Thứ Sáu, ngày 24/08/2018 | 08:15
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp khuyến khích mô hình trồng trọt bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Cử tri kiến nghị:
Việt Nam là quốc gia có nhiều loại cây trồng với năng suất cao so với thế giới. Tuy nhiên, do sản xuất theo số lượng, lạm dụng phân bón, hóa chất đã làm cho chất lượng nông sản giảm, đất đai thoái hóa, nguồn nước ô nhiễm, đa dạng sinh học suy giảm...
Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đang có cơ hội phát triển do mô hình này cho phép khai thác tối ưu nguồn tài nguyên như: đất, năng lượng, chất dinh dưỡng với một phương pháp quản lý hợp lý nhất để tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ, chưa có sự quy hoạch đồng bộ, bài bản… và quy trình sản xuất lại khắt khe, cần có thời gian để cải tạo đất.
Đề nghị có định hướng quy hoạch vùng với các sản phẩm ưu tiên, có cơ chế giao đất dài hạn với hạn điền phù hợp cho mỗi đối tượng sản xuất; cần có chính sách thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất các sản phẩm hữu cơ, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các đối tượng để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời:
Việt Nam là nước có lịch sử sản xuất nông nghiệp và phương thức canh tác hữu cơ từ lâu đời. Từ những năm 1990, một số tổ chức đã nghiên cứu, đầu tư các dự án sản xuất hữu cơ và giúp cho nông dân hiểu biết hơn về nông nghiệp hữu cơ. Theo Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, đến năm 2016, nước ta có khoảng gần 80.000ha canh tác theo nông nghiệp hữu cơ.
Nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng phát triển tiến bộ của nông nghiệp thế giới. Là nước xuất khẩu nông sản lớn, Việt Nam cũng nắm bắt xu hướng này của thị trường toàn cầu. Một số doanh nghiệp đã đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chủ động tiếp cận áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế và đã được chứng nhận, xuất khẩu đi nhiều nước.
Tuy nhiên, hiện tại nông nghiệp hữu cơ Việt Nam phát triển chưa tương xứng với nhu cầu; việc cấp chứng nhận cho các sản phẩm hữu cơ chủ yếu mang tính tự phát, dựa vào niềm tin của khách hàng, nằm ngoài sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước; xuất hiện nhiều hiện tượng gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh. Quỹ đất để sản xuất hữu cơ không nhiều và cần phải có thời gian dài để cải tạo chuyển đổi, quy mô sản xuất nhỏ, chi phí đầu tư cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao và thị trường không ổn định.
Khắc phục những tồn tại trên đòi hỏi cần phải có hành lang pháp lý của Nhà nước quản lý giúp nông nghiệp hữu cơ phát triển đúng nghĩa và bền vững. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng phát triển chung, sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới do đảm bảo cung cấp được các sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe con người và bảo vệ môi trường sống của xã hội; thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ Việt Nam phát triển mạnh mẽ phù hợp với chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, nâng cao năng suất, giá trị gia tăng, hướng tới xuất khẩu, góp phần định vị và nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, trong đó có sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên thị trường thế giới.
Những đề nghị của cử tri nêu trên được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định trong các giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ trong thời gian tới, cụ thể:
- Xây dựng nghị định nông nghiệp hữu cơ nhằm tạo hành lang pháp lý cho sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ. Hiện tại, dự thảo nghị định đã được trình Chính phủ xem xét, phê duyệt và Bộ đang tiến hành xây dựng Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ Việt Nam tới năm 2025.
- Đề xuất một số chính sách hỗ trợ đặc thù cho đối tượng khó khăn (hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ nông dân, nhóm hộ) và bổ sung sản xuất nông nghiệp hữu cơ là lĩnh vực được ưu tiên áp dụng các chính sách khuyến khích đầu tư nông nghiệp, nông thôn đã ban hành; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư chuyển đổi sản xuất theo phương thức hữu cơ.
- Hoàn thiện hệ thống chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất, chế biến, chứng nhận chất lượng, công bố tiêu chuẩn áp dụng, ghi nhãn, logo, truy xuất nguồn gốc, thanh tra, giám sát liên quan đến nông nghiệp hữu cơ giúp người tiêu dùng an tâm khi sử dụng các sản phẩm đã có chứng nhận và đạt tiêu chuẩn.
- Phối hợp triển khai đồng bộ các giải pháp kỹ thuật: bảo vệ và cải thiện độ phì nhiêu đất đai, ổn định hàm lượng hữu cơ trong đất, ứng dụng công nghệ sinh học; khuyến khích các mô hình trồng trọt - chăn nuôi - thủy sản bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu...
- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các cơ chế, chính sách của Nhà nước về sản xuất nông nghiệp hữu cơ; nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp, người sản xuất và người tiêu dùng về việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ và phân phối tiêu thụ sản phẩm hữu cơ.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị, sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn từ vật tư đầu vào đến sơ chế, chế biến, đóng gói, dán nhãn phù hợp tiêu chuẩn hữu cơ, ổn định và phát triển thị trường tiêu thụ.
- Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các chiến lược, quy hoạch từng ngành hàng, sản phẩm để tích hợp chung vào các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh và chuyển đổi thành các đề án phát triển các lĩnh vực, ngành hàng nông sản, trong đó có đáp ứng nhu cầu của phát triển nông nghiệp hữu cơ, đảm bảo phù hợp với Luật Quy hoạch năm 2017.
- Tiếp tục phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Chính phủ để đề xuất Quốc hội sửa đổi một số điều của Luật Đất đai theo hướng mở rộng hạn mức chuyển nhượng đất nông nghiệp và cho phép được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa các xã, huyện, tỉnh đối với cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp; nới lỏng quy định về đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để tạo ra vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, nông nghiệp cao cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch.
05:50 27/06/2025
Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Luật có hiệu lực từ ngày 1-7-2025.
07:17 20/06/2025
Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận ở hội trường về phát triển kinh tế - xã hội.
07:16 20/06/2025
Tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí nhân Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị báo chí chuyển tải kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cử tri, Nhân dân tới Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
18:41 18/06/2025
Đó là một trong những vấn đề “nóng” mà đại biểu và cử tri đều quan tâm được bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, nêu ý kiến thảo luận ở Hội trường Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội vào sáng ngày 18-6.
18:00 18/06/2025
Băn khoăn trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại; tình hình đời sống của người lao động trước áp lực tăng giá và thu nhập suy giảm, đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp giải quyết cụ thể đối với 2 vấn đề “nóng” này.
17:23 17/06/2025
Đóng góp ý kiến thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, đã nêu một số thực tiễn bất cập và đề xuất việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu môi trường là giải pháp căn cơ để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
08:24 17/06/2025
Đóng góp dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, đại biểu Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, cho rằng việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc là quyết định quan trọng của Đảng và Nhà nước.
14:00 13/06/2025
Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
09:01 13/06/2025
Hôm qua (ngày 12-6), với 461/465 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày Quốc hội thông qua (12-6).
08:34 06/06/2025
Tiếp tục chương trình phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...