Thứ Sáu, ngày 01/11/2024 | 22:57
Quan tâm đến quyền lợi của trẻ em không giấy tờ tùy thân.MP3
Góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại kỳ họp Quốc hội, đại biểu Lê Minh Nam, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội (Đoàn ĐBQH Hậu Giang), trao đổi nhiều nội dung, mong muốn cơ quan chủ trì soạn thảo quan tâm.
Đại biểu Lê Minh Nam phát biểu tại một buổi thảo luận tổ. Ảnh: TOQUOC.VN
Cần bổ sung một số đối tượng cho phù hợp thực tế
Tại khoản 3, Điều 12, về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, ông Lê Minh Nam đề nghị nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước hỗ trợ cần nghiên cứu bổ sung đối tượng là người dân các xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Thực tế, ngày 19/10/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75 quy định đối tượng trên được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế và Nghị định có hiệu lực từ ngày 03/12/2023.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách trình bày cụ thể: “Chúng ta vẫn biết nguyên tắc xây dựng luật hiện nay không đưa các nội dung quy định tại Thông tư, Nghị định vào luật. Cho dù vậy, Nghị định số 75 đã căn cứ Luật Bảo hiểm y tế hiện hành để ban hành, do có thể đã coi nhóm đối tượng này thuộc nhóm đối tượng người có công. Nếu trong trường hợp Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung không quy định cụ thể nhóm đối tượng này cùng một số đối tượng mới được đưa vào sửa đổi, bổ sung Luật cũng có thể hiểu là nhóm đối tượng trên không thuộc đối tượng được hưởng. Và như vậy có thể phát sinh những vướng mắc trong tổ chức thực hiện.
“Đây là vấn đề có thể nói đã được thực tế kiểm nghiệm, không phải là nội dung có nhiều biến động cần phải hướng dẫn chi tiết ở nghị định, thông tư. Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung tại luật để thống nhất tổ chức thực hiện”, ông Lê Minh Nam nói.
Góp ý cho khoản 4, Điều 12 đối với nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng phí, tại điểm d có quy định người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, đại biểu Nam cũng đề nghị sửa lại thành người thuộc hộ gia đình có mức sống trung bình theo quy định của pháp luật.
Theo đó, ông Lê Minh Nam đề nghị bỏ cụm từ “làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp”, vì trên thực tế có rất nhiều gia đình ở nông thôn hoàn cảnh khó khăn nhưng không đất nông nghiệp để canh tác, phải đi làm thuê trong lĩnh vực nông nghiệp như cắt lúa, làm cỏ thuê, hoặc có thể phải đi bán vé số, phụ hồ, mặc dù có thu nhập trung bình theo quy định của Chính phủ nhưng vẫn không được xét là đối tượng của hộ gia đình làm nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình, nên chưa được hỗ trợ bảo hiểm y tế.
“Để góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh, đảm bảo hỗ trợ cho các nhóm yếu thế trong xã hội một cách toàn diện, công bằng như mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra, tôi cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu thêm về đề xuất này”, đại biểu Lê Minh Nam phát biểu.
Quan tâm hơn với trẻ em không giấy tờ tùy thân
Nội dung tiếp theo liên quan đến quyền lợi bảo hiểm y tế của trẻ em, hiện tại là trẻ dưới 6 tuổi mà có giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh đều được hưởng đầy đủ quyền lợi bảo hiểm y tế, kể cả là chưa có thẻ bảo hiểm y tế, tuy nhiên thiệt thòi nằm ở nhóm trẻ em không được làm giấy tờ tùy thân - không có cơ sở để áp dụng chính sách.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Minh Nam lập luận: Tất nhiên, để quản lý, giám sát cũng cần phải có căn cứ, cơ sở là giấy tờ, bằng chứng để xác định đối tượng. Tuy nhiên, nếu nhóm đối tượng trẻ em không có giấy tờ tùy thân mà không được hưởng cũng rất đáng quan ngại. Thông thường, đây đều là những trường hợp rất khó khăn, có hoàn cảnh đáng thương. Vì vậy, cơ quan chủ trì soạn thảo cần nghiên cứu có quy định cụ thể như thế nào để các cháu được hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh cũng như được chăm sóc sức khỏe một cách công bằng như các trẻ em khác, không phân biệt là có giấy tờ hay không có giấy tờ, để đảm bảo đáp ứng được việc điều chỉnh cho nhóm đối tượng yếu thế này.
Dẫn lời cử tri đề nghị cần phải nghiên cứu bổ sung nội dung quy định: “Giám đốc cơ sở khám, chữa bệnh chịu trách nhiệm đảm bảo đầy đủ, kịp thời về thuốc, vật tư y tế trong khám, chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế trong phạm vi được hưởng”, qua đó, nhằm đảm bảo cho việc cung ứng thuốc, vật tư y tế cho người bệnh; đại biểu Nam cho rằng các cơ sở khám, chữa bệnh hoạt động hiện có rất nhiều loại hình công tư, hỗn hợp; bên cạnh trách nhiệm về chuyên môn, về y đức còn phải hướng đến mục tiêu mang lại hiệu quả cho cơ sở kinh doanh của mình. “Tuy vậy, từ những ý kiến đề xuất, tôi thấy đây là những mong muốn rất chính đáng của người dân trước thực trạng thiếu thuốc và vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế”.
Thuyết phục hơn, ông nhắc lại vừa rồi chúng ta cũng đã có rất nhiều chính sách để tháo gỡ nội dung này, tuy nhiên vẫn còn thực trạng như vậy nên cần nghiên cứu cơ chế để đảm bảo đáp ứng đủ thuốc, vật tư thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho dân. Còn nếu không cũng cần phải có cơ chế thanh toán đối với những đối tượng mà trường hợp bắt buộc phải sử dụng nguồn mua từ bên ngoài.
T. T lược ghi
15:47 20/11/2024
Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong dự án Luật cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy. Điều này cũng góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường.
08:12 15/11/2024
Xem xét việc mở rộng quy định về nghỉ phép cho người lao động có con từ 7 đến dưới 16 tuổi ốm đau, cũng như cho phép họ được nghỉ để chăm sóc con bệnh mà vẫn được hưởng lương; sớm ban hành hướng dẫn về hạn mức chỉ định thầu theo Luật Đấu thầu… Đó là những vấn đề được cử tri Hậu Giang đặc biệt quan tâm và gửi đến các bộ, ngành liên quan.
15:46 13/11/2024
Với 428/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, sáng 13/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 (trong đó, có một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước).
17:41 08/11/2024
Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).
15:59 08/11/2024
Người có ảnh hưởng phải chứng minh đã sử dụng mỹ phẩm, thực phẩm trước khi đăng tải ý kiến cá nhân lên mạng xã hội, theo dự thảo sửa đổi Luật Quảng cáo.
08:30 08/11/2024
Vừa qua, cử tri Hậu Giang gửi kiến nghị sau Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.
14:56 07/11/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam, trị giá hơn 67 tỉ USD.
06:32 07/11/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ việc cần làm sao tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, ách tắc hiện nay trong phát triển kinh tế - xã hội.
16:03 06/11/2024
Sáng 6-11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Việc sửa đổi Luật Đầu tư lần này nhằm tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện.
08:52 06/11/2024
Thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm sau, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh,
14:42 21/11/2024
(HGO) - Sáng ngày 21-11, Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính năm 2024. Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo THADS tỉnh, chủ trì hội nghị.
09:15 21/11/2024
(HGO) - Chiều ngày 20-11, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Họp mặt kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), với chủ đề “Mừng tuổi 20 Trường Chính trị tỉnh khát vọng vươn tầm”.
08:59 21/11/2024
Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.
08:44 21/11/2024
Dù đóng góp 95% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước; đồng thời, xuất khẩu rau quả trong thời gian qua liên tục tăng trưởng mạnh khi nhiều loại trái cây tiếp tục được mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường; tuy nhiên, vùng ĐBSCL lại gặp khó khăn về khả năng tiếp cận và hấp thu nguồn vốn tín dụng, trong khi nguồn vốn dành cho nơi đây không thiếu.