Thứ Sáu, ngày 23/05/2025 | 05:52
Hiến pháp là văn bản pháp lý cao nhất, điều chỉnh những vấn đề cốt lõi của quốc gia. Việc lấy ý kiến Nhân dân góp ý sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 lần này (theo Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013) nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật Việt Nam; đồng thời thể hiện rõ quyền làm chủ của người dân trong những quyết sách lớn của đất nước.
Ông Danh Ly (bìa trái) được Chủ tịch Hội CCB xã Xà Phiên giải thích những điểm mới quan trọng của dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Đến tận nhà hướng dẫn
Lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 này tập trung vào 8/120 Điều, với những nội dung quan trọng như: thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về tổ chức lại hệ thống MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, sắp xếp chính quyền địa phương 2 cấp… Đây đều là những vấn đề có ảnh hưởng lớn đến đời sống và sự vận hành của bộ máy nhà nước, nên càng cần sự đóng góp trí tuệ và đồng thuận từ Nhân dân.
Từ ngày 6-5-2025, toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp được công bố công khai rộng rãi.
Để bảo đảm chất lượng và chiều sâu cho đợt lấy ý kiến, hệ thống Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh đang vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao. Từ tỉnh đến cơ sở, việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân tham gia góp ý được tổ chức bài bản, linh hoạt, sát thực tế. Nhờ vậy, đã lan tỏa tinh thần dân chủ, tạo thành một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn xã hội.
Một bước tiến mới là hình thức lấy ý kiến được tổ chức qua ứng dụng VNeID, tạo thuận lợi cho người dân dù ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào.
Ông Hồ Ngọc Tôn, ở ấp 5, thị trấn Nàng Mau, cho biết, ngoài các đoàn thể, Mặt trận, Đoàn thanh niên đến từng nhà ghi nhận ý kiến thì ông cũng thường xuyên nhắc nhở bà con. “Ấp có hơn 300 hộ, hiện còn khoảng 267 hộ sinh sống thường xuyên. Chúng tôi chủ động phối hợp với các đoàn thể hỗ trợ cài đặt, sử dụng ứng dụng VNeID để bà con góp ý Hiến pháp. Người lớn tuổi thao tác chưa rành thì chúng tôi hướng dẫn nhiều lần, miễn sao bà con làm được, hiểu hơn đây là quyền và trách nhiệm công dân”.
Không riêng ấp 5, thị trấn Nàng Mau, mà tại ấp Thạnh Mỹ A, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, Trưởng ấp Hà Tấn Lực cũng rất tích cực. Ông chia sẻ: “Việc góp ý sửa đổi, bổ sung Hiến pháp qua ứng dụng VneID rất tiện, vì giờ hầu hết bà con đều dùng điện thoại thông minh, đã định danh mức 2. Ấp thành lập 3 tổ đến tận nhà hướng dẫn, người lớn tuổi thao tác khó thì cán bộ hỗ trợ đến khi góp ý xong mới thôi”.
Còn ở ấp 4, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, Tổ công nghệ số cộng đồng rất kiên trì “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để hướng dẫn bà con sử dụng VNeID. Việc tận tâm tuyên truyền, hướng dẫn đã khơi dậy ý thức “làm chủ” trong từng người dân.
Ông Đồng Văn Thắng, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tân Hòa, đánh giá: “Việc lấy ý kiến Nhân dân vào dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này thể hiện tinh thần dân chủ để người dân trực tiếp bày tỏ nguyện vọng góp phần xây dựng một đất nước phát triển, một chính quyền phục vụ Nhân dân. Những nội dung điều chỉnh, đặc biệt tại Điều 9 và Điều 10 liên quan đến vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đều nhận được sự đồng thuận cao. Nhìn chung, cách thức triển khai lấy kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này chặt chẽ, khoa học, phần bố cục, nội dung trình bày dễ hiểu, hợp lòng dân”.
Bà con Khmer tích cực
Trong khi đó, với đặc thù xã có gần 40% dân số là đồng bào dân tộc Khmer thì cách làm của xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ đáng được đánh giá cao.
Ông Phạm Văn Toản, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã, cho hay, thông qua tổ chức lấy ý kiến bằng phiếu kết hợp các buổi họp, có 189 hội viên tham gia, với 50 ý kiến tập trung vào Điều 9, Điều 10, Điều 114, Điều 115; còn lại thống nhất cao.
“Trước khi triển khai, tôi nghiên cứu kỹ các điểm mới để so sánh, giúp hội viên hiểu rõ hơn và góp ý chính xác, không hình thức. Nhiều hội viên đề xuất chỉnh sửa, lược bỏ các cụm từ chưa phù hợp. Với 9 người trong Hội là dân tộc Khmer, tôi chủ động chuyển ngữ sang tiếng Khmer một cách ngắn gọn, sát nghĩa nhất, giúp bà con hiểu rõ và mạnh dạn góp ý”, ông Toản thông tin.
Ông Danh Ly cho biết, đất nước chuẩn bị vận hành chính quyền địa phương 2 cấp thì nhất thiết phải sửa Hiến pháp mới phù hợp.
“Tôi không biết nhiều chữ, nhưng nhờ anh em trong Hội Cựu chiến binh, tôi hiểu đây là việc quan trọng. Tôi góp ý trong cuộc họp Hội, rồi nói lại cho hàng xóm, cho người thân trong gia đình. Tôi hiểu tới đâu thì nói tới đó. Nói chung, chủ trương của Đảng, Nhà nước thì mình phải tuân theo. Đây cũng là quyền lợi của mình mà”, ông Danh Ly cho biết thêm.
Thời gian tiếp nhận góp ý về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp ở Hậu Giang đến hết tháng 5. Tất cả ý kiến đều tổng hợp, dù chỉ là những góp ý nhỏ nhất cũng được ghi nhận, đánh giá.
Việc lấy ý kiến nhân dân lần này là một bước trong quy trình lập hiến, thể hiện cao tinh thần dân chủ; qua đó, góp phần đảm bảo Hiến pháp thực sự là kết tinh của trí tuệ, ý chí và nguyện vọng của toàn dân.
THẢO TIÊN
05:50 27/06/2025
Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Luật có hiệu lực từ ngày 1-7-2025.
07:17 20/06/2025
Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận ở hội trường về phát triển kinh tế - xã hội.
07:16 20/06/2025
Tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí nhân Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị báo chí chuyển tải kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cử tri, Nhân dân tới Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
18:41 18/06/2025
Đó là một trong những vấn đề “nóng” mà đại biểu và cử tri đều quan tâm được bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, nêu ý kiến thảo luận ở Hội trường Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội vào sáng ngày 18-6.
18:00 18/06/2025
Băn khoăn trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại; tình hình đời sống của người lao động trước áp lực tăng giá và thu nhập suy giảm, đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp giải quyết cụ thể đối với 2 vấn đề “nóng” này.
17:23 17/06/2025
Đóng góp ý kiến thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, đã nêu một số thực tiễn bất cập và đề xuất việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu môi trường là giải pháp căn cơ để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
08:24 17/06/2025
Đóng góp dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, đại biểu Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, cho rằng việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc là quyết định quan trọng của Đảng và Nhà nước.
14:00 13/06/2025
Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
09:01 13/06/2025
Hôm qua (ngày 12-6), với 461/465 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày Quốc hội thông qua (12-6).
08:34 06/06/2025
Tiếp tục chương trình phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...