Quốc hội với những quyết sách hợp lòng dân

Thứ Năm, ngày 02/01/2025 | 19:10

Năm qua, Quốc hội đã giải quyết khối lượng lớn công việc khó, song với trách nhiệm cao trước đất nước cũng như người dân và doanh nghiệp, Quốc hội đã quyết đáp nhiều vấn đề quốc kế dân sinh.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp xúc cử tri thành phố Ngã Bảy. Ảnh: VŨ LINH

Nhìn lại từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến nay, có thể thấy, năm đầu nhiệm kỳ (năm 2021), tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội chủ yếu làm công tác tổ chức và nhân sự cho bộ máy nhiệm kỳ mới của Nhà nước; tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội thông qua được 2 luật và cho ý kiến lần đầu với 5 dự án luật khác.

Năm 2022, tại kỳ họp thứ ba và thứ tư, Quốc hội thông qua được 11 luật, cho ý kiến lần đầu 13 dự án luật khác. Năm 2023, tại Kỳ họp thứ năm và thứ sáu, Quốc hội thông qua 15 luật, cho ý kiến lần đầu 14 dự án luật khác. Năm 2024 là năm bứt tốc, Quốc hội đã thông qua tới 31 luật và cho ý kiến lần đầu với 22 dự án luật khác. Trong đó, tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội thông qua 11 luật và 11 dự án luật được cho ý kiến; kỳ họp thứ tám thông qua 18 luật và cho ý kiến lần đầu 10 dự án luật khác. Trước đó, tại kỳ họp bất thường lần thứ năm, Quốc hội thông qua 2 luật.

Trong 6 kỳ họp của năm 2024, Quốc hội thông qua 46 nghị quyết, trong đó có 7 nghị quyết quy phạm pháp luật.

Đáng quan tâm, năm 2024 cũng là năm Quốc hội giải quyết nhiều vấn đề quốc kế dân sinh.

Tại các bài phát biểu bế mạc kỳ họp thứ bảy và thứ tám của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đều nhấn đậm: “Quốc hội đã xem xét quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết”.

Thực tế, năm qua, Quốc hội đã giải quyết khối lượng lớn công việc khó, song với trách nhiệm cao trước đất nước cũng như người dân và doanh nghiệp, Quốc hội đã quyết đáp nhiều vấn đề quốc kế dân sinh, vừa phục vụ xử lý những việc trước mắt, vừa tạo điều kiện thực thi các công việc có tầm chiến lược của quốc gia.

Đó là đã rút ngắn thời gian chờ hiệu lực thi hành của những luật đã được thông qua. Một số luật được thông qua năm 2023, đầu năm 2024 là những luật lớn, có nhiều chương, mục, điều, khoản và nhiều nội dung khá phức tạp, đòi hỏi phải có nhiều thời gian ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành, nên thời điểm có hiệu lực được quy định khá xa so với thời điểm thông qua các luật. Nhưng trước yêu cầu sớm khôi phục, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch và hậu quả nặng nề của thiên tai đòi hỏi các cơ quan hữu trách phải tăng tốc, nhanh chóng hoàn thành văn bản hướng dẫn thi hành các luật.

Do đó, tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng với hiệu lực thi hành của các luật đều được đẩy lên từ ngày 1-8-2024 thay vì quý IV/2024 và 6 tháng đầu năm 2025.

Bên cạnh đó, sau nhiều lần bàn bạc “thấu tình, đạt lý”, ngày 30-11-2024, Quốc hội đã quyết nghị xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

Dự án đường sắt cao tốc này được thiết kế với vận tốc lên tới 350km/h, sẽ rút ngắn thời gian di chuyển giữa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh xuống còn 5 giờ 30 phút, được kỳ vọng sẽ mang lại sự thay đổi lớn trong hệ thống giao thông Việt Nam khi hoàn thành. Với ưu thế vận tải khối lượng lớn, nhanh chóng, tin cậy, thuận tiện, đường sắt cao tốc trên trục Bắc - Nam sẽ rút ngắn khoảng cách giữa các địa phương, vùng miền, góp phần giảm áp lực tập trung dân số, quá tải hạ tầng đang gây ra nhiều hệ lụy, nhất là ở các thành phố lớn.

Tại Nghị quyết số 175 ngày 30-11-2024, Quốc hội cũng đã quyết nghị thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương với hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2025.

Thành phố Huế có diện tích tự nhiên hơn 4.947km2 và quy mô dân số hiện nay gần 1,24 triệu người. Việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là cơ sở để tổ chức chính quyền đô thị mới, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và là tiền đề quan trọng để hoàn thành mục tiêu đến năm 2030, thành phố Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực miền Trung.

Song song đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trong năm qua, Quốc hội đã tiến hành công tác nhân sự một cách chặt chẽ theo đúng quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước. Quốc hội đã tiến hành bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Tổng Thư ký Quốc hội; phê chuẩn bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Chánh án và Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, 4 Phó Thủ tướng Chính phủ, 5 Bộ trưởng các Bộ: Công an, Tài chính, Giao thông Vận tải, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, đồng thời tiến hành công tác nhân sự khác theo thẩm quyền và đạt sự đồng thuận, thống nhất cao của các đại biểu Quốc hội. Đến nay, bộ máy nhà nước đã được kiện toàn vững chắc và ổn định.

Cũng trong năm 2024, Quốc hội cũng đã thảo luận, thông qua nhiều cơ chế, chính sách để giải quyết kịp thời các vấn đề quốc kế dân sinh, tháo gỡ nhanh nhất khó khăn, “điểm nghẽn” liên quan đến cơ chế, chính sách, các dự án, đất đai, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, giải phóng các nguồn lực, hỗ trợ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn, như: Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, thời gian được giảm từ ngày 1-1-2025 đến 30-6-2025 nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp tục phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch Covid-19 và sự tàn phá của cơn bão số 3 (bão Yagi).

Điều chỉnh lại Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Quốc hội quyết nghị trong năm 2025 cho phù hợp với Luật Đất đai năm 2024. Bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024 cho các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương để thực hiện mức lương cơ sở theo Nghị định số 73 của Chính phủ nhằm tiếp tục cải thiện đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khu vực hành chính, sự nghiệp công.

Luật Bảo hiểm Y tế (sửa đổi) quy định từng bước liên thông, thông tuyến trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; giảm thuế giá trị gia tăng; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035; Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.

Đặc biệt, Quốc hội cho phép sử dụng nguồn cắt giảm, tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024 của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo…

2024 là một năm với kỷ lục Quốc hội tiến hành 6 kỳ họp. Với tinh thần đổi mới, khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm, thống nhất và đồng thuận rất cao, Quốc hội đã hoàn thành hơn 100 đầu việc (riêng kỳ họp thứ tám chiếm tới 51 đầu việc), kịp thời tháo gỡ các “điểm nghẽn”, khơi thông các nguồn lực, phục vụ đắc lực cho việc phục hồi và phát triển nền kinh tế - xã hội, ổn định và nâng cao mức sống của Nhân dân.

Quốc hội năm 2024 - một năm bận rộn, với khối lượng lớn công việc, trong đó có nhiều việc khó, cấp bách, nhưng rất thành công với nhiều quyết đáp lịch sử trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

K.L tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 1-7-2025

05:50 27/06/2025

Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Luật có hiệu lực từ ngày 1-7-2025.

Cần phải tập trung quan tâm sơ kết, tổng kết các chính sách đặc thù thí điểm

07:17 20/06/2025

Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận ở hội trường về phát triển kinh tế - xã hội.

Báo chí quan tâm tuyên truyền thật tốt các sự kiện trọng đại của Đảng, của đất nước

07:16 20/06/2025

Tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí nhân Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị báo chí chuyển tải kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cử tri, Nhân dân tới Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Tình trạng mua, bán hàng giả... đang trở nên nghiêm trọng

18:41 18/06/2025

Đó là một trong những vấn đề “nóng” mà đại biểu và cử tri đều quan tâm được bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, nêu ý kiến thảo luận ở Hội trường Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội vào sáng ngày 18-6.

Đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp giải quyết 2 vấn đề “nóng”

18:00 18/06/2025

Băn khoăn trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại; tình hình đời sống của người lao động trước áp lực tăng giá và thu nhập suy giảm, đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp giải quyết cụ thể đối với 2 vấn đề “nóng” này.

Giải pháp căn cơ để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

17:23 17/06/2025

Đóng góp ý kiến thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, đã nêu một số thực tiễn bất cập và đề xuất việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu môi trường là giải pháp căn cơ để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Quyết định quan trọng của Đảng và Nhà nước

08:24 17/06/2025

Đóng góp dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, đại biểu Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, cho rằng việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc là quyết định quan trọng của Đảng và Nhà nước.

Đảm bảo tính thống nhất về hình thức văn bản bãi bỏ văn bản pháp quy

14:00 13/06/2025

Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thành phố Cần Thơ sau khi hợp nhất giáp An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Vĩnh Long và Biển Đông

09:01 13/06/2025

Hôm qua (ngày 12-6), với 461/465 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày Quốc hội thông qua (12-6).

Chậm nhất đến ngày 1-7-2027 phải hoàn thành việc bố trí vào vị trí việc làm

08:34 06/06/2025

Tiếp tục chương trình phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...