Tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em

Thứ Năm, ngày 30/07/2020 | 19:16

Ban hành Nghị quyết về tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em mới đây, Quốc hội nhấn mạnh đến giải pháp tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh nơi công cộng, từng bước trang bị hệ thống kỹ thuật giám sát an ninh, nhất là tại khu vực trường học, chung cư, khu vui chơi, giải trí của trẻ em.

Đại biểu thông qua 1 nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.

Pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em còn một số hạn chế

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em từ ngày 1-1-2015 đến ngày 30-6-2019, Quốc hội đánh giá, thời gian qua, hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung, phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng được ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ, kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, bám sát yêu cầu thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác bảo vệ trẻ em nói chung, phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng.

Cùng với đó là việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em đã đạt được những kết quả tích cực. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em được quan tâm hơn, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cơ quan, tổ chức và toàn xã hội trong việc phòng, chống xâm hại trẻ em, đồng thời giúp trẻ em nâng cao hiểu biết, kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có nguy cơ bị xâm hại và trẻ em bị xâm hại được chú trọng hơn. Các vụ việc, vụ án xâm hại trẻ em cơ bản được xử lý kịp thời, nghiêm minh, góp phần phòng ngừa vi phạm, tội phạm xâm hại trẻ em.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em còn một số hạn chế, bất cập. Một số quy định của Luật Trẻ em và các luật khác có liên quan chưa được hướng dẫn kịp thời, đầy đủ gây khó khăn trong tổ chức thực hiện; chế tài quy định trong một số nghị định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến phòng, chống xâm hại trẻ em còn nhẹ, chưa bảo đảm tính răn đe. Bạo lực đối với trẻ em xảy ra trong gia đình ít được phát hiện, xử lý. Việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là yêu cầu bức thiết nhưng pháp luật quy định chưa đầy đủ, kịp thời.

Nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chậm được đổi mới, chưa phù hợp với một số nhóm đối tượng, đặc điểm địa bàn dân cư, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh nhằm phòng, chống xâm hại trẻ em ở nhiều địa phương chưa được quan tâm đúng mức; chưa có biện pháp hiệu quả để phòng ngừa, giảm thiểu việc trẻ em lao động trái quy định của pháp luật; nhiều nơi thiếu các điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao cho trẻ em. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi xâm hại trẻ em ở một số địa phương chưa được tiến hành thường xuyên, kịp thời, hiệu quả chưa cao. Trong thời gian tới, nếu không có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả thì tình hình xâm hại trẻ em sẽ vẫn diễn biến phức tạp và có chiều hướng tăng.

Những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng chưa nhận thức đầy đủ, chưa thực sự quan tâm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung, phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng. Công tác quản lý nhà nước về phòng, chống xâm hại trẻ em có mặt còn chưa hiệu quả.

Một số cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền chưa làm hết trách nhiệm được giao. Công tác phối hợp giữa chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức và gia đình về phòng, chống xâm hại trẻ em trong nhiều trường hợp chưa thực chất và chưa hiệu quả. Mặt trái của kinh tế thị trường, thiếu việc làm, đời sống khó khăn, tác động mặt trái tiêu cực của internet, mạng xã hội... cũng là những nguyên nhân làm phát sinh các vụ, việc xâm hại trẻ em. Nhân lực làm công tác trẻ em còn thiếu về số lượng, kiêm nhiệm nhiều việc và thường xuyên thay đổi, một bộ phận còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác. Ngân sách, cơ sở vật chất dành cho công tác bảo vệ trẻ em, trong đó có phòng, chống xâm hại trẻ em còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu.

Giải pháp khắc phục những hạn chế

Trên cơ sở các hạn chế, Quốc hội sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến phòng, chống xâm hại trẻ em; Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội chú trọng xem xét những vấn đề liên quan đến trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em trong quá trình thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tiến hành giám sát thường xuyên đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, nhất là phòng, chống xâm hại trẻ em trong gia đình. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội giám sát thường xuyên đối với công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xâm hại trẻ em; đoàn đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát công tác bảo vệ trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em tại địa phương; các đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát công tác phòng, chống xâm hại trẻ em và thực hiện đầy đủ quy định tại khoản 4 Điều 79 của Luật Trẻ em.

Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ có giải pháp khắc phục những hạn chế đã được chỉ ra. Trong năm 2020, ban hành Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030, Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, Bộ chỉ tiêu thống kê về tình hình xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em; rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật có liên quan đến trẻ em, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chính phủ cũng phải chỉ đạo các bộ, ngành chức năng và chính quyền địa phương có giải pháp tạo sự chuyển biến căn bản trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ trẻ em, kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em. Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em cả về nội dung và hình thức, bảo đảm thiết thực, phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng vùng, miền, quan tâm đối với vùng dân tộc thiểu số; trong đó chú trọng giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, hướng dẫn trẻ em nhận biết các nguy cơ bị xâm hại, kỹ năng phòng tránh, bảo vệ bản thân.

Chỉ đạo các cơ quan truyền thông dành các chuyên trang, chuyên mục với thời lượng và khung giờ phù hợp với trẻ em nhằm hướng dẫn kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em; tăng cường thông tin, tuyên truyền trên môi trường mạng internet, mạng xã hội; cung cấp thông tin, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em cho các bậc cha, mẹ học sinh.

Chỉ đạo các bộ, ngành chức năng và chính quyền địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên đề về phòng, chống xâm hại trẻ em; đề cao trách nhiệm và xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương để xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em trên địa bàn quản lý mà không có các biện pháp chỉ đạo, xử lý có hiệu quả hoặc vi phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em.

Chỉ đạo các bộ, ngành chức năng và chính quyền địa phương làm tốt công tác phối hợp liên ngành trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em; tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; theo dõi, thống kê và có biện pháp để từng bước xóa bỏ tình trạng tảo hôn.

Đầu tư, phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em; tạo điều kiện thuận lợi để huy động các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào các hoạt động trợ giúp, chăm sóc, bảo vệ trẻ em; bố trí kinh phí phù hợp cho công tác bảo vệ trẻ em nói chung, phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng.

Bảo đảm điều kiện để tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em và tạo điều kiện để các tổ chức xã hội thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao trong Luật Trẻ em. Và tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh nơi công cộng, từng bước trang bị hệ thống kỹ thuật giám sát an ninh, nhất là tại khu vực trường học, chung cư, khu vui chơi, giải trí của trẻ em...

T.T tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Nhiều công trình giao thông được cử tri kiến nghị sửa chữa, nâng cấp

07:28 18/04/2025

Vừa qua, cử tri các huyện, thị xã, thành phố gửi nhiều nội dung kiến nghị đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường, cây cầu nhằm đảm bảo an toàn, thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.

Trả lời kiến nghị của cử tri

05:39 11/04/2025

Tổng Liên đoàn Lao động, Bộ Nội vụ vừa có các văn bản trả lời kiến nghị của cử tri Hậu Giang về thời gian tham gia hoạt động công đoàn của cán bộ công đoàn cơ sở và một số vấn đề xung quanh Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Sẽ sớm hoàn thiện hệ thống đường dẫn cầu đảm bảo an toàn giao thông

18:35 03/04/2025

Trước khi hợp nhất vào Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản trả lời ý kiến cử tri Hậu Giang về công tác quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh nhằm giúp công tác quản lý nhà nước ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của xã hội và người dân.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 5-5: Quyết định các nội dung cấp thiết phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy

15:43 01/04/2025

Chiều 31-3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Trả lời kiến nghị của cử tri

06:45 28/03/2025

Các bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường trước khi hợp nhất đã có các văn bản trả lời kiến nghị của cử tri Hậu Giang về giải pháp phòng, chống sạt lở;

Trả lời kiến nghị của cử tri

05:48 21/03/2025

Sau khi tiếp nhận các kiến nghị của cử tri tỉnh, thành, trong đó có Hậu Giang về lĩnh vực liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi chấm dứt hoạt động đã có các trả lời cụ thể.

Làm cả thứ bảy, chủ nhật và ban đêm để thực hiện các công việc, đảm bảo tiến độ trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy

08:26 14/03/2025

Trong tháng 4-2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể sẽ họp thêm nhiều phiên để tiến hành các công việc liên quan đến sắp xếp bộ máy hành chính cấp xã, tinh gọn bộ máy.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh lấy ý kiến 2 dự thảo luật

14:17 12/03/2025

(HGO) – Sáng ngày 12-3, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi), Luật Công nghiệp công nghệ số. Dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp; thảo luận đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp

19:26 06/03/2025

Cơ quan của Trung ương vừa có các cuộc họp, trong đó có nội dung về nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp; thảo luận đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.

Chủ tịch Quốc hội: Nghiên cứu sửa đổi một số điều của Hiến pháp liên quan tổ chức bộ máy

15:56 05/03/2025

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chỉ đạo thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp liên quan đến vấn đề tổ chức bộ máy.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Huyện Long Mỹ: Kỷ niệm 120 năm thành lập làng Vĩnh Viễn

07:35 19/04/2025

(HGO) - Ngày 18-4, tại Đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, ấp 3, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị trấn Vĩnh Viễn long trọng tổ chức họp mặt kỷ niệm 120 năm thành lập làng Vĩnh Viễn (1905-2025); 50 năm giải phóng quê hương (1975-2025); 10 năm Vĩnh Viễn trở thành huyện lỵ Long Mỹ (2015-2025).

Tưng bừng Liên hoan nghệ thuật các dân tộc hưởng ứng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

21:46 18/04/2025

(HGO) - Tối 18-4, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, Sở Nội vụ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Trường Chính trị ra mắt mô hình “Kết nối - Động lực để sáng tạo”

19:46 18/04/2025

(HGO) - Chiều ngày 18-4, Trường chính trị tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Kết nối - Động lực để sáng tạo”. Tham dự lễ, có ông Lê Công Lý, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; PGS.TS Trần Quang Diệu, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Mọi hoạt động phải đảm bảo liên tục, thông suốt trong quá trình sắp xếp

19:38 18/04/2025

(HGO) - Chiều ngày 18-4, ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tỉnh có buổi tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.