Thứ Năm, ngày 21/11/2019 | 17:56
Báo cáo gởi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ cho biết đã và đang tiếp tục nghiên cứu, đổi mới chính sách phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Vùng đồng bào DTTS ở Hậu Giang luôn được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất.
Để góp phần thực hiện hiệu quả Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhằm phát triển toàn diện, hài hòa các lĩnh vực văn hóa, xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, Ủy ban Dân tộc đã và đang phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, xây dựng một số đề án chính sách, trong đó tập trung vào một số vùng, nhóm dân tộc đặc thù.
Như Nghị định của Chính phủ về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào DTTS nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Cụ thể, qua khảo sát tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ở đồng bằng sông Cửu Long cho thấy: Dưới tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng sạt lở đất ở đồng bằng đang diễn biến hết sức phức tạp; các hộ sinh sống tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa và bãi ngang ven biển có nguy cơ bị mất đất ở và sản xuất; nhà ở của hộ nghèo đã bị xuống cấp hoặc hư hỏng hoàn toàn, ảnh hưởng nhiều đến đời sống, tài sản, nhất là nguy cơ làm tốc mái, sập nhà, ngập lụt do ảnh hưởng của thiên tai; tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh thấp.
Để giải quyết những khó khăn nêu trên của đồng bào, thực hiện Nghị quyết số 120 ngày 17-11-2017 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, Ủy ban Dân tộc đang dự thảo Nghị định của Chính phủ về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào DTTS nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trong đó, đề xuất xây dựng các chính sách đặc thù hỗ trợ cho đồng bào DTTS nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long về đất ở, nhà ở kiên cố có khả năng chịu được tác động của thiên tai; hỗ trợ cấp nước sinh hoạt; hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo không có đất sản xuất, có nhu cầu chuyển đổi nghề;… với mức hỗ trợ ưu đãi hơn so với các chính sách hiện hành nhằm giúp đồng bào yên tâm phát triển sản xuất, từng bước nâng cao đời sống, thoát nghèo bền vững.
Và Đề án Bảo vệ và phát triển DTTS dưới 10.000 người theo hướng đảm bảo sự phát triển đồng đều, bình đẳng giữa các dân tộc.
Mặc dù đã được thụ hưởng các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, nhưng hệ thống an sinh xã hội và công tác chăm sóc sức khỏe đối với đồng bào DTTS rất ít người vẫn còn hạn chế, dẫn đến tình trạng suy thoái giống nòi, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; tỷ lệ suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em còn cao; tuổi thọ trung bình tăng nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp hơn so với các dân tộc khác; nguy cơ mất thành phần một số dân tộc rất ít người trong cộng đồng 54 dân tộc là cao (như các dân tộc La Ha, Ơ Đu, Brâu,…).
Để giải quyết tình trạng nêu trên, Ủy ban Dân tộc đang phối hợp với các bộ, ngành xây dựng Đề án Bảo vệ và phát triển DTTS dưới 10.000 người theo hướng đảm bảo sự phát triển đồng đều, bình đẳng giữa các dân tộc với các giải pháp.
Như tăng cường công tác truyền thông thay đổi hành vi nhằm bảo vệ và phát triển các dân tộc ít người; nâng cao năng lực hệ thống y tế vùng dân tộc về cung cấp dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số; hỗ trợ dinh dưỡng, nâng cao tỷ lệ trẻ em đến lớp ở các nhóm tuổi mẫu giáo, tiểu học; xây dựng mô hình thí điểm nâng cao chất lượng dân số ở một số dân tộc có dân số dưới 10.000 người…
Công tác dân tộc đã củng cố niềm tin của đồng bào DTTS Báo cáo các mặt công tác dân tộc của Chính phủ nêu rõ: Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc tiếp tục nhận được sự quan tâm, lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND các địa phương vùng DTTS, miền núi; có sự phối hợp giữa cơ quan công tác dân tộc với các sở, ban, ngành của tỉnh và UBND các huyện trong chỉ đạo, thực hiện quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Kết quả thực hiện công tác dân tộc đã củng cố niềm tin của đồng bào DTTS với Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cơ quan công tác dân tộc các cấp tập trung thực hiện vai trò tham mưu cho UBND cùng cấp trong tổ chức thực hiện công tác dân tộc nói chung và chính sách dân tộc nói riêng; chủ động nắm tình hình địa bàn, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào; triển khai đầy đủ các chính sách, chương trình, dự án; góp phần quan trọng đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc đi vào cuộc sống. |
T.T tổng hợp
05:50 27/06/2025
Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Luật có hiệu lực từ ngày 1-7-2025.
07:17 20/06/2025
Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận ở hội trường về phát triển kinh tế - xã hội.
07:16 20/06/2025
Tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí nhân Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị báo chí chuyển tải kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cử tri, Nhân dân tới Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
18:41 18/06/2025
Đó là một trong những vấn đề “nóng” mà đại biểu và cử tri đều quan tâm được bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, nêu ý kiến thảo luận ở Hội trường Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội vào sáng ngày 18-6.
18:00 18/06/2025
Băn khoăn trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại; tình hình đời sống của người lao động trước áp lực tăng giá và thu nhập suy giảm, đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp giải quyết cụ thể đối với 2 vấn đề “nóng” này.
17:23 17/06/2025
Đóng góp ý kiến thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, đã nêu một số thực tiễn bất cập và đề xuất việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu môi trường là giải pháp căn cơ để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
08:24 17/06/2025
Đóng góp dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, đại biểu Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, cho rằng việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc là quyết định quan trọng của Đảng và Nhà nước.
14:00 13/06/2025
Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
09:01 13/06/2025
Hôm qua (ngày 12-6), với 461/465 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày Quốc hội thông qua (12-6).
08:34 06/06/2025
Tiếp tục chương trình phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...