Thứ Ba, ngày 18/06/2024 | 07:45
Đồng tình, nhất trí với báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, ở Hội trường Quốc hội, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, đề xuất mọi vấn đề liên quan đến chương trình, dự án này phải được công khai, minh bạch.
Bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, phát biểu thảo luận ở Hội trường Quốc hội.
Qua kết quả đạt được, bà Lê Thị Thanh Lam thấy các cấp, các ngành đã quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, Nhân dân ở khu vực biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về dân tộc, chính sách dân tộc về phát triển kinh tế - xã hội, tình hình nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.
Từ đó, tạo sự đồng thuận của Nhân dân để triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, giải pháp, huy động tối đa các nguồn lực; quan tâm thực hiện các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình xây dựng nông thôn mới, các lĩnh vực trọng tâm, trọng yếu gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì theo Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thời gian qua, có lúc, có nơi còn những hạn chế, khó khăn nhất định. Bởi đây là khu vực có địa hình phức tạp, nhiều đồi núi và bị chia cắt, mật độ dân số thưa thớt, không tập trung.
Vì vậy, điều kiện phát triển kinh tế về vùng đồng bào thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, dẫn đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng dân tộc thiểu số còn chậm, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao, trong khi kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững; an ninh trật tự vùng núi, biên giới còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp và cần phải quan tâm cảnh giác.
Dù thống nhất cao việc điều chỉnh chương trình theo đề nghị của Chính phủ nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và đáp ứng nguyện vọng, mong đợi của Nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cũng như cả nước, nhưng bà Lê Thị Thanh Lam kiến nghị Chính phủ xem xét quy định và thực hiện phân định đối với các ấp, khu vực, thôn thuộc xã, phường, thị trấn không thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để địa phương làm cơ sở xây dựng triển khai cơ chế, chính sách phù hợp.
Bên cạnh đó, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu, mục tiêu, lộ trình thực hiện các mục tiêu của chương trình theo hướng cho phép địa phương lựa chọn nội dung dự án thành phần có nhu cầu bức xúc, cấp thiết đầu tư để thực hiện đảm bảo lộ trình và phù hợp với vốn được giao, giúp tạo động lực thúc đẩy, tăng hiệu quả chương trình. Nghĩa là phân cấp mạnh về cho địa phương để chọn những nội dung phù hợp.
Đồng thời, kiến nghị Ủy ban Dân tộc xem xét, tham mưu xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn thực hiện chương trình, cần giới hạn phạm vi, đối tượng áp dụng theo hướng quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn thực hiện để áp dụng làm cơ sở tính toán, phân bổ vốn ngân sách Trung ương cho từng địa phương. Tùy tình hình thực tế, nội dung, nhu cầu đầu tư là đặc thù, từng địa phương sẽ xây dựng tiêu chí, định mức, phân bổ, áp dụng triển khai nhằm đảm bảo nguồn lực bố trí phù hợp với nhu cầu có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí.
Đại biểu Lê Thị Thanh Lam cũng đề xuất tăng cường công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn của chương trình đúng địa bàn, đúng đối tượng; có cơ chế huy động thêm nguồn lực bổ sung cho các địa phương để triển khai thực hiện, tăng cường hợp tác với các nhà tài trợ, doanh nghiệp; nghiên cứu những giải pháp, cách làm mới, sáng tạo trong công tác tổ chức triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
“Mọi vấn đề liên quan đến chương trình, dự án phải được công khai, minh bạch, nhằm tạo đồng thuận trong Nhân dân và huy động được các nguồn lực để thực hiện tốt chương trình”, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang đề xuất và cho rằng, có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Phần này có nhiều nội dung về vấn đề trường đào tạo, đặc biệt là nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh.
Mặt khác, tiếp tục thực hiện tốt công tác giữ gìn, bảo tồn, tôn vinh và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tập quán, tín ngưỡng, truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho Nhân dân tham gia sinh hoạt trong không khí phấn khởi, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào, Nhân dân khu vực ở biên giới.
Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang còn kiến nghị tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nhất là của Mặt trận Tổ quốc các cấp, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án tại địa phương; kịp thời phát hiện và uốn nắn những sai sót trong quá trình thực hiện, đồng thời nhân rộng và khen thưởng những mô hình mới, cách làm hiệu quả, thực hiện tốt công tác đánh giá, sơ kết, tổng kết và đề xuất, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách của chương trình, dự án.
GIA NGUYỄN - MỸ XUYÊN
17:30 09/05/2025
Chiều ngày 9-5, tại Nhà Quốc hội, trong phiên thảo luận góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, bày tỏ thống nhất với những nội dung quy định của dự thảo Luật,
08:32 09/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội vừa tổ chức thảo luận tại tổ về: Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013;
14:27 07/05/2025
Góp ý kiến thảo luận ở Hội trường Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, đề nghị bổ sung thêm quy định nghiêm cấm nhà giáo quảng cáo hoạt động giáo dục trên mạng xã hội chưa được kiểm chứng hoặc sai sự thật, làm ảnh hưởng đến ngành giáo dục.
10:19 07/05/2025
Tại thảo luận tổ đóng góp ý kiến Dự án Luật Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN, ĐMST), ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, bày tỏ nhất trí với sự cần thiết ban hành đạo luật trên, điều này đã kịp thời luật hóa các nội dung quan trọng của Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị
16:27 05/05/2025
Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị sớm ban hành chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức phải di chuyển nơi ở đến làm việc ở trung tâm hành chính mới.
07:56 05/05/2025
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 5-5. Cử tri cả nước kỳ vọng vào nhiều nội dung quan trọng như: sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013; sắp xếp đơn vị hành chính các cấp theo tinh thần Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng…
09:10 25/04/2025
Trước những dự án chậm tiến độ hoặc vướng mắc kéo dài như chợ Cầu Móng ở huyện Phụng Hiệp và Khu đô thị mới Vị Thanh của Tập đoàn FLC, cử tri kiến nghị tỉnh sớm tháo gỡ để ổn định đời sống, phát triển kinh tế địa phương.
07:28 18/04/2025
Vừa qua, cử tri các huyện, thị xã, thành phố gửi nhiều nội dung kiến nghị đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường, cây cầu nhằm đảm bảo an toàn, thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.
05:39 11/04/2025
Tổng Liên đoàn Lao động, Bộ Nội vụ vừa có các văn bản trả lời kiến nghị của cử tri Hậu Giang về thời gian tham gia hoạt động công đoàn của cán bộ công đoàn cơ sở và một số vấn đề xung quanh Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
18:35 03/04/2025
Trước khi hợp nhất vào Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản trả lời ý kiến cử tri Hậu Giang về công tác quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh nhằm giúp công tác quản lý nhà nước ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của xã hội và người dân.
18:12 09/05/2025
Để đảm bảo cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân, EVN đã và đang thực hiện theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2025, trong đó tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm năm 2025 dự kiến khoảng 12,2%, tổng sản lượng điện toàn hệ thống năm 2025 tăng thêm khoảng 33,6 tỷ kWh so với năm 2024.
17:30 09/05/2025
Chiều ngày 9-5, tại Nhà Quốc hội, trong phiên thảo luận góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, bày tỏ thống nhất với những nội dung quy định của dự thảo Luật,
16:49 09/05/2025
Công tác bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của Nhân dân và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.
16:41 09/05/2025
(HGO) - Ngày 9-5, Công đoàn các cơ quan Đảng tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025. Qua đó, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của đoàn viên, người lao động.