Thay đổi diện mạo vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ Sáu, ngày 26/01/2024 | 08:17

Qua thời gian triển khai thực hiện, tổ chức giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”(Chương trình mục tiêu quốc gia), Quốc hội đánh giá đạt nhiều kết quả.

Xã nông thôn mới nâng cao xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh.

Diện mạo nhiều đổi khác

Theo đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng hành, giám sát của Quốc hội, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và sự tham gia, ủng hộ tích cực của Nhân dân, việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia đã kế thừa, phát huy những thành tựu xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo và các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số của giai đoạn trước.

Công tác tổ chức thực hiện các chương trình đã đạt được một số kết quả nhất định, bám sát mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ, yêu cầu đổi mới về cơ chế, chính sách quản lý trong các nghị quyết của Quốc hội. Kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường được quan tâm đầu tư góp phần làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tín dụng chính sách xã hội phát huy hiệu quả; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện.

Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cơ bản được kiện toàn, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Cơ quan giúp việc Ban chỉ đạo các cấp được sắp xếp trên cơ sở điều kiện cụ thể của địa phương. Công tác lập kế hoạch, phân bổ vốn cơ bản thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các nghị quyết của Quốc hội, kết quả giải ngân nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia đã có tiến triển.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành đã tăng cường kiểm tra; lắng nghe, tiếp thu kiến nghị của các địa phương, đại biểu Quốc hội và Đoàn giám sát để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn thực hiện, làm rõ một số nội dung theo đề nghị của địa phương.

Một số địa phương đã chủ động nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù, có mô hình phù hợp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Giao nhiều nhiệm vụ cụ thể

Trên cơ sở tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, Quốc hội quyết nghị nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới với công việc cụ thể:

Cho phép số vốn ngân sách nhà nước năm 2022 (bao gồm cả vốn năm 2021 được chuyển nguồn sang năm 2022) chưa thực hiện giải ngân hết trong năm 2023 được kéo dài thực hiện sang năm 2024 để các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tiếp tục triển khai thực hiện.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về tính chính xác của số liệu và việc thực hiện, giải ngân số vốn được kéo dài nêu trên bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm; chỉ đạo các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương thực hiện thanh toán, quyết toán vốn ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.

Giao Chính phủ khẩn trương xây dựng dự thảo nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất theo trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; trong đó có cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện quyết định danh mục, cơ cấu, phân bổ sử dụng vốn ngân sách nhà nước, xử lý một số kiến nghị của địa phương liên quan đến việc thực hiện kết luận kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với việc thu hồi kinh phí, hoàn trả ngân sách nhà nước trong triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chủ Chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành và địa phương quán triệt, thực hiện nghiêm túc các đề xuất, kiến nghị, khắc phục tồn tại, hạn chế đã nêu, đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm:

Khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo thẩm quyền các quy định, cơ chế, chính sách về nội dung còn thiếu hoặc chưa phù hợp, nhất là các quy định về phân cấp, phân quyền, ủy quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đầu tư và sử dụng các nguồn vốn có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, kéo dài để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Tập trung giải quyết có hiệu quả những khó khăn, vướng mắc, bức xúc của người dân về đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nâng cao hiệu quả đào tạo nghề tại các huyện nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giải quyết những bất cập của Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04-6-2021 của Thủ tướng Chính phủ đối với các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Tiếp tục đổi mới việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội, tăng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; có cơ chế, chính sách đủ mạnh để thu hút doanh nghiệp, người dân đầu tư sản xuất, kinh doanh vào vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Sớm xây dựng, ban hành chính sách bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo không có khả năng lao động theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23-6-2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030.

Hoàn thành hệ thống đánh giá, giám sát các Chương trình mục tiêu quốc gia để trao đổi, phản hồi, kết nối kịp thời, công khai, minh bạch và đăng tải trên trang thông tin điện tử từ cơ sở đến huyện, tỉnh, Bộ, ngành trung ương về tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đẩy mạnh số hóa, cập nhật các tài liệu hướng dẫn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia…

Giao trách nhiệm cho UBND, chủ tịch UBND cấp tỉnh

Quốc hội giao UBND, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện trong việc triển khai thực hiện, tiến độ, hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn; phát huy vai trò, sự tham gia, hỗ trợ hiệu quả của lực lượng quân đội, công an, các tổ chức, đơn vị khác trên các địa bàn chiến lược, khu vực biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.

Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, đổi mới, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và nội dung các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn; huy động sự vào cuộc của các tổ chức, cá nhân cùng tham gia thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Có biện pháp quyết liệt thúc đẩy việc giải ngân nguồn vốn trung ương và nguồn vốn địa phương đã được phân bổ; tăng cường cơ chế lồng ghép giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia với các chương trình, dự án khác; có cơ chế huy động các nguồn lực hợp pháp khác để thúc đẩy việc triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia…

 

K.L tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Góp nhiều ý kiến dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số

17:30 09/05/2025

Chiều ngày 9-5, tại Nhà Quốc hội, trong phiên thảo luận góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, bày tỏ thống nhất với những nội dung quy định của dự thảo Luật,

Sửa Hiến pháp để tạo nền tảng cho bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả là chủ trương hợp lòng dân

08:32 09/05/2025

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội vừa tổ chức thảo luận tại tổ về: Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013;

Cần nghiêm cấm nhà giáo quảng cáo hoạt động giáo dục chưa được kiểm chứng

14:27 07/05/2025

Góp ý kiến thảo luận ở Hội trường Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, đề nghị bổ sung thêm quy định nghiêm cấm nhà giáo quảng cáo hoạt động giáo dục trên mạng xã hội chưa được kiểm chứng hoặc sai sự thật, làm ảnh hưởng đến ngành giáo dục.

Bước tiến quan trọng trong thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

10:19 07/05/2025

Tại thảo luận tổ đóng góp ý kiến Dự án Luật Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN, ĐMST), ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, bày tỏ nhất trí với sự cần thiết ban hành đạo luật trên, điều này đã kịp thời luật hóa các nội dung quan trọng của Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị

Đề nghị có chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức phải di chuyển nơi ở khi sáp nhập tỉnh

16:27 05/05/2025

Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị sớm ban hành chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức phải di chuyển nơi ở đến làm việc ở trung tâm hành chính mới.

Tin tưởng và kỳ vọng

07:56 05/05/2025

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 5-5. Cử tri cả nước kỳ vọng vào nhiều nội dung quan trọng như: sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013; sắp xếp đơn vị hành chính các cấp theo tinh thần Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng…

Cử tri kiến nghị sớm tháo gỡ vướng mắc kéo dài tại các dự án “treo”

09:10 25/04/2025

Trước những dự án chậm tiến độ hoặc vướng mắc kéo dài như chợ Cầu Móng ở huyện Phụng Hiệp và Khu đô thị mới Vị Thanh của Tập đoàn FLC, cử tri kiến nghị tỉnh sớm tháo gỡ để ổn định đời sống, phát triển kinh tế địa phương.

Nhiều công trình giao thông được cử tri kiến nghị sửa chữa, nâng cấp

07:28 18/04/2025

Vừa qua, cử tri các huyện, thị xã, thành phố gửi nhiều nội dung kiến nghị đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường, cây cầu nhằm đảm bảo an toàn, thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.

Trả lời kiến nghị của cử tri

05:39 11/04/2025

Tổng Liên đoàn Lao động, Bộ Nội vụ vừa có các văn bản trả lời kiến nghị của cử tri Hậu Giang về thời gian tham gia hoạt động công đoàn của cán bộ công đoàn cơ sở và một số vấn đề xung quanh Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Sẽ sớm hoàn thiện hệ thống đường dẫn cầu đảm bảo an toàn giao thông

18:35 03/04/2025

Trước khi hợp nhất vào Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản trả lời ý kiến cử tri Hậu Giang về công tác quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh nhằm giúp công tác quản lý nhà nước ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của xã hội và người dân.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 10/5/2025

18:12 09/05/2025

Để đảm bảo cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân, EVN đã và đang thực hiện theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2025, trong đó tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm năm 2025 dự kiến khoảng 12,2%, tổng sản lượng điện toàn hệ thống năm 2025 tăng thêm khoảng 33,6 tỷ kWh so với năm 2024.

Góp nhiều ý kiến dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số

17:30 09/05/2025

Chiều ngày 9-5, tại Nhà Quốc hội, trong phiên thảo luận góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, bày tỏ thống nhất với những nội dung quy định của dự thảo Luật,

BHXH, BHYT: Đảm bảo an sinh xã hội, vì hạnh phúc mọi nhà

16:49 09/05/2025

Công tác bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của Nhân dân và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Công đoàn các cơ quan Đảng phát động Tháng công nhân năm 2025 và tổ chức hoạt động chào mừng

16:41 09/05/2025

(HGO) - Ngày 9-5, Công đoàn các cơ quan Đảng tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025. Qua đó, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của đoàn viên, người lao động.