Thứ Sáu, ngày 23/02/2024 | 08:32
Đề án “Nghiên cứu, đồng bộ hóa chính sách dân tộc trong hệ thống chính sách, pháp luật theo các nghị quyết của Đảng và Hiến pháp năm 2013” (Đề án) phải đánh giá những mặt được, tích cực; phát hiện ra vướng mắc, chồng chéo, bất hợp lý, nhưng cũng phải đánh giá mặt được, thành quả, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc họp.
Chủ trì cuộc họp về Đề án, Thường trực Quốc hội thống nhất với cách tiếp cận của Hội đồng Dân tộc trong xây dựng Đề án với mục đích rà soát các quy định liên quan đến chính sách dân tộc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành; phát hiện những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập và nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp khắc phục, sửa đổi, bổ sung quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
Ngày 24-6-2021, Đảng đoàn Quốc hội ban hành Quyết định số 2362, giao Thường trực Hội đồng Dân tộc nhiệm vụ xây dựng Đề án “Nghiên cứu, đồng bộ hóa chính sách dân tộc trong hệ thống chính sách, pháp luật theo các nghị quyết của Đảng và Hiến pháp năm 2013”.
Thường trực Quốc hội đánh giá cao Hội đồng Dân tộc đã phối hợp xây dựng Đề án; việc xây dựng Đề án tuy chậm so với yêu cầu nhưng Hội đồng Dân tộc đã cẩn trọng, cầu thị lắng nghe, trước tết 2024 đã trình Đề án và Thường trực Quốc hội yêu cầu xin ý kiến một số cơ quan.
Ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, công phu soạn thảo của Thường trực Hội đồng Dân tộc tập hợp được nhiều tư liệu, số liệu và dự thảo Đề án, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận thấy, Thường trực Hội đồng Dân tộc đã tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm, xin ý kiến nhiều lần trong Tổ đảng của Hội đồng Dân tộc. Báo cáo 13 trang giải trình tiếp thu ban đầu của 4/5 cơ quan đã gửi xin ý kiến rất thấu đáo, cầu thị.
Đây là Đề án lần đầu tiên thực hiện, nội dung mới, khó, phạm vi rộng, yêu cầu cao, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều thời điểm nên Thường trực Quốc hội băn khoăn trước yêu cầu đồng bộ hóa chính sách dân tộc, vậy các lĩnh vực khác liệu có đồng bộ hóa được không?
Ngoài ra, một số văn bản thuộc thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh khó thu thập; một số văn bản “mật” trong khi công việc của Hội đồng Dân tộc lại cũng rất nhiều. Thường trực Quốc hội nhận thấy, hiện Đề án còn chưa rõ ràng trong việc xác định thời điểm tính từ đâu; phạm vi như thế nào, nội hàm khái niệm đồng bộ hóa ra sao… Vì vậy, cuộc họp này là rất cần thiết để thống nhất chỉnh sửa, sau đó xin ý kiến Đảng đoàn; sau cuộc họp này, Thường trực Hội đồng Dân tộc chỉnh sửa, có báo cáo giải trình, tiếp thu chi tiết, trình xin ý kiến Chủ tịch Quốc hội trước khi gửi xin ý kiến Đảng đoàn.
Theo lãnh đạo Quốc hội, đồng bộ hoá là việc phối hợp các sự kiện riêng lẻ để vận hành một hệ thống cùng lúc; như vậy, nhiệm vụ là rà soát để phát hiện nội dung chính sách dân tộc nào còn thiếu, không phù hợp, xác định giải pháp thực hiện cho đồng bộ.
Về bố cục Đề án, Đảng đoàn Quốc hội quan tâm nhiều đến những nội dung chính cần làm rõ: Mục tiêu đề án là gì; thực trạng vấn đề đó ra sao; đánh giá mặt được, mặt tích cực; mặt chưa được, hạn chế, khó khăn và logic với phần giải pháp. Đặc biệt là giải pháp khắc phục những hạn chế, vướng mắc vừa đảm bảo lý luận, vừa giải quyết những vấn đề từ thực tiễn...
Vì vậy, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị cần lưu ý bố cục:
Phải đánh giá những mặt được, mặt tích cực; phát hiện ra vướng mắc, chồng chéo, bất hợp lý nhưng cũng phải đánh giá mặt được, thành quả, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước.
Đã nêu hạn chế của Hiến pháp ở trang 12, hạn chế của Luật ở trang 16, hạn chế của Nghị quyết tại trang 18, hạn chế của Chính phủ trang 20, hạn chế của các bộ, ngành trang 22, vậy nên phần đánh giá chung phải thống nhất với các nhận định của từng đối tượng ở trên.
Cần viết sao cho rõ ý, gọn, không trùng lắp với các hạn chế. Hạn chế, khó khăn trong việc đồng bộ hóa đã nhìn thấy nên có thể tách riêng thành 1 mục lớn cho rõ trọng tâm của Đề án.
Và không cần đặt vấn đề tiếp tục nghiên cứu, làm rõ các vấn đề đồng bộ chính sách… Không cần thiết đề cập các văn bản hết hiệu lực thi hành…
K.L tổng hợp
06:12 06/12/2024
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa qua, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã chuyển tải tâm tư nguyện vọng của cử tri và Nhân dân cả nước.
18:31 28/11/2024
Phát biểu sau buổi thảo luận về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xác định các trọng tâm, trọng điểm và lộ trình giải quyết, trả lời kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng.
16:03 27/11/2024
Đến năm 2030 phát hiện và triệt phá 100% các điểm, tụ điểm phức tạp, đối tượng bán lẻ về ma túy và 100% diện tích trồng trái phép cây có chứa chất ma túy.
15:57 26/11/2024
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh, tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở, khắc phục tệ “tham nhũng vặt” và tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.
14:03 25/11/2024
Bắt đầu từ hôm nay 25-11, Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 8.
07:04 22/11/2024
Trong báo cáo gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phản ánh những vấn đề nổi bật mà cử tri và Nhân dân gửi gắm,
15:47 20/11/2024
Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong dự án Luật cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy. Điều này cũng góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường.
08:12 15/11/2024
Xem xét việc mở rộng quy định về nghỉ phép cho người lao động có con từ 7 đến dưới 16 tuổi ốm đau, cũng như cho phép họ được nghỉ để chăm sóc con bệnh mà vẫn được hưởng lương; sớm ban hành hướng dẫn về hạn mức chỉ định thầu theo Luật Đấu thầu… Đó là những vấn đề được cử tri Hậu Giang đặc biệt quan tâm và gửi đến các bộ, ngành liên quan.
15:46 13/11/2024
Với 428/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, sáng 13/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 (trong đó, có một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước).
17:41 08/11/2024
Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).
19:45 09/12/2024
(HGO) - Chiều ngày 9-12, trong phiên họp thứ hai, Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh đã tổ chức thảo luận tại tổ đối với các dự thảo nghị quyết và báo cáo trình tại kỳ họp.
19:26 09/12/2024
(HGO) - Chiều muộn ngày 9-12, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (ban chỉ đạo).
17:16 09/12/2024
(HGO) - Hội Cựu Chiến binh (CCB) tỉnh thông tin, đầu năm đến nay, các cấp hội tổ chức được 10 lớp tập huấn về công tác hội (cấp tỉnh 1 lớp, cấp huyện 9 lớp), với 828 cán bộ chủ chốt hội cơ sở tham dự.
17:14 09/12/2024
(HGO) - Qua gần 5 tháng triển khai Luật Căn cước năm 2023 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2024), lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội của toàn tỉnh đã thu nhận hồ sơ và cấp căn cước cho gần 37.000 công dân đủ điều kiện từ 14 tuổi trở lên và trẻ em dưới 14 tuổi có nhu cầu làm căn cước.