Thứ Năm, ngày 26/11/2020 | 16:59
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch triển khai tại địa phương thực hiện Quyết định số 634 ngày 13/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thực hiện Nghị quyết số 96 ngày 27/11/2019 của Quốc hội khóa XIV về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và công tác thi hành án.
Hậu Giang sẽ tiếp tục mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm để thực hiện hiệu quả hơn Nghị quyết số 96 của Quốc hội. Ảnh: T.THỨC
Theo đó, mục tiêu là bảo đảm 100% tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đều được thụ lý theo quy định, tỷ lệ giải quyết đạt trên 90%. 100% các vụ việc có dấu hiệu tội phạm phải được thụ lý điều tra, xác minh, khi có đủ căn cứ phải khởi tố vụ án hình sự để điều tra theo đúng quy định của pháp luật; tỷ lệ điều tra khám phá các loại tội phạm đạt trên 75%, trong đó tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 90% tổng số vụ án khởi tố.
Nâng tỷ lệ giải quyết và kết thúc điều tra các vụ án tham nhũng năm sau cao hơn năm trước; nâng tỷ lệ thu hồi, kê biên, phong tỏa tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng đạt trên 60%; bảo đảm 100% các vụ việc khi thanh tra phát hiện có dấu hiệu tội phạm đều được chuyển ngay và cung cấp đầy đủ tài liệu cần thiết đến cơ quan điều tra giải quyết theo thẩm quyền để xem xét việc khởi tố theo quy định.
Giảm ít nhất 5% tai nạn giao thông cả về số vụ, số người chết và số người bị thương. Hạn chế thấp nhất số vụ cháy, nổ lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, các vụ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Giảm số người bị tạm giữ hình sự sau đó chuyển xử lý hành chính vì hành vi không cấu thành tội phạm; giảm số đối tượng bị tạm giữ, tạm giam chết thuộc trách nhiệm quản lý của cơ sở giam giữ. Khắc phục tình trạng tạm giữ, tạm giam chung người trong cùng vụ án, người dưới 18 tuổi với người trên 18 tuổi; không để người bị tạm giữ, tạm giam trốn.
Nâng tỷ lệ thi hành án dân sự xong trên tổng số án có điều kiện thi hành năm sau cao hơn năm trước; bảo đảm ra quyết định thi hành án đúng quy định của pháp luật đối với 100% các bản án, quyết định về dân sự đã có hiệu lực. Đôn đốc, kiểm tra việc thi hành đối với 100% bản án hành chính có hiệu lực pháp luật…
Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu trên, UBND tỉnh đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, trong đó ưu tiên tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm liên quan của Trung ương và tỉnh. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của người đứng đầu các sở, ngành và địa phương trong công tác này. Xác định cụ thể trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân trong công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và công tác thi hành án; đồng thời sẽ xem xét trách nhiệm người đứng đầu đối với ngành công an và UBND cấp huyện, cấp xã nếu để xảy ra tội phạm tăng, phức tạp, hoạt động lộng hành, kéo dài nhưng không có biện pháp giải quyết kịp thời, triệt để. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và công tác thi hành án.
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, kịp thời khắc phục những sơ hở, thiếu sót, không để đối tượng lợi dụng hoạt động phạm tội và vi phạm pháp luật. Các sở, ngành, UBMTTQ Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các quy định của pháp luật về lĩnh vực tư pháp, bảo đảm các quy định mới được thi hành kịp thời, thống nhất, bảo đảm chất lượng.
Gắn kết chặt chẽ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; khắc phục những sơ hở, thiếu sót mà tội phạm có thể lợi dụng để hoạt động. Tăng cường tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng về công tác phòng, chống tội phạm tại cộng đồng dân cư. Đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; xây dựng, nhân rộng các mô hình phòng, chống tội phạm về an ninh, trật tự ở cơ sở theo hướng “tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải”, “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”; giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu nại, tố cáo, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, không để phát sinh thành vụ việc phức tạp, “điểm nóng” về an ninh, trật tự. Có biện pháp bảo vệ người tố cáo, kịp thời động viên, khen thưởng người có thành tích trong công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
Đẩy mạnh thực hiện tốt các hoạt động phòng ngừa nghiệp vụ theo chức năng của các sở, ban, ngành, UBMTTQ Việt Nam, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh. Thực hiện tốt công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ đối tượng tại địa bàn cơ sở, nhất là đối tượng bị kết án đang ở ngoài xã hội, đối tượng được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người nghiện ma túy...
Nâng cao hiệu quả công tác nắm tình hình, chủ động xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch chuyên đề, mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ để gây án, tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm về ma túy, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, tội phạm về môi trường; tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.
Tăng cường công tác phát hiện, đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án kinh tế, tham nhũng xảy ra trên địa bàn không để gây dư luận, bức xúc trong Nhân dân, nhất là các vụ án do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo. Chủ động triển khai các biện pháp thu hồi tối đa tài sản tham nhũng và phòng ngừa các đối tượng bỏ trốn hoặc tẩu tán tài sản. Tăng cường hoạt động tương trợ tư pháp và nâng cao hiệu quả hợp tác trong thu hồi tài sản của Nhà nước bị thất thoát trong các vụ án về kinh tế, tham nhũng.
Thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh đối tượng truy nã mới, nâng cao hiệu quả công tác bắt, vận động đối tượng truy nã ra đầu thú, nhất là số đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm. Đối với các trường hợp cần thiết liên quan đối tượng người nước ngoài thì Công an tỉnh phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an trao đổi thông tin, xác minh, truy bắt. Thường xuyên rà soát, xác định địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và người dân ở cơ sở để thực hiện chuyển hóa thành công các địa bàn, không để hình thành “điểm nóng”…
Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác điều tra, xử lý tội phạm, phòng, chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.
Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; việc áp dụng các biện pháp bắt người, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp điều tra khác; tuyệt đối không để xảy ra bức cung, dùng nhục hình trong hoạt động điều tra; không “hành chính hóa” hành vi phạm tội hình sự. Thường xuyên rà soát, xác minh các vụ án tạm đình chỉ điều tra, vụ việc tạm đình chỉ giải quyết để xác định căn cứ phục hồi điều tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Quan tâm thực hiện công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và quản lý điều tra viên, cán bộ điều tra để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Chủ động nghiên cứu tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động điều tra, xử lý tội phạm, nhất là công tác giám định tư pháp; nâng cao tính chủ động của các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc thực hiện thẩm quyền tố tụng do luật định. Phối hợp chặt chẽ giữa Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và viện kiểm sát, tòa án trong điều tra, xử lý tội phạm theo đúng quy định của pháp luật…
Bảo đảm việc phân loại án dân sự có điều kiện thi hành và chưa có điều kiện thi hành; ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành, đảm bảo chính xác, đúng pháp luật. Kịp thời đăng tải thông tin về các trường hợp chưa có điều kiện thi hành trên trang thông tin điện tử về thi hành án dân sự; theo dõi, xác minh định kỳ các vụ việc chưa có điều kiện thi hành. Nâng cao hiệu quả công tác cưỡng chế thi hành án; kiên quyết áp dụng các biện pháp để truy tìm tài sản, thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, nhất là trong các vụ án kinh tế, tham nhũng để bảo đảm thi hành án…
T.T tổng hợp
08:19 20/12/2024
Cử tri Hậu Giang có nhiều kiến nghị đến bộ, ngành liên quan về các vấn đề liên quan đến chế độ dành cho giáo viên.
13:58 14/12/2024
(HG) – Sáng ngày 14-12, tại Hội trường Trung tâm hành chính thành phố Vị Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang có buổi tiếp xúc hơn 350 cử tri thành phố Vị Thanh và huyện Vị Thủy sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
06:12 06/12/2024
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa qua, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã chuyển tải tâm tư nguyện vọng của cử tri và Nhân dân cả nước.
18:31 28/11/2024
Phát biểu sau buổi thảo luận về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xác định các trọng tâm, trọng điểm và lộ trình giải quyết, trả lời kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng.
16:03 27/11/2024
Đến năm 2030 phát hiện và triệt phá 100% các điểm, tụ điểm phức tạp, đối tượng bán lẻ về ma túy và 100% diện tích trồng trái phép cây có chứa chất ma túy.
15:57 26/11/2024
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh, tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở, khắc phục tệ “tham nhũng vặt” và tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.
14:03 25/11/2024
Bắt đầu từ hôm nay 25-11, Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 8.
07:04 22/11/2024
Trong báo cáo gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phản ánh những vấn đề nổi bật mà cử tri và Nhân dân gửi gắm,
15:47 20/11/2024
Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong dự án Luật cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy. Điều này cũng góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường.
08:12 15/11/2024
Xem xét việc mở rộng quy định về nghỉ phép cho người lao động có con từ 7 đến dưới 16 tuổi ốm đau, cũng như cho phép họ được nghỉ để chăm sóc con bệnh mà vẫn được hưởng lương; sớm ban hành hướng dẫn về hạn mức chỉ định thầu theo Luật Đấu thầu… Đó là những vấn đề được cử tri Hậu Giang đặc biệt quan tâm và gửi đến các bộ, ngành liên quan.
06:34 23/12/2024
Việc triển khai ứng dụng quản lý tín dụng chính sách trên điện thoại thông minh đã giúp người dân dễ dàng tiếp cận dịch vụ tài chính và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách tại địa phương.
06:32 23/12/2024
Những năm qua, phong trào thi đua “Ngành hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy” được Phòng Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đẩy mạnh thực hiện với nhiều cách làm mới, sáng tạo, đạt những kết quả nổi bật.
06:28 23/12/2024
Trong chuyến làm việc với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thuộc Cụm thi đua số 5, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, đã có cuộc trao đổi với Báo Hậu Giang, đánh giá và gợi mở những vấn đề liên quan đến công tác đối ngoại nhân dân.
06:27 23/12/2024
(HG) - Tại UBND xã Tân Phú Thạnh (huyện Châu Thành A) vừa diễn ra hoạt động tiếp nhận hiến máu tình nguyện do Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh và Bệnh viện Huyết học - Truyền máu thành phố Cần Thơ phối hợp thực hiện.