Tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát của Quốc hội

Thứ Sáu, ngày 24/09/2021 | 09:36

Trong nhiệm kỳ này, Quốc hội sẽ tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát, cả về quy trình tổ chức các hoạt động giám sát và theo dõi việc thực hiện các kiến nghị giám sát.

Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Đề án Tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát của Quốc hội. Ảnh: QUOCHOI.VN

Những năm qua, công tác giám sát của Quốc hội đã được tăng cường, góp phần ngày càng nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, việc triển khai các nghị quyết, kết luận giám sát như thế nào lại là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm.

Quan tâm hoạt động hậu giám sát

Theo đại biểu Nguyễn Thị Xuân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, trong giám sát có tiền giám sát và hậu giám sát. Thế nhưng, do chưa có nhiều báo cáo về kết quả hậu giám sát cho nên chúng ta không rõ các kiến nghị đã được các địa phương, đối tượng chịu sự giám sát thực hiện như thế nào?

Cũng theo đại biểu Nguyễn Thị Xuân, cần thực hiện quyết liệt, mạnh hơn việc thực hiện sau giám sát để làm sao các địa phương thực hiện các kiến nghị, thúc đẩy người đứng đầu các đơn vị, địa phương - đối tượng chịu sự giám sát, có trách nhiệm, đôn đốc hơn để thực hiện các kiến nghị.

Còn đại biểu Vũ Trọng Kim, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định, phân tích, chúng ta có chương trình giám sát công phu nhưng sau đó kết quả thực hiện những kiến nghị ra sao là điều cần lưu ý. Trong những kiến nghị đó, các địa phương, đối tượng được giám sát đã thực hiện ra sao, có kết quả như thế nào là vấn đề cần được quan tâm.

Trung tướng Nguyễn Hải Hưng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, cho rằng, cần phải thực hiện tốt hơn việc hậu giám sát, rà soát lại tất cả nội dung đã giám sát, thông qua những kiến nghị sau giám sát. Bên cạnh đó là kiểm tra các tổ chức, cơ quan, đơn vị, đối tượng chịu sự giám sát thực hiện như thế nào, có đúng không, có chuyển biến ra sao? Cần thiết thì có thể xây dựng chương trình giám sát lại để làm tốt hơn nữa những yêu cầu đã đặt ra của cuộc giám sát trước đây.

Xác định tầm quan trọng của công tác sau giám sát, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng khẳng định, hậu giám sát rất quan trọng bởi khi Quốc hội đã giám sát, kết luận rồi mà cơ quan, đơn vị, địa phương vẫn không thực hiện, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp thì thông qua công tác dân nguyện, người dân sẽ có phản ánh nơi nào không thực hiện. Thông qua phản ánh đó, Quốc hội sẽ lại có ý kiến phản hồi, chỉ đạo.

Nâng cao vai trò các chủ thể

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, các cuộc giám sát cần có trọng tâm, trọng điểm; kiến nghị thời gian khắc phục; đồng thời chỉ rõ địa điểm, rõ trách nhiệm của tổ chức cá nhân và đề xuất được việc sửa đổi chính sách pháp luật nếu có.

Nhấn mạnh giám sát lại việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội là một sự đổi mới cần được quan tâm, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Trần Thị Hoa Ry đề nghị, đề án tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát của Quốc hội cần được xây dựng để công tác giám sát sẽ theo đến cùng những vấn đề mà Đoàn giám sát đã đặt ra. Cần có một bộ phận để theo dõi không chỉ hậu giám sát mà cả các kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả, theo đến cùng và biết các kết luận đó được thực hiện đến đâu.

Quốc hội được cấu thành trên cơ sở hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội. Do vậy, bên cạnh hiệu quả giám sát của các cơ quan của Quốc hội, theo đại biểu Hoàng Anh Công, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy viên Ban chỉ đạo xây dựng “Đề án tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát của Quốc hội”, cần thiết nâng cao vai trò của các chủ thể giám sát như các đoàn đại biểu Quốc hội và cá nhân các đại biểu Quốc hội.

Đại biểu Hoàng Anh Công đề xuất thêm, trong thời gian tới, cần có cơ chế để các đại biểu Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội tăng cường hoạt động giám sát tại địa phương, tại cơ sở. Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế để thu thập thông tin, bảo đảm nguồn thông tin đa dạng các mặt thì hiệu quả giám sát sẽ được tăng lên.

Trong bài phát biểu khi nhậm chức, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã rất coi trọng vai trò của hoạt động giám sát và hậu giám sát. Theo đó, Quốc hội sẽ tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát, coi đây là khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Tiếp tục đổi mới giám sát, tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát chính là việc Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội cũng như các đại biểu Quốc hội đã thực hiện đúng vai, phát huy vai trò là “người đại diện” cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân. Từ đó, thúc đẩy việc thực hiện hiệu quả các kiến nghị giám sát, giải quyết những vướng mắc, bất cập trong cuộc sống.

Để các kiến nghị giám sát không “đi vào quên lãng”

Giám sát là một trong 3 chức năng quan trọng của Quốc hội đã được Hiến pháp và pháp luật quy định. Đây cũng là một trong những quyền năng của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội và cả các đại biểu Quốc hội. Thông qua giám sát, sẽ phát hiện ra những bất cập trong thực thi chính sách để kiến nghị tổ chức thực hiện tốt hơn hoặc sửa đổi, hoàn thiện chính sách pháp luật cho sát với thực tiễn. Vì vậy, việc coi trọng sau giám sát để các kiến nghị giám sát không “đi vào quên lãng”.

 

GIA NGUYỄN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 1-7-2025

05:50 27/06/2025

Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Luật có hiệu lực từ ngày 1-7-2025.

Cần phải tập trung quan tâm sơ kết, tổng kết các chính sách đặc thù thí điểm

07:17 20/06/2025

Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận ở hội trường về phát triển kinh tế - xã hội.

Báo chí quan tâm tuyên truyền thật tốt các sự kiện trọng đại của Đảng, của đất nước

07:16 20/06/2025

Tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí nhân Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị báo chí chuyển tải kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cử tri, Nhân dân tới Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Tình trạng mua, bán hàng giả... đang trở nên nghiêm trọng

18:41 18/06/2025

Đó là một trong những vấn đề “nóng” mà đại biểu và cử tri đều quan tâm được bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, nêu ý kiến thảo luận ở Hội trường Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội vào sáng ngày 18-6.

Đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp giải quyết 2 vấn đề “nóng”

18:00 18/06/2025

Băn khoăn trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại; tình hình đời sống của người lao động trước áp lực tăng giá và thu nhập suy giảm, đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp giải quyết cụ thể đối với 2 vấn đề “nóng” này.

Giải pháp căn cơ để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

17:23 17/06/2025

Đóng góp ý kiến thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, đã nêu một số thực tiễn bất cập và đề xuất việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu môi trường là giải pháp căn cơ để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Quyết định quan trọng của Đảng và Nhà nước

08:24 17/06/2025

Đóng góp dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, đại biểu Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, cho rằng việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc là quyết định quan trọng của Đảng và Nhà nước.

Đảm bảo tính thống nhất về hình thức văn bản bãi bỏ văn bản pháp quy

14:00 13/06/2025

Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thành phố Cần Thơ sau khi hợp nhất giáp An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Vĩnh Long và Biển Đông

09:01 13/06/2025

Hôm qua (ngày 12-6), với 461/465 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày Quốc hội thông qua (12-6).

Chậm nhất đến ngày 1-7-2027 phải hoàn thành việc bố trí vào vị trí việc làm

08:34 06/06/2025

Tiếp tục chương trình phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...