Thứ Ba, ngày 18/02/2025 | 10:38
Trong phiên thảo luận tổ tại kỳ họp Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên (Đề án), đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Hậu Giang Lê Minh Nam, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, có những trao đổi, phân tích và nhấn mạnh một số vấn đề cần quan tâm.
Đại biểu Lê Minh Nam phát biểu tại một phiên thảo luận tổ. Ảnh: DAIBIEUNHANDAN.VN
Hai nhóm vấn đề rất quan trọng
Ông Lê Minh Nam nói: Tôi hoàn toàn nhất trí với nội dung Đề án cũng như dự thảo nghị quyết. Chúng ta có khát vọng về đổi mới, phát triển, vươn mình thì việc xác định các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể để từ đó đề ra các giải pháp cụ thể nhằm đạt được mục tiêu là hoàn toàn phù hợp.
Theo Đề án, Chính phủ đã phân tích 5 nhóm yếu tố, điều kiện vừa có giá trị nền tảng, cũng là ý nghĩa động lực để từ đó phấn đấu đạt mức tăng trưởng trên 8%/ năm của năm 2025.
“Trong 5 nhóm yếu tố, tôi cho rằng có 2 nhóm vấn đề rất quan trọng, đó là nền kinh tế của năm 2024 phục hồi nhanh, GDP đạt tăng trưởng cao 7,09%, đồng thời các đột phá chiến lược đã và đang được thực hiện rất quyết liệt, như đổi mới, cải cách về thể chế pháp luật để giúp tạo hành lang pháp lý cho thúc đẩy phát triển và đặc biệt là việc quyết tâm đầu tư phát triển hạ tầng chiến lược, trong đó có các hạ tầng về giao thông, về năng lượng, đã và đang được đẩy mạnh. Theo đó, khi giải ngân vốn đầu tư các dự án hạ tầng này sẽ giúp đóng góp thêm một phần vào GDP của các năm tới, và khi các công trình được hoàn thành đưa vào sử dụng, vận hành thì sẽ phát huy hiệu năng, hiệu quả theo dự kiến, giúp cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như cải thiện đời sống của người dân trong nhiều năm tiếp theo”, đại biểu Nam thông tin và phân tích.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội cho rằng cần nỗ lực rất lớn, đòi hỏi cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người dân cùng tham gia với quyết tâm cam kết một cách đồng lòng, đồng sức, chia sẻ với tinh thần Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, điều hành, kiến tạo, thúc đẩy phát triển với việc tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn và quản trị, giúp khai thác tối ưu mọi cơ hội, nguồn lực, động lực để đạt được mục tiêu đã định.
Cần phải xác định giải pháp quản lý, điều hành
Qua nghiên cứu, ông Lê Minh Nam nói các giải pháp của Chính phủ cho thấy đã rất toàn diện, tuy nhiên cũng tham gia một số ý kiến góp ý, đề xuất để Chính phủ quan tâm thêm nhằm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai và kiểm soát một số nội dung.
Theo đó, trong điều kiện hiện nay việc phân cấp, phân quyền, ủy quyền đã diễn ra rất mạnh mẽ và Quốc hội đã thảo luận mấy ngày nay tại các luật chuẩn bị được thông qua tại kỳ họp này, đề nghị các cấp quản lý phải chủ động ứng phó, thích ứng với tình hình xử lý công việc theo thẩm quyền.
“Trong thời gian tới, cần tập trung hỗ trợ hiệu quả các động lực tăng trưởng về xuất khẩu, đầu tư tiêu dùng trong nước gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn, an sinh xã hội và cần phải phân tích cơ cấu và biến động của các yếu tố tăng trưởng GDP các năm qua, để xác định các nội dung trọng tâm, trọng điểm để điều hành, làm sao cho phù hợp với bối cảnh, hoàn cảnh của từng cơ quan, từng đơn vị, từng địa phương. Nội dung chung nghị quyết nêu rồi nhưng trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, tôi nghĩ mỗi một cơ quan, đơn vị, mỗi địa phương đều có những thế mạnh, có nguồn lực, có điều kiện, hoàn cảnh rất là cụ thể, đòi hỏi mức độ khai thác khác nhau. Cho nên cần phải xác định giải pháp quản lý, điều hành một cách cụ thể gắn với các nhóm đối tượng này”, đại biểu này trao đổi.
Ông Lê Minh Nam cũng trình bày thêm: Nếu phân tích theo cơ cấu các yếu tố cơ cấu GDP bình quân giai đoạn 2021 - 2024 cho thấy: nông, lâm nghiệp và thủy sản thì đóng góp khoảng 12% GDP, công nghiệp và xây dựng thì khoảng 37,7%, dịch vụ 41,8% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 8,5%, cho thấy bên cạnh việc đảm bảo về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đảm bảo an ninh năng lương thực đề nghị Chính phủ tập trung thúc đẩy sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo và tập trung khai thác thế mạnh về dịch vụ ngoại thương, vận tải, kho bãi, du lịch, lưu trú, ăn uống và các lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP cũng như xem xét lịch sử quá trình biến động trong thời gian vừa qua, đều là các cực tăng trưởng rất là tích cực để có cơ chế, chính sách đầu tư, bố trí, phân bổ nguồn lực, xác định tập trung ưu tiên để tăng trưởng, phát triển một cách trọng tâm, trọng điểm.
Vấn đề tiếp theo, đại biểu chia sẻ rằng cần tập trung ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mở đường cho những bước nhảy vọt trên nhiều lĩnh vực, tạo ra những cơ hội lớn cho phát triển.
“Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 57, Chính phủ đã có Chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết; Quốc hội đã và đang hoàn thiện hệ thống luật và trong kỳ họp bất thường lần thứ 9 cũng đang dự kiến thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Như vậy đây là cơ hội rất tốt cho việc thúc đẩy ứng dụng để khoa học công nghệ để phát triển”, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội nhấn mạnh.
Trao đổi sâu hơn, ông Lê Minh Nam phân tích: Tôi nghĩ cho dù chúng ta có thể đi sau một số nước trong ứng dụng công nghệ mới nhưng trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, việc đi sau cũng có thể là lợi thế để chúng ta có thể tiếp cận được công nghệ mới một cách cập nhật với thời đại hơn. Vì vậy, muốn bứt phá cần được quan tâm, coi nội dung này là một trong những nội dung then chốt trong kiến tạo thúc đẩy phát triển. Nhưng vai trò thế nào là kiến tạo, vai trò tổ chức thực hiện của các cấp cụ thể cần được Chính phủ xác định một cách cụ thể hơn sau khi đã có nghị quyết của Quốc hội.
Đồng thời, chúng ta cần phải tranh thủ lợi thế cạnh tranh. Như đã biết, hiện nay chiến tranh thương mại giữa các nước lớn đã và đang bắt đầu diễn ra rất phức tạp, có tác động tiêu cực đến toàn cầu. Nhưng rõ ràng trong bối cảnh này chúng ta cũng nhìn thấy có nhiều cơ hội trước những thay đổi trong quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, theo đó xu hướng ban đầu của cuộc cạnh tranh này, các chuỗi cung ứng dịch vụ sẽ dịch chuyển sang các nước Asian, trong đó Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi, vì vậy cần phải chủ động nắm bắt ngay.
“Vừa rồi, cơ chế về quỹ hỗ trợ đầu tư cũng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để Chính phủ ban hành nghị định qua đó tạo cơ chế bố trí nguồn lực cho việc thu hút đầu tư, chúng ta không tranh thủ được đến khi thị trường bão hòa hoặc đã điều tiết ổn định rồi thì sẽ mất cơ hội. Cho nên đề nghị Chính phủ chủ động tập trung quan tâm để khai thác thế mạnh này”, ông Lê Minh Nam nói.
Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Vấn đề nữa là cần tập trung khai thác tối đa mọi nguồn lực từ khu vực công đến khu vực tư, từ nguồn lực tài nguyên vật chất đến nguồn lực con người. Theo đó, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí rất cần được quan tâm.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội nói: Trong tờ trình và nghị quyết đã thể hiện rồi nhưng cần xác định rõ nét hơn, trong đó cần quan tâm tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 74/2022 QH15 của Quốc hội về việc đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Theo đó, Nghị quyết của Quốc hội đã chỉ ra 7 nhóm lĩnh vực cần triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Không chỉ tiết kiệm chống lãng phí nguồn lực tài lực, vật lực, tài chính công, tài sản công mà có cả nguồn lực con người, nguồn lực tổng hợp, nguồn lực quản lý.
“Đặc biệt nội dung này Tổng Bí thư Tô Lâm đã có một bài viết rất quan trọng, chỉ đạo, định hướng rất sâu sắc và toàn diện. Theo đó, muốn đạt được mục tiêu phát triển không thể thiếu nguồn lực, nhưng việc sử dụng nguồn lực cần phải được sử dụng hiệu năng, hiệu quả nhất mới đảm bảo phát triển toàn diện và bền vững. Yêu cầu quản trị, sử dụng nguồn lực hiệu quả cũng cần tiếp cận cả ở trên góc độ tổng thể và cụ thể, đặc biệt là trong triển khai thực hiện những nội dung mà nghị quyết của Quốc hội đã nêu ra”, đại biểu nhấn mạnh.
Song song đó là cần quan tâm đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia. Cụ thể, cần phải quan tâm để kiểm soát các cân đối lớn trong đó đặc biệt xem xét các giải pháp tài khóa, tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô, bao gồm cả việc phấn đấu đấu để đảm bảo cân đối thu chi, bội thu, kiểm soát bội chi, nợ công,...Vấn đề này đã được nêu tại mục tiêu tổng thể tại dự thảo Nghị quyết, nhưng tôi nghĩ là cũng cần phải tập trung quan tâm khi triển khai cụ thể. Khi chúng ta thúc đẩy phát triển chúng ta tăng trưởng thì cũng sẽ đi kèm các hệ lụy.
Ông Lê Minh Nam nêu ví dụ như tăng thêm đầu tư công thì rõ ràng vấn đề lạm phát cũng có thể sẽ xảy ra, cho nên rất cần phải kiểm soát. Thêm nữa, khi mức nợ công, nợ Chính phủ tăng thì rõ ràng áp lực trả nợ của chúng ta cũng lớn, cho nên dù trong bối cảnh chúng ta cần phải đẩy mạnh để thúc đẩy phát triển nhưng việc chủ động trong kiểm soát rủi ro bằng các công cụ cũng như các kịch bản ứng phó chủ động là rất cần thiết để yên tâm trong quá trình tổ chức thực hiện, cũng như kiểm soát để phát triển bền vững và lâu dài. Cần phải xem xét khía cạnh năm 2025 chúng ta đặt mục tiêu tăng trưởng trên 8%, các năm tiếp sau thì hai con số. Cho nên năm 2025 có thể coi là năm bản lề, khi phát triển tích cực, tạo được nền tảng rồi sẽ là cơ hội cho các năm sau, vì vậy cần kiểm soát để tránh phát sinh những khó khăn tác động trong dài hạn.
Ông Lê Minh Nam: Tôi nhất trí với các chỉ tiêu đề xuất tại dự thảo nghị quyết, trong đó có chỉ tiêu giả định là trường hợp cần thiết thì phải điều chỉnh tăng bội chi lên từ 4 đến 4,5% GDP, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài điều chỉnh vượt ngưỡng cảnh báo khoảng 5% GDP tôi cũng hoàn toàn đồng tình vì khi mong muốn đầu tư thúc đẩy phát triển chúng ta cũng phải chấp nhận có những cái trả giá để chúng ta đạt được mục tiêu lớn, mục tiêu tổng thể. Tuy nhiên, rất mong muốn điều này trong thực tiễn không cần thiết phải sử dụng mà chúng ta có thể quản trị tích cực, đạt được mục tiêu để không cần phải điều chỉnh các chỉ tiêu bội chi, nợ công như dự kiến. Còn trong trường hợp bắt buộc phải vận hành cho mục tiêu chung, tôi cũng hoàn toàn đồng tình với nội dung trình cũng như trong dự thảo nghị quyết.
T.T lược ghi
05:50 27/06/2025
Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Luật có hiệu lực từ ngày 1-7-2025.
07:17 20/06/2025
Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận ở hội trường về phát triển kinh tế - xã hội.
07:16 20/06/2025
Tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí nhân Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị báo chí chuyển tải kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cử tri, Nhân dân tới Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
18:41 18/06/2025
Đó là một trong những vấn đề “nóng” mà đại biểu và cử tri đều quan tâm được bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, nêu ý kiến thảo luận ở Hội trường Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội vào sáng ngày 18-6.
18:00 18/06/2025
Băn khoăn trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại; tình hình đời sống của người lao động trước áp lực tăng giá và thu nhập suy giảm, đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp giải quyết cụ thể đối với 2 vấn đề “nóng” này.
17:23 17/06/2025
Đóng góp ý kiến thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, đã nêu một số thực tiễn bất cập và đề xuất việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu môi trường là giải pháp căn cơ để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
08:24 17/06/2025
Đóng góp dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, đại biểu Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, cho rằng việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc là quyết định quan trọng của Đảng và Nhà nước.
14:00 13/06/2025
Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
09:01 13/06/2025
Hôm qua (ngày 12-6), với 461/465 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày Quốc hội thông qua (12-6).
08:34 06/06/2025
Tiếp tục chương trình phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...