Nhiều ý kiến đóng góp dự thảo Luật Phòng thủ dân sự

Thứ Sáu, ngày 11/11/2022 | 08:53

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, đại biểu Quốc hội vừa tiến hành thảo luận dự thảo Luật Phòng thủ dân sự, trong đó, đại biểu Hậu Giang góp ý cần quy định cụ thể về Quỹ phòng thủ dân sự và đảm bảo công khai, minh bạch.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, phát biểu ý kiến.

Phát biểu tại Hội trường, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang thông tin, phạm vi điều chỉnh của Luật có sự phân định rõ, không chồng chéo với phạm vi điều chỉnh của các luật hiện hành. Cụ thể, dự thảo Luật Phòng thủ dân sự chỉ điều chỉnh về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục đối với thảm họa và sự cố có nguy cơ dẫn đến thảm họa. Việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục đối với sự cố, những loại hình thiên tai, dịch bệnh thông thường thực hiện theo quy định của luật hiện hành.

Bộ trưởng cho biết thêm, để tạo cơ sở cho việc triển khai các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp với mức độ thảm họa, sự cố, bảo đảm không chồng chéo với luật chuyên ngành thì dự thảo Luật Phòng thủ dân sự đã quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro của sự cố và các cấp độ phòng thủ dân sự, cũng như các biện pháp trong từng cấp độ phòng thủ dân sự.

Về đánh giá mức độ rủi ro của thảm họa, sự cố, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang thông tin, hiện nay, một số văn bản quy phạm pháp luật đã quy định cách thức, tiêu chí phân loại, đánh giá mức độ rủi ro do các loại hình thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự quy định tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro của thảm họa, sự cố gồm: Phạm vi ảnh hưởng, khả năng lan rộng của thảm họa, sự cố; đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn chịu ảnh hưởng của thảm họa, sự cố; diễn biến, khả năng gây thiệt hại và thiệt hại của thảm họa, sự cố; khả năng ứng phó với thảm họa, sự cố của chính quyền địa phương và lực lượng tham gia phòng thủ dân sự…

Cần minh bạch Quỹ phòng thủ dân sự

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, nêu ý kiến: Để tránh chồng chéo luật, Ban soạn thảo cần quy định một cách thống nhất. Về giải thích từ ngữ với đối tượng người dễ bị tổn thương, đại biểu cho rằng, việc giải thích từ ngữ quy định trong Luật này và Luật Phòng, chống thiên tai chưa thống nhất với nhau, nên Ban soạn thảo cũng nghiên cứu sửa đổi sao cho phù hợp.

Đối với các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 9, đại biểu Lê Thị Thanh Lam đề nghị bổ sung thêm quy định với các hành vi bị nghiêm cấm đó là thiếu tinh thần trách nhiệm trong chỉ đạo, chỉ huy của người đứng đầu cơ quan, người có thẩm quyền trong thực hiện phòng thủ dân sự. Vì đại biểu cho rằng, khi người đứng đầu cơ quan, người có thẩm quyền và trách nhiệm trong phòng thủ dân sự thiếu tinh thần trách nhiệm dẫn đến chỉ đạo, chỉ huy không kịp thời, không đến nơi đến chốn, không huy động được, các lực lượng thờ ơ, vô cảm thì sẽ xảy ra thảm họa hoặc sự cố nghiêm trọng hơn.

Về trách nhiệm của Bộ Công an tại Điều 50, đại biểu Lê Thị Thanh Lam đề nghị bỏ nội dung “quản lý và sử dụng lực lượng công an chuyên trách làm nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ” theo quy định cho phù hợp với Luật Phòng cháy và chữa cháy. Vì Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy là lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân, ngoài lực lượng công an chuyên trách còn có lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Cho nên để tránh chồng chéo, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo xem xét lại nội dung này.

Đối với huy động các nguồn lực và Quỹ phòng thủ dân sự, đại biểu băn khoăn việc điều tiết từ các nguồn khác sang Quỹ phòng thủ dân sự thì được thực hiện như thế nào, cho những lĩnh vực gì và ai là người có thẩm quyền để điều tiết… Do đó, đề nghị cần phải có quy định cụ thể; đảm bảo công khai, minh bạch và với nội dung này, đại biểu đề nghị Chính phủ quy định chi tiết rõ hơn.

Quy định tiêu chí phân loại thảm họa

Đại biểu Thạch Phước Bình, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh cho rằng, cần thiết ban hành Luật Phòng thủ dân sự, đảm bảo ứng phó sẵn sàng với mọi tình huống xảy ra. Nhằm hoàn thiện Luật, đại biểu đề nghị tiếp tục rà soát giải thích từ ngữ, đảm bảo thống nhất với Luật Quốc phòng.

Đối với khái niệm thảm họa được quy định trong dự thảo Luật, đại biểu đề nghị làm rõ khái niệm và nội hàm của thảm họa, cần chia giai đoạn, phân loại thảm họa để có quy định phù hợp về phương pháp ứng phó.

Đại biểu Thạch Phước Bình cũng đề nghị nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để đảm bảo tính hợp lý, khả thi của dự án luật. Cho rằng Điều 45, Điều 46 có quy định về chế độ chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự, tuy nhiên lực lượng này đa dạng, chế độ chính sách được quy định trong nhiều văn bản khác nhau, do đó đại biểu nói cần làm rõ chế độ chính sách với những người làm ở Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự và một số lực lượng cụ thể áp dụng theo quy định cụ thể nào.

Về Quỹ phòng thủ dân sự, Điều 44 quy định Quỹ phòng thủ dân sự được hình thành trên cơ sở điều tiết từ các quỹ ngoài ngân sách có liên quan đến hoạt động phòng thủ dân sự. Cho rằng quy định này chưa rõ ràng, đại biểu đề nghị cần có quy định rõ ràng, chi tiết, cụ thể hơn để đảm bảo tính chặt chẽ trong văn bản pháp luật.

Phải rõ hơn trách nhiệm của mỗi cấp

Đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp ghi nhận thời gian qua, công tác phòng thủ dân sự đã đáp ứng được yêu cầu phòng chống, ứng phó khắc phục hậu quả thảm họa sự cố thiên tai, dịch bệnh, góp phần bảo vệ an ninh tính mạng, sức khỏe, tài sản của Nhân dân. Song đại biểu nói phạm vi áp dụng của dự thảo bị chi phối bởi nhiều luật khác nhau như Luật Quốc phòng, Luật Phòng chống thiên tai, Luật An ninh quốc gia, Luật Phòng cháy chữa cháy…

Đại biểu Phạm Văn Hòa nhấn mạnh việc thực tiễn trong công tác ứng phó, khắc phục thiên tai do các luật khác bị chi phối lại có nhiều, rất nhiều Ban Chỉ đạo, chỉ huy đôi lúc thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ. Do đó, cần phải có sự thống nhất chung trong tổ chức, thực hiện để mang lại hiệu quả.

Cho ý kiến là chính sách Nhà nước trong phòng thủ dân sự, đại biểu nói dự thảo Luật còn quy định quá chung chung; đề nghị cần quy định cụ thể từng chính sách cụ thể trong từng lĩnh vực để dễ thực hiện.

Về cấp độ phòng thủ dân sự, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng dự thảo quy định gồm 4 cấp và tương ứng mỗi cấp quy định trách nhiệm của chính quyền là cần thiết. Tuy nhiên, đề nghị mỗi cấp độ phải thực hiện nhiệm vụ cần quy định cụ thể để tránh bỏ sót; đồng thời cần rõ hơn trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền.

Về thẩm quyền ban bố bãi bỏ các phòng thủ dân sự, dự thảo quy định giao ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh ban bố bãi bỏ tình trạng khẩn cấp 1 - 2 trên địa bàn quản lý, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị cân nhắc rà soát với các luật có liên quan để áp dụng tránh chồng chèo. Thực tế các luật chuyên ngành đã quy định cụ thể thẩm quyền của chủ thể quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực và từng cấp độ khác nhau.

Về thẩm quyền điều động, huy động lực lượng, phương tiện, đại biểu này đề nghị cần có chế tài trong trường hợp không chấp hành hoặc có những thực hiện nửa vời. Đại biểu chỉ rõ quy định về huy động phòng thủ dân sự trong tình trạng khẩn cấp còn chồng chéo với Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp, do đó đề nghị dẫn chiếu, rà soát để tránh chồng chéo nhau…

K.L tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Kiến nghị các chế độ cho giáo viên

08:19 20/12/2024

Cử tri Hậu Giang có nhiều kiến nghị đến bộ, ngành liên quan về các vấn đề liên quan đến chế độ dành cho giáo viên.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh thông điệp kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

13:58 14/12/2024

(HG) – Sáng ngày 14-12, tại Hội trường Trung tâm hành chính thành phố Vị Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang có buổi tiếp xúc hơn 350 cử tri thành phố Vị Thanh và huyện Vị Thủy sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Tin tưởng và kỳ vọng sẽ hoàn thành tốt 15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội

06:12 06/12/2024

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa qua, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã chuyển tải tâm tư nguyện vọng của cử tri và Nhân dân cả nước.

Cần có lộ trình giải quyết kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng

18:31 28/11/2024

Phát biểu sau buổi thảo luận về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xác định các trọng tâm, trọng điểm và lộ trình giải quyết, trả lời kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng.

Quốc hội đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ triệt phá 100% tụ điểm ma túy

16:03 27/11/2024

Đến năm 2030 phát hiện và triệt phá 100% các điểm, tụ điểm phức tạp, đối tượng bán lẻ về ma túy và 100% diện tích trồng trái phép cây có chứa chất ma túy.

Tổng Thanh tra Chính phủ: Phải khắc phục tệ “tham nhũng vặt”

15:57 26/11/2024

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh, tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở, khắc phục tệ “tham nhũng vặt” và tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.

Tuần làm việc cuối cùng kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về phòng, chống tham nhũng, vi phạm pháp luật

14:03 25/11/2024

Bắt đầu từ hôm nay 25-11, Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 8.

Vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội được cử tri Hậu Giang gửi đến Kỳ họp thứ 8

07:04 22/11/2024

Trong báo cáo gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phản ánh những vấn đề nổi bật mà cử tri và Nhân dân gửi gắm,

Cần có quy định bảo vệ nhà giáo, giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường

15:47 20/11/2024

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong dự án Luật cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy. Điều này cũng góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường.

Những vấn đề được cử tri quan tâm kiến nghị bộ, ngành liên quan

08:12 15/11/2024

Xem xét việc mở rộng quy định về nghỉ phép cho người lao động có con từ 7 đến dưới 16 tuổi ốm đau, cũng như cho phép họ được nghỉ để chăm sóc con bệnh mà vẫn được hưởng lương; sớm ban hành hướng dẫn về hạn mức chỉ định thầu theo Luật Đấu thầu… Đó là những vấn đề được cử tri Hậu Giang đặc biệt quan tâm và gửi đến các bộ, ngành liên quan.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Bài 1: Truyền cảm hứng khởi nghiệp

12:08 22/12/2024

Thời gian qua, tỉnh luôn quan tâm khơi nguồn cho các ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp. Nhiều ý tưởng khởi nghiệp đã và đang phát triển tốt, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thị xã Long Mỹ: Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho gia đình chính sách, hộ nghèo

11:36 22/12/2024

(HGO) - Trung tâm Y tế thị xã Long Mỹ vừa phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự thị xã, Câu lạc bộ thầy thuốc trẻ Trung tâm Y tế và Thị đoàn Long Mỹ tổ chức khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho các gia đình chính sách, có công với cách mạng và hộ nghèo tại xã Long Trị.

Đứng trú mưa, sẵn tay giật dây chuyền

11:31 22/12/2024

(HGO) - Tòa án nhân dân thành phố Ngã Bảy vừa đưa ra xét xử lưu động vụ án hình sự đối với bị cáo Lê Thị Yến (sinh năm 1983) bị viện kiểm sát cùng cấp truy tố về tội cướp giật tài sản theo Điều 171, Bộ luật Hình sự.

Điểm tin sáng 22-12: Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về mã độc lây nhiễm qua thiết bị lưu trữ

06:00 22/12/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Mở rộng dạy chương trình tích hợp nước ngoài ở Việt Nam; Công bố 10 sự kiện của ngành tài nguyên và môi trường; EU xây hệ thống vệ tinh 11,1 tỉ USD cạnh tranh với Starlink; Loài sóc ăn chay bỗng thành 'vua' săn chuột.