Về các dự án, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững

Thứ Sáu, ngày 08/03/2019 | 08:20

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường vừa có ý kiến về dự án sông Cái Lớn - Cái Bé ở đồng bằng sông Cửu Long và vấn đề phát triển cây ăn quả bền vững ở Nam bộ.

Phát triển cây có múi ở huyện Long Mỹ.

Cẩn trọng triển khai dự án Cái Lớn - Cái Bé

Dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé có tổng diện tích đất tự nhiên 909.248ha, thuộc địa bàn 6 tỉnh: Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và thành phố Cần Thơ. Trong đó, hiệu quả trực tiếp của dự án giai đoạn 1 là 384.120ha, trên địa bàn các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang và Bạc Liêu.

Đây là dự án mang tính liên vùng nhằm mục tiêu kiểm soát nguồn nước để hỗ trợ cho việc sản xuất ổn định, bền vững đối với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái tự nhiên mặn, ngọt, lợ mà không can thiệp làm thay đổi hiện trạng sản xuất của các vùng sinh thái này…

Dự án được Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành và các cấp chính quyền địa phương cũng như Nhân dân trong vùng rất quan tâm; Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chủ trương đầu tư dự án tại Quyết định số 498 ngày 17/4/2017.

Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của dự án như: phạm vi ảnh hưởng lớn; khu vực đang chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu, lún sụp đất và việc xây dựng các công trình thủy điện thượng nguồn sông Mekong. Ngoài ra, khu vực dự án còn chịu ảnh hưởng 2 chế độ thủy triều từ biển, bán nhật triều ở Biển Đông, tạo ra một khu vực giáp nước lớn tại trung tâm, gây khó khăn cho việc tiêu thoát và cấp nước...

Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị lập dự án cẩn trọng, chặt chẽ, khoa học và lấy ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học, người dân, các đơn vị, tổ chức quan tâm. Bộ cũng đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến rộng rãi các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các địa phương vùng dự án.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, đến nay, việc lập dự án đầu tư đã hoàn thành; Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án đã được Hội đồng thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua nhưng có yêu cầu chỉnh sửa; chủ đầu tư đã hoàn thiện và trình lại. Sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo ĐTM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phê duyệt dự án, đồng thời triển khai thực hiện các bước tiếp theo để tổ chức thi công từ năm 2019, hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng vào cuối năm 2021.

Nhiều chính sách phát triển sản xuất hiệu quả cây có múi

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thông tin, để triển khai phát triển cây ăn quả bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2194/2009 về phê duyệt Đề án giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020, hỗ trợ các địa phương, các đơn vị liên quan trong xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển giao giống cây trồng phục vụ sản xuất. Trong đó, có đầu tư xây dựng hệ thống sản xuất cây giống cây có múi sạch bệnh theo quy trình nhà lưới 3 cấp tại các địa phương, vùng sản xuất tập trung.

Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 98/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Bên cạnh đó, theo Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020 về định hướng cơ cấu lại theo lĩnh vực, sản phẩm, trong đó có cây ăn quả có múi: đối với nhóm sản phẩm là đặc sản địa phương, có quy mô nhỏ, gắn với chỉ dẫn địa lý cụ thể, sẽ được xây dựng và phát triển cùng với xây dựng nông thôn mới ở huyện, xã theo mô hình “Mỗi xã một sản phẩm”.

Để từng bước phát triển vùng sản xuất tập trung, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định 1648/2018, phê duyệt quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả ở Nam bộ (đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ) đến năm 2020.

Trong đó có Quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả ở Nam bộ theo hướng đảm bảo năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, trên cơ sở đổi mới phương thức tiếp cận thị trường, kết hợp ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ, khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện sinh thái mỗi vùng, mỗi địa phương đối với từng loại cây, cũng như cây ăn quả có múi.

Về phía Bộ, ông Lương Xuân Cường cho biết, trước đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 2819/2013 về việc thành lập Ban Chỉ đạo sản xuất rải vụ thu hoạch cây ăn quả chủ lực trồng tập trung ở vùng Nam bộ, giúp Bộ trưởng trong công tác chỉ đạo, phối hợp điều hành và quản lý thực hiện kế hoạch lịch thời vụ cây ăn quả.

Hàng năm, Bộ còn phê duyệt các đề tài chọn tạo giống mới, dự án khuyến nông trọng điểm, thanh tra, kiểm tra chất lượng nguồn giống cây trồng, trong đó có cây ăn quả có múi để từng bước quản lý nguồn giống đảm bảo chất lượng cho sản xuất.

Theo Bộ này, đối với cây ăn quả có múi, để phát triển sản xuất hiệu quả và bền vững, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa, hạn chế nhập khẩu và hướng tới xuất khẩu, đơn vị đã chỉ đạo các địa phương tăng cường quản lý quy mô sản xuất, hạn chế tối đa tình trạng gia tăng diện tích. Đồng thời, chú trọng nâng cao tỷ lệ sử dụng giống mới, có chất lượng, ít hạt hoặc không có hạt; xây dựng cơ cấu giống rải vụ; thâm canh và sản xuất an toàn, đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ và phát triển thị trường như thời gian qua.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các địa phương tùy vào điều kiện thực tế mà ban hành cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển cây ăn quả có múi bền vững, gắn với đầu tư công nghệ sau thu hoạch, chế biến, tiêu thụ theo hướng ưu tiên các mô hình/vùng sản xuất tập trung/chuyên canh theo chuỗi giá trị, an toàn thực phẩm.

T.T tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 1-7-2025

05:50 27/06/2025

Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Luật có hiệu lực từ ngày 1-7-2025.

Cần phải tập trung quan tâm sơ kết, tổng kết các chính sách đặc thù thí điểm

07:17 20/06/2025

Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận ở hội trường về phát triển kinh tế - xã hội.

Báo chí quan tâm tuyên truyền thật tốt các sự kiện trọng đại của Đảng, của đất nước

07:16 20/06/2025

Tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí nhân Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị báo chí chuyển tải kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cử tri, Nhân dân tới Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Tình trạng mua, bán hàng giả... đang trở nên nghiêm trọng

18:41 18/06/2025

Đó là một trong những vấn đề “nóng” mà đại biểu và cử tri đều quan tâm được bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, nêu ý kiến thảo luận ở Hội trường Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội vào sáng ngày 18-6.

Đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp giải quyết 2 vấn đề “nóng”

18:00 18/06/2025

Băn khoăn trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại; tình hình đời sống của người lao động trước áp lực tăng giá và thu nhập suy giảm, đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp giải quyết cụ thể đối với 2 vấn đề “nóng” này.

Giải pháp căn cơ để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

17:23 17/06/2025

Đóng góp ý kiến thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, đã nêu một số thực tiễn bất cập và đề xuất việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu môi trường là giải pháp căn cơ để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Quyết định quan trọng của Đảng và Nhà nước

08:24 17/06/2025

Đóng góp dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, đại biểu Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, cho rằng việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc là quyết định quan trọng của Đảng và Nhà nước.

Đảm bảo tính thống nhất về hình thức văn bản bãi bỏ văn bản pháp quy

14:00 13/06/2025

Tại Phòng Diên Hồng, Quốc hội vừa tiến hành thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thành phố Cần Thơ sau khi hợp nhất giáp An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Vĩnh Long và Biển Đông

09:01 13/06/2025

Hôm qua (ngày 12-6), với 461/465 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày Quốc hội thông qua (12-6).

Chậm nhất đến ngày 1-7-2027 phải hoàn thành việc bố trí vào vị trí việc làm

08:34 06/06/2025

Tiếp tục chương trình phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...