Tiêu thụ mía, đường, nông sản: Bộ Công thương thông tin chi tiết

Thứ Sáu, ngày 29/03/2019 | 05:08

Cuối năm 2018, cử tri Hậu Giang nêu ý kiến về bao tiêu mía đảm bảo cho nông dân có lời trong trồng loại cây này; yêu cầu tạm hoãn nhập khẩu đường; đồng thời, lập các sàn giao dịch nông sản ở nước ngoài để hỗ trợ doanh nghiệp, quảng bá, tiêu thụ nông sản... Tiếp thu ý kiến, Bộ Công thương có những thông tin cụ thể.

Giá đường thấp, doanh nghiệp sản xuất và nông dân trồng mía đều gặp nhiều khó khăn.

Theo đánh giá chung, tổng nhu cầu đường hàng năm trong giai đoạn 2011-2018 dao động ở mức 1,3-1,5 triệu tấn (cho cả sản xuất và tiêu dùng), tăng trưởng trung bình giai đoạn 2011-2018 là 3%, chủ yếu do nhu cầu sử dụng đường làm nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến sử dụng đường tăng, tốc độ tăng trung bình là 6,1%. Nguồn cung cấp đường để phục vụ tiêu dùng và sản xuất chủ yếu là từ nguồn cung đường chế biến, sản xuất trong nước, nguồn đường nhập khẩu chiếm chưa đến 10% tổng nhu cầu sử dụng đường.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực để đổi mới, nâng cao năng suất, chất lượng đường, sản xuất đường trong nước hiện nay về cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu, nhưng tốc độ đổi mới của ngành sản xuất mía đường còn chậm, ngành còn có nhiều yếu kém, bất cập về giống mía, đường, năng suất... dẫn đến giá thành cao, hệ thống phân phối đường cũng còn nhiều bất cập, sức cạnh tranh của ngành đường Việt Nam còn yếu so với khu vực và thế giới, nhất là so với Thái Lan.

Giá thành cao hơn so với giá đường nhập khẩu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc mặc dù phải trả cho quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan (HNTQ) nhập khẩu đường, nộp 5% thuế nhập khẩu, 5% thuế VAT và các chi phí liên quan để đưa đường nhập khẩu về kho như chi phí vận chuyển, bốc dỡ... để nhập khẩu đường nhưng các doanh nghiệp vẫn tham gia các phiên đấu giá HNTQ nhập khẩu đường.

Để hỗ trợ ngành sản xuất trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành mía đường trong tiến trình hội nhập, hạn chế ảnh hưởng đến đời sống của bà con nông dân trồng mía, Bộ Công thương đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ đồng ý tạm dừng thực hiện cam kết xóa bỏ HNTQ mặt hàng đường trong ASEAN đến hết ngày 31-12-2019.

Tuy nhiên, đây chỉ là phương án tình thế, giúp ngành mía đường có thêm thời gian để chuẩn bị cho việc cơ cấu lại, tự nâng cao năng lực cạnh tranh trước khi mở cửa thị trường do theo các khung khổ cam kết đã ký và sắp thực hiện thì Việt Nam không thể áp dụng các biện pháp hạn ngạch hoặc cấm nhập khẩu được, chỉ có thể dùng công cụ là hàng rào thuế quan - mặc dù công cụ này cũng sẽ phải giảm theo lộ trình với các cam kết hội nhập.

Đối với việc kinh doanh tạm nhập, tái xuất đường thực hiện theo quy định tại Nghị định số 69/2018 của Chính phủ (trước đây là Nghị định số 187/2013). Theo đó, đường không phải là mặt hàng cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất và thương nhân khi kinh doanh tạm nhập, tái xuất đường phải được cấp giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

Năm 2018, Bộ Công thương không cấp phép cho doanh nghiệp tạm nhập, tái xuất đường. Đồng thời, Bộ cũng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét gia hạn việc xuất khẩu mặt hàng đường qua các địa điểm trên địa bàn tỉnh Lào Cai để tạo điều kiện xuất khẩu đường sản xuất trong nước, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất đường trong tiêu thụ đường sản xuất trong nước.

Về hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản... là chủ trương chung, nhất quán của Chính phủ, đây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong công tác của Bộ Công thương.

Việc lập các sàn giao dịch nông sản tại nước ngoài để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản, về mặt pháp lý và các quy định quản lý trong lĩnh vực thương mại điện tử, việc doanh nghiệp Việt Nam hay cá nhân Việt Nam đăng ký mở sàn giao dịch thương mại điện tử ở nước ngoài hoặc sàn giao dịch nông sản ở nước ngoài không phải xin cấp phép ở Việt Nam. Việc đăng ký, vận hành sàn giao dịch thương mại điện tử hoặc sàn giao dịch nông sản ở nước ngoài được thực hiện theo các quy định pháp luật liên quan của nước sở tại.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp trong nước không có đủ nguồn lực hoặc chưa có kinh nghiệm trong việc phát triển thương mại điện tử ở nước ngoài (thương mại điện tử xuyên biên giới) thì việc tự xây dựng, vận hành sàn giao dịch thương mại điện tử, sàn giao dịch nông sản ở nước ngoài là khá phức tạp, đòi hỏi nguồn lực và vốn đầu tư lớn.

Để có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước tăng cường xuất khẩu nông sản ra các thị trường nước ngoài thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới, ngoài việc tổ chức nhiều buổi đào tạo, hướng dẫn doanh nghiệp các tỉnh, địa phương phát triển thương mại điện tử, Bộ Công thương đã xây dựng một số chương trình, đề án hợp tác với các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn ở nước ngoài. Đồng thời, hướng dẫn trực tiếp, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường xuất khẩu trên nền tảng các chương trình, đề án đã hợp tác.

Việc phát triển hàng xuất khẩu Việt Nam ở nước ngoài một mặt tạo nguồn thu cho doanh nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, mặt khác, góp phần vào việc quảng bá thương hiệu sản phẩm nông sản Việt Nam ở nước ngoài.

T.THỨC tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 1-7-2025

05:50 27/06/2025

Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Luật có hiệu lực từ ngày 1-7-2025.

Cần phải tập trung quan tâm sơ kết, tổng kết các chính sách đặc thù thí điểm

07:17 20/06/2025

Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận ở hội trường về phát triển kinh tế - xã hội.

Báo chí quan tâm tuyên truyền thật tốt các sự kiện trọng đại của Đảng, của đất nước

07:16 20/06/2025

Tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí nhân Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị báo chí chuyển tải kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cử tri, Nhân dân tới Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Tình trạng mua, bán hàng giả... đang trở nên nghiêm trọng

18:41 18/06/2025

Đó là một trong những vấn đề “nóng” mà đại biểu và cử tri đều quan tâm được bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, nêu ý kiến thảo luận ở Hội trường Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội vào sáng ngày 18-6.

Đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp giải quyết 2 vấn đề “nóng”

18:00 18/06/2025

Băn khoăn trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại; tình hình đời sống của người lao động trước áp lực tăng giá và thu nhập suy giảm, đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp giải quyết cụ thể đối với 2 vấn đề “nóng” này.

Giải pháp căn cơ để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

17:23 17/06/2025

Đóng góp ý kiến thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, đã nêu một số thực tiễn bất cập và đề xuất việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu môi trường là giải pháp căn cơ để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Quyết định quan trọng của Đảng và Nhà nước

08:24 17/06/2025

Đóng góp dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, đại biểu Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, cho rằng việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc là quyết định quan trọng của Đảng và Nhà nước.

Đảm bảo tính thống nhất về hình thức văn bản bãi bỏ văn bản pháp quy

14:00 13/06/2025

Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thành phố Cần Thơ sau khi hợp nhất giáp An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Vĩnh Long và Biển Đông

09:01 13/06/2025

Hôm qua (ngày 12-6), với 461/465 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày Quốc hội thông qua (12-6).

Chậm nhất đến ngày 1-7-2027 phải hoàn thành việc bố trí vào vị trí việc làm

08:34 06/06/2025

Tiếp tục chương trình phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...