Thứ Sáu, ngày 05/01/2024 | 07:16
Ngày mai, tròn 78 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6-1-1946). Đây là mốc đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới của đất nước ta có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho Nhân dân Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn (đứng, đầu tiên) và ông Nghiêm Xuân Thành (đứng, phía sau), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, tiếp xúc với cử tri tỉnh nhà.
Việc kiện toàn, đổi mới tổ chức, hoạt động Quốc hội, nâng cao năng lực, chất lượng, phát huy vị trí, vai trò đại biểu Quốc hội (ĐBQH) trên cơ sở đổi mới tiêu chuẩn, cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu là chủ trương xuyên suốt của Đảng từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước.
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, thời gian tới, Quốc hội sẽ tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan quyền lực cao nhất của Nhân dân.
Tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt Nam kể từ ngày thành lập đến nay trải qua các thời kỳ xây dựng và phát triển, ngày càng được củng cố, hoàn thiện và đổi mới; vị trí, vai trò ngày càng được phát huy, thực hiện tốt ba chức năng quan trọng là lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Trong hoạt động của Quốc hội, ĐBQH là hạt nhân của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cùng với sự phát triển của Quốc hội, tiêu chuẩn, chất lượng, vai trò, vị trí ngày càng được nâng cao, hoàn thành chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình, góp phần quan trọng vào kết quả hoạt động to lớn của Quốc hội…
Theo ông Trần Văn Tám, nguyên Vụ trưởng Vụ Công tác đại biểu (Ban Công tác đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội), vị trí pháp lý, vai trò của ĐBQH gồm nhiều nội dung, với nhiều góc độ khác nhau. Trong đó, ĐBQH là những người tiêu biểu trong các tầng lớp nhân dân, được Nhân dân lựa chọn, trực tiếp bầu ra trên cơ sở tiêu chuẩn, cơ cấu, thành phần, số lượng luật định, theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
ĐBQH được Nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, giai tầng xã hội, được ủy quyền thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước trong Quốc hội. Với vai trò là đại diện, ĐBQH có trách nhiệm gắn bó, liên hệ chặt chẽ với cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội và các cơ quan hữu quan. ĐBQH có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp, cuộc họp của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội.
Pháp luật nước ta quy định hình thức Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Các quyết định, nghị quyết của Quốc hội chỉ có giá trị pháp lý khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu tham dự kỳ họp, phiên họp và phải được quá nửa tổng số ĐBQH biểu quyết tán thành. Trường hợp làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ, bãi nhiệm đại biểu thì phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu biểu quyết tán thành. “Điều này thể hiện rõ nét vị trí pháp lý - chính trị đặc biệt của đại biểu Quốc hội trong việc bàn luận, quyết định các vấn đề hệ trọng của đất nước, của Nhân dân”, ông Trần Văn Tám nhấn mạnh.
Qua thực tiễn hoạt động và hệ thống pháp luật cho thấy, vị trí pháp lý, tiêu chuẩn, cơ cấu, thành phần, số lượng ĐBQH là những mắt xích tương quan gắn kết, tạo nên vai trò, năng lực hoạt động của đại biểu, trong đó tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu là yếu tố then chốt hàng đầu. Quy định tiêu chuẩn càng rõ ràng, chặt chẽ, cơ cấu, thành phần, số lượng càng hợp lý thì sẽ đảm bảo năng lực, chất lượng hoạt động của đại biểu càng cao.
Ông Trần Văn Tám cho rằng, muốn có tiêu chuẩn, chất lượng tốt, trước hết pháp luật về chế độ bầu cử, quy trình, thủ tục lựa chọn, hiệp thương giới thiệu người ứng cử, tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng đại biểu và việc thực hiện quy trình, các bước bầu cử phải cụ thể, rõ ràng, bảo đảm chặt chẽ, phát huy dân chủ, lựa chọn bầu được người xứng đáng theo quy định.
Tổ chức, hoạt động của ĐBQH mang tính chính trị, tính quyền lực, tính xã hội sâu sắc. Vị trí pháp lý, tiêu chuẩn, cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu là những thành tố tuy riêng biệt nhưng có sự gắn kết, tương đồng tạo thành một tổ chức đại diện quyền lực Nhân dân phù hợp, đáp ứng yêu cầu trong từng giai đoạn cách mạng, hoàn thành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, với tầm bao quát các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương.
Trên thực tế, trong các nhiệm kỳ Quốc hội, cơ cấu, số lượng, thành phần đại biểu cũng có sự thay đổi khác nhau, nhưng nhìn chung mỗi khóa Quốc hội, số lượng đại biểu tái cử đã có kinh nghiệm hoạt động chiếm tỷ lệ không nhiều, số lượng đại biểu tham gia lần đầu thường chiếm tỷ lệ cao (khoảng 70%); tỷ lệ đại biểu là người dân tộc thiểu số, là phụ nữ, trẻ tuổi… cũng thường không đạt như mong muốn.
Nhiều khóa Quốc hội gần đây cho thấy, ĐBQH chuyên trách đã được tăng cường hơn, nhưng tỷ lệ vẫn còn khiêm tốn, thường dao động khoảng từ 25% đến trên dưới 35%. Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi năm 2020 đã quy định tăng số lượng đại biểu chuyên trách lên khoảng 40%, thể hiện sự tiếp tục đổi mới, tăng cường tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong tổ chức hoạt động của Quốc hội khi đại biểu chuyên trách được dành toàn bộ thời gian thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn ở các cơ quan Quốc hội, ở đoàn ĐBQH địa phương, cũng như có vị thế độc lập tương đối, không chịu ảnh hưởng chi phối bởi các điều kiện chủ quan và khách quan khác. Do vậy, việc chú trọng tăng cường đội ngũ ĐBQH chuyên trách ngang tầm nhiệm vụ là yêu cầu thực tế khách quan trước mắt, lâu dài.
Hiện nay, tổ chức, hoạt động của Quốc hội, ĐBQH nhiều nhiệm kỳ vừa qua đã có sự đổi mới căn bản, liên tục. Các quy định pháp luật liên quan, cũng như các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan hữu quan về tiêu chuẩn, cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu đã ngày càng cụ thể, đầy đủ hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tế. Mối quan hệ, phối hợp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, MTTQ Việt Nam ngày càng được tăng cường chặt chẽ. Bộ máy giúp việc cũng luôn được chú trọng số lượng, chất lượng, cải tiến, đổi mới công tác tham mưu, phục vụ, nhằm đáp ứng ngày càng cao yêu cầu đổi mới hoạt động của Quốc hội, ĐBQH trong giai đoạn mới…
Tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về vị trí pháp lý ĐBQH
Kiện toàn, đổi mới tổ chức, hoạt động Quốc hội, nâng cao năng lực, chất lượng, phát huy vị trí, vai trò ĐBQH trên cơ sở đổi mới tiêu chuẩn, cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu là chủ trương xuyên suốt của Đảng từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt từ Đại hội Đảng lần thứ XIII. Nội dung này đã được cụ thể hóa trong các bản Hiến pháp, nhất là tại bản Hiến pháp năm 2013 và được cụ thể hóa trong Luật Tổ chức Quốc hội. Trong đó, quy định rõ, cụ thể hơn nhiều nội dung liên quan đến tổ chức, hoạt động của Quốc hội, ĐBQH nói chung, đại biểu hoạt động chuyên trách nói riêng; bổ sung nhiều quy định mới trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn những nội dung cụ thể về tiêu chuẩn, cơ cấu, thành phần, số lượng, quy trình lựa chọn, giới thiệu, hiệp thương bầu cử ĐBQH. Đảng đoàn Quốc hội đã ban hành Quyết định số 2362 ngày 21/6/2021 giao Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai nghiên cứu Đề án “Đổi mới cơ cấu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ĐBQH”. Việc nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng các chủ trương, định hướng của Đảng, việc tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về vị trí pháp lý, tiêu chuẩn, cơ cấu, thành phần, số lượng ĐBQH trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Mục tiêu của việc nhằm phát huy dân chủ rộng rãi, bảo đảm quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân, quyền lực Nhà nước là thống nhất, không phân chia, nhưng phân công, phân nhiệm, rõ chức năng, nhiệm vụ, thực hiện tốt việc kiểm soát quyền lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân, vì Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân. |
K.L tổng hợp
07:14 27/12/2024
Năm 2024, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục khẳng định dấu ấn thành công với nhiều kết quả nổi bật, toàn diện. Những nỗ lực đổi mới, quyết tâm cao của Đoàn không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả công tác, mà còn lan tỏa tinh thần đoàn kết, thống nhất, củng cố niềm tin và kỳ vọng của cử tri và Nhân dân trong tỉnh.
19:31 25/12/2024
Chiều 25-12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV.
08:19 20/12/2024
Cử tri Hậu Giang có nhiều kiến nghị đến bộ, ngành liên quan về các vấn đề liên quan đến chế độ dành cho giáo viên.
13:58 14/12/2024
(HG) – Sáng ngày 14-12, tại Hội trường Trung tâm hành chính thành phố Vị Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang có buổi tiếp xúc hơn 350 cử tri thành phố Vị Thanh và huyện Vị Thủy sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
06:12 06/12/2024
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa qua, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã chuyển tải tâm tư nguyện vọng của cử tri và Nhân dân cả nước.
18:31 28/11/2024
Phát biểu sau buổi thảo luận về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xác định các trọng tâm, trọng điểm và lộ trình giải quyết, trả lời kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng.
16:03 27/11/2024
Đến năm 2030 phát hiện và triệt phá 100% các điểm, tụ điểm phức tạp, đối tượng bán lẻ về ma túy và 100% diện tích trồng trái phép cây có chứa chất ma túy.
15:57 26/11/2024
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh, tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở, khắc phục tệ “tham nhũng vặt” và tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.
14:03 25/11/2024
Bắt đầu từ hôm nay 25-11, Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 8.
07:04 22/11/2024
Trong báo cáo gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phản ánh những vấn đề nổi bật mà cử tri và Nhân dân gửi gắm,
08:30 27/12/2024
(HGO) – Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh vừa tổ chức Hội nghị hiệp đồng giao nhận quân; huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên lực lượng dự bị động viên năm 2025.
08:23 27/12/2024
(HG) - Ngày 26-12, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh Hậu Giang lần thứ XI năm 2024 đã tổ chức tổng kết và trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả có sản phẩm xuất sắc.
08:21 27/12/2024
(HG) - Tại Hội nghị giao ban giữa Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức mới đây, thông tin: 7/8 phòng GD&ĐT vẫn chưa tuyển dụng viên chức năm 2024, do phải rà soát theo vị trí việc làm; thực hiện theo Nghị quyết số 18, các phòng GD&ĐT sẽ thêm chức năng ở mảng GDNN, nhưng một số đơn vị dự kiến sẽ không được bổ sung thêm biên chế. Riêng đối với cấp THPT, Trung tâm GDNN-GDTX một số đơn vị cơ sở vật chất hiện nay xuống cấp, thiếu giáo viên gây khó khăn trong dạy học…
08:20 27/12/2024
Năm 2024 là năm Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh gặt hái nhiều thành công, vừa xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, đoạt nhiều giải thưởng, là chỗ dựa, sân chơi cho văn - nghệ sĩ tỉnh nhà.