án Luật cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy. Điều này cũng góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường.

Những vấn đề được cử tri quan tâm kiến nghị bộ, ngành liên quan

08:12 15/11/2024

Xem xét việc mở rộng quy định về nghỉ phép cho người lao động có con từ 7 đến dưới 16 tuổi ốm đau, cũng như cho phép họ được nghỉ để chăm sóc con bệnh mà vẫn được hưởng lương; sớm ban hành hướng dẫn về hạn mức chỉ định thầu theo Luật Đấu thầu… Đó là những vấn đề được cử tri Hậu Giang đặc biệt quan tâm và gửi đến các bộ, ngành liên quan.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

15:46 13/11/2024

Với 428/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, sáng 13/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 (trong đó, có một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước).

Góp nhiều ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

17:41 08/11/2024

Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nông thôn thêm mới nhờ các cấp Mặt trận

09:22 11/12/2024

Tính đến nay, toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành/đạt chuẩn NTM; 41/51 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 11 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Thành quả này có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống Mặt trận các cấp.

Giá cá thát lát ổn định, người nuôi lãi hơn 10.000 đồng/kg

08:44 11/12/2024

(HG) - Theo bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, huyện Phụng Hiệp, HTX đang thu mua cá thát lát của bà con nông dân để sản xuất phục vụ các đơn hàng cuối năm. Giá cá thát lát hiện ổn định ở mức 73.000-74.000 đồng/kg, trong khi năm trước ở thời điểm này giá cá thát lát dao động từ 72.000-85.000 đồng/kg, có lúc lên đến 90.000 đồng/kg nhưng vẫn khan hiếm nguồn cung. Còn năm nay, nguồn cung dồi dào, với mức giá hiện tại, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lãi hơn 10.000 đồng/kg cá thát lát thương phẩm.

7 ý kiến phản ánh qua đường dây nóng

08:43 11/12/2024

(HG) - Nhằm ghi nhận ý kiến, kiến nghị, phản ánh trực tiếp của cử tri qua đường dây nóng 02933.504.987 tại Kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh, trong phiên chất vấn diễn ra vào sáng ngày 10-12, Tổ đường dây nóng đã tiếp nhận 7 cuộc gọi đến của cử tri.

Dự báo tình hình xâm nhập mặn tới đây tại ĐBSCL ở mức cao hơn trung bình nhiều năm

08:42 11/12/2024

(HG) - Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, từ tháng 12-2024 đến tháng 5-2025, tổng lượng dòng chảy trên sông Mekong về ĐBSCL ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 5-15%. Từ đó, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long xuống dần và ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1-0,2m. Trước tình hình trên, dự báo xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024-2025 tại ĐBSCL sẽ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm.