Thứ Sáu, ngày 28/07/2023 | 08:29
Chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục rà soát, đảm bảo sự thống nhất về các điều kiện, tiêu chuẩn của từng loại đối tượng người có công với cách mạng và mở rộng phạm vi đối tượng cho phù hợp tình hình thực tế hiện nay.
Viếng phần mộ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Hậu Giang ngày 27-7-2023. Ảnh: T.T
Chăm sóc chu đáo
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt quy hoạch mạng lưới các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mục tiêu của quy hoạch này hướng đến việc hình thành một hệ thống cơ sở có đủ quy mô, năng lực đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công; đảm bảo người có công được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
Từ năm 2020 đến nay, do tác động của đại dịch Covid-19, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên công tác chăm sóc người có công với cách mạng vẫn được Đảng và Nhà nước ưu tiên quan tâm cả về vật chất lẫn tinh thần, do đó đời sống của người có công và thân nhân của họ vẫn được bảo đảm ổn định. Mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công luôn được điều chỉnh tăng phù hợp với lộ trình điều chỉnh tăng mức tiền lương cơ sở.
Mới đây, dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021 quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Với Nghị định 55/NĐ-CP, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng từ 1.624.000 đồng lên 2.055.000 đồng, làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng.
Theo ghi nhận ở cả nước, các phong trào “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng”, ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” ngày càng phát triển sâu rộng, được xã hội đồng tình, hưởng ứng, trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thông tin, tới đây, Nhà nước sẽ xây dựng chiến lược tài chính để thực hiện chính sách xã hội, trong đó có chính sách người có công, trên cơ sở nguồn lực nhà nước đóng vai trò chủ đạo, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa và sự tham gia của người dân. Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực tài chính; tiếp tục đa dạng hóa các hình thức huy động và sử dụng nguồn lực trong công tác chăm sóc người có công.
Tiếp tục hoàn thiện các quy định
Về việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về ưu đãi đối với người có công, chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục rà soát, đảm bảo sự thống nhất về các điều kiện, tiêu chuẩn của từng loại đối tượng người có công với cách mạng và mở rộng phạm vi đối tượng cho phù hợp tình hình thực tế hiện nay; bảo đảm phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 2013, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong tổ chức thực hiện, khắc phục những hạn chế, ngăn ngừa đối tượng lợi dụng chính sách để gian lận trong hưởng chế độ ưu đãi.
Cũng cần phải hoàn thiện hơn quy định về các chế độ trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng, nhất là các quy định ưu đãi về kinh tế - xã hội (mức, hình thức, phương pháp thực hiện, trách nhiệm hướng dẫn thực hiện...) theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kịp thời và sâu rộng các quy định về chế độ, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và các trình tự, thủ tục thực hiện.
Cần đẩy mạnh phong trào Đền ơn đáp nghĩa, huy động nguồn lực xã hội hóa nhằm tạo thêm nguồn phục vụ cho việc hỗ trợ, nâng cao mức sống người có công với cách mạng và thân nhân của họ, uy trì và phát triển nhiều hình thức, hoạt động đền ơn đáp nghĩa với nội dung phong phú, thiết thực, phù hợp với điều kiện hiện nay. Từng bước giải quyết vấn đề nâng cao mức và mở rộng diện trợ cấp nhằm bảo đảm đời sống cho các đối tượng người có công theo mức độ huy động và động viên cao nhất tiềm lực, khả năng của đất nước và nhân dân.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, cần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác chăm sóc người có công. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương trong thực hiện công tác người có công với cách mạng; thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm trong thực hiện pháp luật, chính sách đối với người có công với cách mạng.
Ngoài ra, cần kết hợp việc bố trí tăng ngân sách nhà nước với đẩy mạnh huy động, đa dạng hóa các nguồn lực xã hội đối với công tác người có công với cách mạng; gắn trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc huy động, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
K.L tổng hợp
06:12 06/12/2024
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa qua, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã chuyển tải tâm tư nguyện vọng của cử tri và Nhân dân cả nước.
18:31 28/11/2024
Phát biểu sau buổi thảo luận về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xác định các trọng tâm, trọng điểm và lộ trình giải quyết, trả lời kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng.
16:03 27/11/2024
Đến năm 2030 phát hiện và triệt phá 100% các điểm, tụ điểm phức tạp, đối tượng bán lẻ về ma túy và 100% diện tích trồng trái phép cây có chứa chất ma túy.
15:57 26/11/2024
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh, tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở, khắc phục tệ “tham nhũng vặt” và tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.
14:03 25/11/2024
Bắt đầu từ hôm nay 25-11, Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 8.
07:04 22/11/2024
Trong báo cáo gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phản ánh những vấn đề nổi bật mà cử tri và Nhân dân gửi gắm,
15:47 20/11/2024
Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong dự án Luật cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy. Điều này cũng góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường.
08:12 15/11/2024
Xem xét việc mở rộng quy định về nghỉ phép cho người lao động có con từ 7 đến dưới 16 tuổi ốm đau, cũng như cho phép họ được nghỉ để chăm sóc con bệnh mà vẫn được hưởng lương; sớm ban hành hướng dẫn về hạn mức chỉ định thầu theo Luật Đấu thầu… Đó là những vấn đề được cử tri Hậu Giang đặc biệt quan tâm và gửi đến các bộ, ngành liên quan.
15:46 13/11/2024
Với 428/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, sáng 13/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 (trong đó, có một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước).
17:41 08/11/2024
Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).
19:45 09/12/2024
(HGO) - Chiều ngày 9-12, trong phiên họp thứ hai, Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh đã tổ chức thảo luận tại tổ đối với các dự thảo nghị quyết và báo cáo trình tại kỳ họp.
19:26 09/12/2024
(HGO) - Chiều muộn ngày 9-12, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (ban chỉ đạo).
17:16 09/12/2024
(HGO) - Hội Cựu Chiến binh (CCB) tỉnh thông tin, đầu năm đến nay, các cấp hội tổ chức được 10 lớp tập huấn về công tác hội (cấp tỉnh 1 lớp, cấp huyện 9 lớp), với 828 cán bộ chủ chốt hội cơ sở tham dự.
17:14 09/12/2024
(HGO) - Qua gần 5 tháng triển khai Luật Căn cước năm 2023 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2024), lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội của toàn tỉnh đã thu nhận hồ sơ và cấp căn cước cho gần 37.000 công dân đủ điều kiện từ 14 tuổi trở lên và trẻ em dưới 14 tuổi có nhu cầu làm căn cước.