Thứ Năm, ngày 04/07/2019 | 23:45
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2018 mới đây (giữa tháng 5-2019) gửi đến các đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành và đại biểu Quốc hội, Chính phủ đánh giá có những chuyển biến tích cực.
Rác thải - một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Nhiều chuyển biến
Theo đó, bức tranh toàn cảnh về môi trường hiện nay của Việt Nam xuất hiện các gam màu sáng; khu vực, địa bàn, địa phương, lĩnh vực làm tốt về công tác BVMT dần mở rộng; các tồn đọng, vấn đề môi trường bức xúc được thu hẹp dần.
Như xuất hiện nhiều mô hình đô thị, nông thôn, khu công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất sinh thái, thân thiện với môi trường; xu hướng suy giảm nhanh chất lượng môi trường được kiềm chế, ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra nhưng xu hướng tăng mạnh như trước đây được giảm dần.
Nền kinh tế có bước phát triển bền vững hơn, thân thiện hơn với môi trường. Trong năm, nhiều địa phương triển khai các mô hình tái chế rác thải sinh hoạt; có 14 tỉnh phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
Nhận thức, ý thức BVMT của người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội được nâng lên nhờ sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị; phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với BVMT đã được quan tâm giải quyết hài hòa và gắn kết chặt chẽ hơn; phòng ngừa, hạn chế phát sinh ô nhiễm và các điểm nóng về môi trường đã được tập trung triển khai thực hiện.
Các hoạt động, phong trào tuyên truyền, giáo dục về BVMT được tổ chức, phát động đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về tầm quan trọng của môi trường sống và nhiệm vụ BVMT của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình. Ý thức chấp hành pháp luật về BVMT của các doanh nghiệp có chuyển biến tích cực. Nhiều hành vi vi phạm có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe người dân đã được khắc phục và có chiều hướng giảm.
Những hạn chế
Chính phủ cũng thừa nhận dù nhiều vấn đề môi trường đã được xử lý, mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường chậm lại nhưng công tác BVMT năm 2018 và hiện nay còn một số vấn đề bất cập.
Đó là vẫn còn nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa được xử lý triệt để, đặc biệt là các cơ sở công ích; nhiều dự án, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường chưa được kiểm soát chặt chẽ; vẫn còn nhiều khu công nghiệp chưa có hạ tầng thu gom, xử lý nước thải; hầu hết các cụm công nghiệp chưa có hạ tầng BVMT; phần lớn các làng nghề gây ô nhiễm môi trường chưa có phương án xử lý, giải quyết nên tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số làng nghề còn khá nghiêm trọng.
Nước thải đô thị phát sinh ngày càng lớn, hạ tầng thu gom, xử lý chưa đáp ứng yêu cầu, hầu hết chưa qua xử lý, xả ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước mặt trong các đô thị, khu dân cư. Vẫn còn xảy ra các sự cố nước thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường...
Nhiều nguyên nhân chủ quan
Về nguyên nhân, ngoài do khách quan, Chính phủ cho biết có nguyên nhân chủ quan.
Đó là hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến công tác BVMT còn có chồng chéo, bất cập, chưa theo kịp với những diễn biến nhanh của các vấn đề môi trường và yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế.
Năng lực quản lý môi trường ở cấp độ quản lý nhà nước và quản trị môi trường của các doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu. Mô hình cơ quan quản lý nhà nước về BVMT cả ở Trung ương và địa phương còn một số bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý đối với một lĩnh vực lớn, phức tạp, nhạy cảm ngày một gia tăng đang đặt ra hiện nay. Trong khi đó cũng có tình trạng cơ quan quản lý môi trường địa phương thường bị phụ thuộc vào các quyết định thu hút đầu tư dự án của UBND các cấp, chưa có ý kiến phản biện độc lập trong công tác BVMT hoặc có ý kiến nhưng cũng rất khó được chấp thuận trong một số dự án cụ thể.
Do ý thức trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp, cộng đồng còn thấp; ý thức tự giác BVMT của người dân nói chung còn nhiều hạn chế. Các dự án thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường vẫn còn xu hướng đầu tư vào Việt Nam. Năng lực phòng ngừa, ứng phó với các sự cố môi trường của các doanh nghiệp ở một số địa phương còn nhiều bất cập.
Kiến nghị đến Quốc hội
Ngoài các phương hướng, giải pháp cụ thể, thời gian tới, Chính phủ kiến nghị Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội một số nội dung quan tâm chỉ đạo, tăng cường năng lực quản lý môi trường từ Trung ương đến địa phương.
Có cơ chế, chính sách tăng cường nguồn nhân lực cho ngành tài nguyên và môi trường để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, theo kịp mức độ gia tăng nhanh về quy mô, diễn biến ngày càng phức tạp của các vấn đề môi trường, phù hợp với xu thế tăng cường quản lý môi trường trong khu vực và trên thế giới.
Bổ sung mục chi đầu tư phát triển cho BVMT từ ngân sách nhà nước; tiếp cận theo thị trường với các dịch vụ xử lý môi trường, xã hội hóa công tác BVMT nói chung và xử lý chất thải nói riêng; khuyến khích phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ môi trường; áp dụng công cụ kinh tế đối với các sản phẩm ni-lông, nhựa sử dụng một lần và bao bì không thân thiện với môi trường.
Hoàn thiện các cơ chế đấu thầu, phí, giá dịch vụ BVMT phù hợp với cơ chế thị trường để thu hút hiệu quả nguồn lực tư nhân tham gia đầu tư, giải quyết các vấn đề xử lý chất thải; ưu tiên sử dụng các nguồn thu từ môi trường để đầu tư trở lại cho công tác BVMT.
Ưu tiên bố trí từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương để thực hiện các nhiệm vụ theo Chương trình mục tiêu về xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tăng cường giám sát việc bố trí kinh phí của các bộ, ngành địa phương bảo đảm không dưới 1% ngân sách cho sự nghiệp BVMT nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn ngân sách này.
Đề nghị phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm, tăng cường sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp và cộng đồng; tăng cường phối hợp hiệu quả trong đề xuất, xây dựng và thẩm định để thể chế hóa chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trong quá trình sửa đổi Luật BVMT.
Theo kết quả điều tra xã hội học đối với Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2018, tỷ lệ người dân quan ngại về vấn đề môi trường giảm từ 12% năm 2017 xuống khoảng 7% năm 2018; môi trường là vấn đề người dân lo lắng thứ 2 năm 2016, xuống thứ 5 năm 2018; tỷ lệ người dân quan tâm đến vấn đề BVMT tăng từ 69% của năm 2017 lên đến 74% năm 2018. |
Báo cáo của Chính phủ thông tin, Hậu Giang là một trong những địa phương đã bố trí nguồn kinh phí để xây dựng, lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường nước mặt tự động trên các lưu vực sông và hệ thống phần mềm, hạ tầng tiếp nhận số liệu quan trắc môi trường tự động từ các doanh nghiệp trên địa bàn về Sở Tài nguyên và Môi trường. Tỉnh này cũng xây dựng và ban hành Quy định hoặc văn bản hướng dẫn về yêu cầu kỹ thuật, kết nối dữ liệu hệ thống quan trắc và hoạt động kiểm tra, giám sát các cơ sở thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Về tiến độ xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 1788 của Thủ tướng Chính phủ, đến hết tháng 2-2019, tổng số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nông thôn ở Hậu Giang là 7, đã hoàn thành, cơ bản hoàn thành xử lý triệt để 6 cơ sở… |
T.T tổng hợp
05:50 27/06/2025
Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Luật có hiệu lực từ ngày 1-7-2025.
07:17 20/06/2025
Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận ở hội trường về phát triển kinh tế - xã hội.
07:16 20/06/2025
Tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí nhân Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị báo chí chuyển tải kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cử tri, Nhân dân tới Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
18:41 18/06/2025
Đó là một trong những vấn đề “nóng” mà đại biểu và cử tri đều quan tâm được bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, nêu ý kiến thảo luận ở Hội trường Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội vào sáng ngày 18-6.
18:00 18/06/2025
Băn khoăn trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại; tình hình đời sống của người lao động trước áp lực tăng giá và thu nhập suy giảm, đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp giải quyết cụ thể đối với 2 vấn đề “nóng” này.
17:23 17/06/2025
Đóng góp ý kiến thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, đã nêu một số thực tiễn bất cập và đề xuất việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu môi trường là giải pháp căn cơ để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
08:24 17/06/2025
Đóng góp dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, đại biểu Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, cho rằng việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc là quyết định quan trọng của Đảng và Nhà nước.
14:00 13/06/2025
Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
09:01 13/06/2025
Hôm qua (ngày 12-6), với 461/465 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày Quốc hội thông qua (12-6).
08:34 06/06/2025
Tiếp tục chương trình phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...