Nghiên cứu cung cấp gói tín dụng thời gian dài, lãi suất thấp

Thứ Tư, ngày 30/10/2024 | 07:31

Nghiên cứu cung cấp gói tín dụng thời gian dài, lãi suất thấp.mp3

Thảo luận Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh, nói tuy đạt được một số kết quả quan trọng, nhưng còn một số tồn tại, hạn chế.

Bà Lê Thị Thanh Lam phát biểu tại Hội trường.

Giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc

Bà Lê Thị Thanh Lam nêu cụ thể, đó là trong suốt quá trình giai đoạn từ năm 2015 cho đến nay, trên địa bàn cả nước có khoảng 800 dự án nhà ở xã hội được triển khai với quy mô trên 567.000 căn, trong đó số lượng dự án hoàn thành là 373 dự án với quy mô trên 193.000 căn, số lượng dự án đã khởi công xây dựng là 129 dự án, quy mô trên 114.000 căn. Đây là con số còn khá khiêm tốn so với nhu cầu nhà ở của người dân trong cả nước.

Theo Phó Trưởng đoàn, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là nhiều tỉnh, thành phố chưa bố trí quỹ đất độc lập để phát triển nhà ở xã hội. Việc phát triển nhà ở xã hội chủ yếu phụ thuộc vào quỹ đất là 20% trong dự án nhà ở thương mại nhưng triển khai còn nhiều bất cập, vướng mắc.

Cùng với đó là nhiều nhà đầu tư cho rằng, dù đã có chính sách ưu đãi của Nhà nước nhưng chính sách lại chưa thực sự khuyến khích, thu hút nhà đầu tư khi nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các chương trình tín dụng đãi ngộ nhà ở xã hội còn thấp, chưa huy động được mạnh mẽ nguồn lực xã hội tham gia, các chính sách về ưu đãi chưa thực sự hấp dẫn nên các doanh nghiệp, các nhà đầu tư khi tham gia dự án nhà ở xã hội còn băn khoăn.

Lãnh đạo Đoàn cũng nói, qua báo cáo kết quả giám sát, thủ tục thực hiện các dự án nhà ở xã hội phức tạp hơn và có nhiều thủ tục hơn so với các dự án nhà ở thương mại. Ngoài các thủ tục chung như phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương đầu tư, đấu thầu lựa chọn các nhà đầu tư, giao đất, cho thuê đất thì dự án nhà ở xã hội phát sinh các thủ tục như về xác nhận các đối tượng được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội, thủ tục thẩm định giá, giá cho thuê, thuê nhà ở xã hội.

Việc thực hiện các chủ trương này còn rất phức tạp, kéo dài, dẫn đến không ít nhà đầu tư không mặn mà với việc đầu tư dự án nhà ở xã hội. Giá nhà ở xã hội hiện nay như một số đại biểu cũng đánh giá là rất cao và liên tục tăng tập trung ở các phân khúc trung và cao cấp nên người có thu nhập thấp như công nhân hoặc là người lao động nhập cư, công chức, viên chức rất khó tiếp cận. Mặt khác, nguồn cung cấp nhà ở xã hội hiện nay còn nhiều hạn chế, tình trạng dư thừa quỹ đất nhà ở thương mại nhưng lại thiếu quỹ đất ở và nhà ở xã hội còn chậm được khắc phục.

Việc chấp thuận chủ trương đầu tư làm cơ sở cho việc lựa chọn đầu tư là còn chậm trễ do chưa bảo đảm việc phù hợp với cấp độ việc quy hoạch xây dựng giữa quy hoạch chi tiết với quy hoạch phân khu và quy hoạch chung đô thị. Tại vị trí các dự án nhà ở xã hội, việc bàn giao quỹ đất 20% nhà ở xã hội trong dự án nhà ở thương mại cho nhà nước để lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội thường kéo dài do chưa được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật để bàn giao.

Công tác giải phóng mặt bằng ở một một số dự án nhà ở xã hội thì còn nhiều vướng mắc kéo dài. Thủ tục vay vốn còn nhiều bất cập, thủ tục rườm rà, nhiều đối tượng có nhu cầu mua nhà nhưng qua rà soát thủ tục chưa đủ điều kiện cho nên không có điều kiện vay vốn để hỗ trợ mua nhà ở xã hội cho mình.

Tránh tình trạng chính sách thì rất hay…

Bà Lê Thị Thanh Lam trao đổi, để đảm bảo hiệu quả hơn trong thời gian tới, cần quan tâm tạo điều kiện cho người dân dễ tiếp cận được với nhà ở xã hội và hoàn thiện hành lang pháp lý cho nhà ở xã hội.

Theo đó, sớm nghiên cứu, ban hành các văn bản quy định riêng về đấu thầu lựa chọn nhà thầu và đặc biệt các nhà đầu tư dự án phù hợp với đặc điểm của loại hình nhà ở xã hội, để tạo điều kiện tốt nhất và đẩy nhanh việc thực hiện dự án nhà ở xã hội nhà ở cho công nhân người lao động có thu nhập thấp.

Cũng cần bảo đảm bố trí đủ nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội, trong đó có chương trình hỗ trợ nhà ở xã hội cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại đô thị đề nghị Ngân hàng Nhà nước có chủ trương cải cách các thủ tục hành chính xét duyệt, cho vay, tránh tình trạng chính sách thì rất hay, rất tốt nhưng tiếp cận lại phải qua một rừng thủ tục.

Bà Lê Thị Thanh Lam đề nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tập trung chỉ đạo cho Ngân hàng Chính sách xã hội nghiên cứu xây dựng và cung cấp gói tín dụng cho người mua nhà ở xã hội với thời hạn có thể 10 đến 20 năm, lãi suất ưu đãi thấp từ 3 đến 5% so với cho vay thương mại thông thường để đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp có cơ hội và có động lực để mua nhà ở.

Đề nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo việc thực thi về chính sách đối với nhà ở xã hội đúng theo quy định của pháp luật. Có giải pháp ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý nghiêm, kịp thời các sai phạm đối với các tổ chức, cá nhân cố tình trục lợi chính sách. Có như vậy, chính sách nhà ở xã hội mới đúng và trúng đối tượng.

Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác quy hoạch và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thủ tục đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án bất động sản, trong đó có nhà ở xã. hội, nhà ở cho công nhân để tăng nguồn cung cho thị trường; sớm có chủ trương nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung quy định cơ chế, chính sách về nhà ở xã hội cho người có công với cách mạng, hộ nghèo và đặc biệt là những hộ khó khăn về nhà ở.

THẢO TIÊN – MỸ XUYÊN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Cần quán triệt tư tưởng đổi mới, tư duy xây dựng pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật

19:31 25/12/2024

Chiều 25-12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV.

Kiến nghị các chế độ cho giáo viên

08:19 20/12/2024

Cử tri Hậu Giang có nhiều kiến nghị đến bộ, ngành liên quan về các vấn đề liên quan đến chế độ dành cho giáo viên.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh thông điệp kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

13:58 14/12/2024

(HG) – Sáng ngày 14-12, tại Hội trường Trung tâm hành chính thành phố Vị Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang có buổi tiếp xúc hơn 350 cử tri thành phố Vị Thanh và huyện Vị Thủy sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Tin tưởng và kỳ vọng sẽ hoàn thành tốt 15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội

06:12 06/12/2024

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa qua, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã chuyển tải tâm tư nguyện vọng của cử tri và Nhân dân cả nước.

Cần có lộ trình giải quyết kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng

18:31 28/11/2024

Phát biểu sau buổi thảo luận về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xác định các trọng tâm, trọng điểm và lộ trình giải quyết, trả lời kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng.

Quốc hội đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ triệt phá 100% tụ điểm ma túy

16:03 27/11/2024

Đến năm 2030 phát hiện và triệt phá 100% các điểm, tụ điểm phức tạp, đối tượng bán lẻ về ma túy và 100% diện tích trồng trái phép cây có chứa chất ma túy.

Tổng Thanh tra Chính phủ: Phải khắc phục tệ “tham nhũng vặt”

15:57 26/11/2024

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh, tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở, khắc phục tệ “tham nhũng vặt” và tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.

Tuần làm việc cuối cùng kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về phòng, chống tham nhũng, vi phạm pháp luật

14:03 25/11/2024

Bắt đầu từ hôm nay 25-11, Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 8.

Vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội được cử tri Hậu Giang gửi đến Kỳ họp thứ 8

07:04 22/11/2024

Trong báo cáo gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phản ánh những vấn đề nổi bật mà cử tri và Nhân dân gửi gắm,

Cần có quy định bảo vệ nhà giáo, giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường

15:47 20/11/2024

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong dự án Luật cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy. Điều này cũng góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Làm tốt công tác định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong sắp xếp tổ chức bộ máy

17:21 26/12/2024

(HGO) - Chiều ngày 26-12, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban chỉ đạo tỉnh).

Phát động Chiến dịch vận động hiến máu tình nguyện dịp tết 2025

17:11 26/12/2024

(HGO) - Ngày 26-12, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Hậu Giang phối hợp cùng Ban vận động hiến máu tình nguyện huyện Phụng Hiệp tổ chức Lễ phát động Chiến dịch vận động hiến máu tình nguyện dịp tết, với chủ đề “Hành trình những giọt máu nghĩa tình”.

Công bố quyết định về công tác cán bộ

15:38 26/12/2024

(HGO) - Thường trực Huyện uỷ Vị Thuỷ vừa tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Huyện uỷ về công tác cán bộ.

Điểm tựa giúp phụ nữ thoát nghèo bền vững

09:41 26/12/2024

Hội LHPN huyện Châu Thành đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.