Thứ Sáu, ngày 25/08/2023 | 05:38
Dự thảo Luật Đất đai có 76 nội dung liên quan đến đất quốc phòng, an ninh. Góp ý dự thảo trên, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội vừa tổ chức Phiên họp Thường trực Ủy ban mở rộng, ghi nhận nhiều ý kiến.
Quang cảnh phiên họp.
Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án Luật quan trọng, tác động đến toàn xã hội. Đến nay, cả nước đã có hơn 12 triệu lượt ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Các quy định về loại đất quốc phòng, an ninh đã thể hiện tương đối đầy đủ trong dự thảo.
Theo Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, qua phối hợp thẩm tra, nghiên cứu báo cáo của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về loại đất quốc phòng, an ninh, cho thấy còn một số vấn đề cần nghiên cứu kỹ lưỡng thống nhất với các cơ quan trực tiếp là Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan soạn thảo để có sự phối hợp thẩm tra, kiến nghị cụ thể, trực tiếp, để Dự thảo Luật trình ra xin ý kiến đại biểu Quốc hội và được thông qua đúng tiến độ đề ra, bảo đảm chất lượng liên quan đất quốc phòng, an ninh.
Đại tá Nguyễn Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng, cho biết: Luật Đất đai năm 2013 và văn bản quy định chi tiết chưa quy định về trình tự, thủ tục, điều kiện thu hồi đất quốc phòng để sử dụng vào mục đích khác.
Thực tế hiện nay một số địa phương vẫn đang áp dụng quy định này và yêu cầu đơn vị quân đội và Bộ Quốc phòng bàn giao đất cho địa phương, do đó, thực tiễn việc chuyển mục đích sử dụng, thu hồi đất quốc phòng để sử dụng vào mục đích khác thực hiện không thống nhất, áp dụng pháp luật mang tính chất vận dụng, đại tá Nguyễn Việt Anh trao đổi thêm.
Đồng thời ông đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về đất quốc phòng, an ninh; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao nhiệm vụ cho cơ quan thực hiện quản lý đất quốc phòng, an ninh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Cuộc họp cũng ghi nhận ý kiến đề nghị bổ sung quy định về quy hoạch sử dụng đất quốc phòng đối với đất quốc phòng, an ninh không còn nhu cầu sử dụng để phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang để có cơ sở pháp lý tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục xin Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình cán bộ quân đội trong việc bàn giao các khu gia đình quân nhân hình thành trước ngày 1-7-2014 (ngày có hiệu lực của Luật Đất đai năm 2013) ra địa phương quản lý, xử lý.
Đại diện Bộ Công an thông tin, tính đến tháng 8-2023, Bộ Công an đã tiếp nhận, xử lý 194 phương án sử dụng đất an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế. Trong đó, 128 phương án sử dụng đất an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế; 48 phương án xử lý tiếp tục thực hiện hợp đồng; 11 phương án chấm dứt hợp đồng liên doanh, liên kết; 7 phương án đã phê duyệt.
Bộ này cho rằng, việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế cần thiết đưa các nội dung chi tiết quy định tại Nghị quyết số 132 ngày 17-11-2020 của Quốc hội vào nội dung Luật Đất đai (sửa đổi). Vì Nghị quyết số 132 sẽ hết hiệu lực khi Luật Đất đai hiện hành được sửa đổi, bổ sung. Trong đó, việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế phải bảo đảm phục vụ cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh là chính; trường hợp sử dụng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế phải quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan giúp cho Chính phủ xây dựng báo cáo đề xuất cụ thể những điều nào của Nghị quyết số 132 được luật hóa. Luật hóa như thế có đúng không, có tháo gỡ vướng mắc không? Tinh thần là cái gì đã rõ thì luật hóa, còn chưa rõ nên giao Chính phủ tiếp tục chỉ đạo xây dựng, chứ không hô hào luật hóa ngay.
Về chuyển đất quốc phòng làm nhà ở, lãnh đạo Quốc hội yêu cầu vấn đề này phải tính toán, phải đúng quy hoạch của địa phương và được Chính phủ phê duyệt. Đất quốc phòng; đất quốc phòng kết hợp làm kinh tế; không phải đất quốc phòng nhưng do các đơn vị quân đội quản lý và làm kinh tế, đó là các khu kinh tế quốc phòng do các đoàn kinh tế quốc phòng và một số đơn vị có chức năng làm kinh tế quản lý theo dự án. Mỗi loại đất này cần phải có chính sách cụ thể.
K.L tổng hợp
06:12 06/12/2024
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa qua, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã chuyển tải tâm tư nguyện vọng của cử tri và Nhân dân cả nước.
18:31 28/11/2024
Phát biểu sau buổi thảo luận về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xác định các trọng tâm, trọng điểm và lộ trình giải quyết, trả lời kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng.
16:03 27/11/2024
Đến năm 2030 phát hiện và triệt phá 100% các điểm, tụ điểm phức tạp, đối tượng bán lẻ về ma túy và 100% diện tích trồng trái phép cây có chứa chất ma túy.
15:57 26/11/2024
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh, tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở, khắc phục tệ “tham nhũng vặt” và tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.
14:03 25/11/2024
Bắt đầu từ hôm nay 25-11, Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 8.
07:04 22/11/2024
Trong báo cáo gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phản ánh những vấn đề nổi bật mà cử tri và Nhân dân gửi gắm,
15:47 20/11/2024
Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong dự án Luật cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy. Điều này cũng góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường.
08:12 15/11/2024
Xem xét việc mở rộng quy định về nghỉ phép cho người lao động có con từ 7 đến dưới 16 tuổi ốm đau, cũng như cho phép họ được nghỉ để chăm sóc con bệnh mà vẫn được hưởng lương; sớm ban hành hướng dẫn về hạn mức chỉ định thầu theo Luật Đấu thầu… Đó là những vấn đề được cử tri Hậu Giang đặc biệt quan tâm và gửi đến các bộ, ngành liên quan.
15:46 13/11/2024
Với 428/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, sáng 13/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 (trong đó, có một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước).
17:41 08/11/2024
Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).
08:44 11/12/2024
(HG) - Theo bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, huyện Phụng Hiệp, HTX đang thu mua cá thát lát của bà con nông dân để sản xuất phục vụ các đơn hàng cuối năm. Giá cá thát lát hiện ổn định ở mức 73.000-74.000 đồng/kg, trong khi năm trước ở thời điểm này giá cá thát lát dao động từ 72.000-85.000 đồng/kg, có lúc lên đến 90.000 đồng/kg nhưng vẫn khan hiếm nguồn cung. Còn năm nay, nguồn cung dồi dào, với mức giá hiện tại, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lãi hơn 10.000 đồng/kg cá thát lát thương phẩm.
08:43 11/12/2024
(HG) - Nhằm ghi nhận ý kiến, kiến nghị, phản ánh trực tiếp của cử tri qua đường dây nóng 02933.504.987 tại Kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh, trong phiên chất vấn diễn ra vào sáng ngày 10-12, Tổ đường dây nóng đã tiếp nhận 7 cuộc gọi đến của cử tri.
08:42 11/12/2024
(HG) - Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, từ tháng 12-2024 đến tháng 5-2025, tổng lượng dòng chảy trên sông Mekong về ĐBSCL ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 5-15%. Từ đó, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long xuống dần và ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1-0,2m. Trước tình hình trên, dự báo xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024-2025 tại ĐBSCL sẽ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm.
08:32 11/12/2024
Nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền, hội, đoàn thể, cùng ý chí vượt khó, nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện Phụng Hiệp đã vươn lên, xây dựng cuộc sống mới ngày càng tươm tất hơn.