Kỳ vọng một đạo luật hoàn chỉnh hơn trong quản lý nhà nước về đất đai

Thứ Sáu, ngày 24/02/2023 | 06:52

Công tác tổ chức lấy ý kiến đóng góp dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã, đang được thực hiện rộng rãi trong cả nước, ghi nhận nhiều góp ý tâm huyết, mong muốn đạo luật sửa đổi này sau khi ra đời đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Cán bộ Ban Dân vận Tỉnh ủy Hậu Giang góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: ĐÌNH BẢO

Luật Đất đai là đạo luật về một vấn đề hết sức cơ bản, nền tảng cho sự phát triển, liên quan mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội. Luật Đất đai được coi là đạo luật gốc trong quản lý nhà nước về đất đai. Giải quyết đúng chính sách pháp luật về đất đai không những kiến tạo môi trường pháp lý ổn định, minh bạch, giải phóng nguồn lực đất đai mà còn góp phần đảm bảo an ninh - quốc phòng, ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững các quyền lợi chính đáng của người dân, là tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Sửa Luật Đất đai điều được chỉnh đại đa số các quan hệ phát sinh sẽ đánh giá năng lực của cơ quan lập pháp, hành pháp trong thể chế hóa chủ trương của Đảng.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đưa ra lấy ý kiến nhân dân hiện nay có rất nhiều điểm mới. Dự thảo đã thể chế hóa chính sách lớn tại Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương và giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn, phù hợp với xu thế phát triển và có nhiều nội dung mới.

Cụ thể là: Đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; hoàn thiện quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất; đưa ra cơ chế xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường; quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất; thực hiện đăng ký bắt buộc về quyền sử dụng đất; mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp; quản lý và sử dụng đất kết hợp đa mục đích; đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất...

Các chuyên gia cho rằng, trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bỏ khung giá đất, cơ chế bảng giá đất theo giá thị trường thì việc Nhà nước hay doanh nghiệp thỏa thuận cũng phải sát giá trị của đất. Mặt khác, chính sách, giải pháp đưa ra phải hướng tới nhu cầu thực về nhà ở, lành mạnh thị trường bất động sản, chống “thao túng”, “đầu cơ” thì phải công khai, minh bạch cơ chế.

Tuy nhiên, cũng phải thấy được mặt ưu điểm của việc tự thỏa thuận đã thúc đẩy việc thực hiện nhanh các dự án vừa qua, bởi vậy trong giai đoạn này nên có một điều khoản chuyển tiếp trong dự thảo luật cho phép nhà đầu tư được thỏa thuận và chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án (bao gồm cả dự án đô thị, nhà ở thương mại) nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 18.

Liên quan đến tài chính và giá đất, chuyên gia nhấn mạnh đây là vấn đề quan trọng và phức tạp nhất hiện nay, vì thế quy định trong dự thảo cần được bổ sung thêm.

Cụ thể, cần thể hiện rõ trong dự thảo luật yêu cầu có cơ chế định giá đất theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm khách quan, chính xác theo tinh thần Nghị quyết 18. Cụ thể, giá đất, khung giá đất, thời gian tính tiền sử dụng đất khi có quyết định giao đất; quy định về việc sử dụng đất của các doanh nghiệp cổ phần hóa theo hướng tách giá đất ra khỏi giá trị doanh nghiệp. Doanh nghiệp cổ phần hóa phải thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai như những doanh nghiệp khác; doanh nghiệp cổ phần hóa chỉ được sử dụng đất phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo phương án đã được duyệt.

Chuyên gia so sánh với luật hiện hành thì dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này đã có nhiều quy định cụ thể và khoa học hơn. Về hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 61) cơ bản giữ nguyên (bổ sung quy hoạch cấp tỉnh). Về nội dung quy hoạch sử dụng đất từng loại, nhất là với cấp tỉnh, huyện cần rà soát kỹ hơn để tránh trùng lặp với quy hoạch cấp tỉnh, huyện đang triển khai theo Luật Quy hoạch năm 2017 đã quy định lồng ghép trong quy hoạch cấp tỉnh (Điều 27 Luật Quy hoạch).

Trong dự thảo luật (Điều 60) đề cập đến mối quan hệ với quy hoạch vùng, quy hoạch tổng thể quốc gia chưa rõ cần thực hiện song hành theo nguyên tắc trên xuống, dưới lên, sang ngang như Nghị quyết 61/2022/QH15 về tháo gỡ khó khăn... và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021-2030.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, việc sửa đổi Luật Đất đai là nhiệm vụ lập pháp hết sức quan trọng trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Đây là dự án luật có phạm vi rộng liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, cá nhân, tổ chức và mọi mặt chính trị, kinh tế - xã hội...

Ông Nguyễn Đức Hải cho rằng, Luật Đất đai năm 2013 có những mặt tích cực trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng việc sửa đổi luật lần này cũng là nhằm khắc phục những bất cập, tồn tại của Luật sau 10 năm thực hiện để bám sát với thực tiễn hơn nữa; đồng thời chống được tham nhũng, tiêu cực, lãng phí để huy động các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội...

K.L tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Góp nhiều ý kiến dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số

17:30 09/05/2025

Chiều ngày 9-5, tại Nhà Quốc hội, trong phiên thảo luận góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, bày tỏ thống nhất với những nội dung quy định của dự thảo Luật,

Sửa Hiến pháp để tạo nền tảng cho bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả là chủ trương hợp lòng dân

08:32 09/05/2025

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội vừa tổ chức thảo luận tại tổ về: Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013;

Cần nghiêm cấm nhà giáo quảng cáo hoạt động giáo dục chưa được kiểm chứng

14:27 07/05/2025

Góp ý kiến thảo luận ở Hội trường Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, đề nghị bổ sung thêm quy định nghiêm cấm nhà giáo quảng cáo hoạt động giáo dục trên mạng xã hội chưa được kiểm chứng hoặc sai sự thật, làm ảnh hưởng đến ngành giáo dục.

Bước tiến quan trọng trong thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

10:19 07/05/2025

Tại thảo luận tổ đóng góp ý kiến Dự án Luật Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN, ĐMST), ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, bày tỏ nhất trí với sự cần thiết ban hành đạo luật trên, điều này đã kịp thời luật hóa các nội dung quan trọng của Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị

Đề nghị có chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức phải di chuyển nơi ở khi sáp nhập tỉnh

16:27 05/05/2025

Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị sớm ban hành chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức phải di chuyển nơi ở đến làm việc ở trung tâm hành chính mới.

Tin tưởng và kỳ vọng

07:56 05/05/2025

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 5-5. Cử tri cả nước kỳ vọng vào nhiều nội dung quan trọng như: sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013; sắp xếp đơn vị hành chính các cấp theo tinh thần Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng…

Cử tri kiến nghị sớm tháo gỡ vướng mắc kéo dài tại các dự án “treo”

09:10 25/04/2025

Trước những dự án chậm tiến độ hoặc vướng mắc kéo dài như chợ Cầu Móng ở huyện Phụng Hiệp và Khu đô thị mới Vị Thanh của Tập đoàn FLC, cử tri kiến nghị tỉnh sớm tháo gỡ để ổn định đời sống, phát triển kinh tế địa phương.

Nhiều công trình giao thông được cử tri kiến nghị sửa chữa, nâng cấp

07:28 18/04/2025

Vừa qua, cử tri các huyện, thị xã, thành phố gửi nhiều nội dung kiến nghị đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường, cây cầu nhằm đảm bảo an toàn, thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.

Trả lời kiến nghị của cử tri

05:39 11/04/2025

Tổng Liên đoàn Lao động, Bộ Nội vụ vừa có các văn bản trả lời kiến nghị của cử tri Hậu Giang về thời gian tham gia hoạt động công đoàn của cán bộ công đoàn cơ sở và một số vấn đề xung quanh Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Sẽ sớm hoàn thiện hệ thống đường dẫn cầu đảm bảo an toàn giao thông

18:35 03/04/2025

Trước khi hợp nhất vào Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản trả lời ý kiến cử tri Hậu Giang về công tác quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh nhằm giúp công tác quản lý nhà nước ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của xã hội và người dân.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Người dân cần đề phòng mưa giông đầu mùa, sét đánh nguy hiểm

09:46 11/05/2025

(HGO) - Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang, do vùng nhiễu động gió Đông trên cao khu vực Nam bộ nên từ nay đến ngày 13/5/2025 sẽ gây ra thời tiết xấu trong tỉnh như mây thay đổi đến nhiều mây; sáng, trưa và chiều tối có xuất hiện mưa giông trên diện rộng, cục bộ có giông mạnh, trong cơn giông kèm theo gió giật cấp 6 - cấp 7 và sét đánh rất nguy hiểm, lượng mưa vừa và to, có nơi có cường độ mưa to đến rất to trong thời gian ngắn. Độ ẩm không khí cao, nhiệt độ giảm nhẹ cao nhất từ 300C-320C, thấp nhất từ 250C-260C. Thời tiết mát mẻ, dễ chịu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy mục tiêu cả nước có 3.000km đường bộ cao tốc trong năm nay

19:19 10/05/2025

(HGO) - Sáng ngày 10-5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải chủ trì Phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Hậu Giang: “Điểm sáng” chuyển đổi số, đảm bảo quyền lợi an sinh cho người dân

17:37 10/05/2025

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Hậu Giang được đánh giá là một trong những cơ quan ngành dọc có nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện chuyển đổi số, góp phần đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Mong chư vị giáo phẩm, tăng, ni và đồng bào phật tử phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết

11:17 10/05/2025

(HGO) – Sáng ngày 10-5, ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo sở, ngành và thị xã Long Mỹ đến thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản, Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025 tại Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang.