Thứ Sáu, ngày 21/07/2017 | 07:05
Sau hơn 2,5 năm thực hiện theo Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển thương mại - dịch vụ, dáng dấp chợ nông thôn có nhiều đổi khác đồng thời với việc định hình phong cách thương mại hiện đại. Nhờ đó, giá trị khu vực III ổn định và tăng trưởng cho những tháng đầu năm nay.
Mô hình trung tâm thương mại tích hợp đang trở thành xu hướng phát triển, không ngừng gia tăng ở các đô thị lớn như thành phố Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy.
Có rất nhiều nguyên nhân làm chậm công tác đầu tư chợ nông thôn, làm cho bước khởi đầu nhiệm vụ hoàn thiện hạ tầng thương mại nhiệm kỳ mới của Đảng bộ tỉnh gặp nhiều khó khăn. Nhưng cũng vì thế mà mỗi sự thay đổi đều dễ dàng nhận ra.
Chợ nông thôn đổi sắc
Ông Ngô Thanh Tùng, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Phụng Hiệp, nhớ lại: “Nhắc đến huyện Phụng Hiệp chắc ai cũng nhớ vì còn quá nhiều chợ quá tải, xuống cấp. Những ngày đầu nhận công tác ở Phòng Kinh tế - Hạ tầng này, tôi rất trăn trở bởi bà con tiểu thương cứ hay phàn nàn chợ bao giờ xây xong, nhiều lúc tôi cũng ngại đi công tác ngang chợ. Do tín dụng bị thắt chặt, các nhà đầu tư bị khó khăn về tài chính nên những năm qua một số dự án có tiến độ thực hiện khá chậm”.
Hai năm trở lại đây, không những kết cấu hạ tầng đô thị có nhiều chuyển biến mà hàng loạt dự án thương mại trên địa bàn huyện Phụng Hiệp đã được khởi động. Điển hình là dự án Trung tâm Thương mại thị trấn Cây Dương do Công ty Cổ phần Cadico làm chủ đầu tư, có tổng diện tích 7,8ha. Còn chợ Long Thạnh, chợ Cầu Trắng cũng triển khai rất nhanh. Hai chợ này hiện đã hoàn thành phần nhà lồng, tiểu thương bắt đầu vào buôn bán. Một số hạng mục khác được xây mới, nâng cấp hoặc sửa chữa lại. Khu dân cư thương mại chợ Cầu Trắng do Công ty TNHH Xây dựng Hiệp Thành làm chủ đầu tư, quy mô 4,1ha, tổng mức đầu tư 80 tỉ đồng. Còn chợ Long Thạnh có diện tích khoảng 500m2 được đầu tư từ nguồn giải tỏa, mở rộng Quốc lộ 1A với số vốn 2 tỉ đồng.
Theo Phòng Kinh tế thành phố Vị Thanh, công tác đầu tư chợ nông thôn được trợ lực rất nhiều từ chủ trương xã hội hóa. Bởi, theo phương thức Nhà nước đầu tư toàn phần thì vốn ngân sách không đủ đáp ứng để hoàn chỉnh hạ tầng thương mại nông thôn đang xuống cấp mà chỉ áp dụng phương pháp “lấy chợ nuôi chợ”. Sau nhiều năm kêu gọi, chợ Hỏa Lựu vừa được một doanh nghiệp đăng ký đầu tư dự án khu dân cư nông thôn mới, trong đó có đầu tư một nhà lồng chợ trong khuôn khổ dự án. Hiện, doanh nghiệp này đã ký quỹ và lập thủ tục bồi thường cho dân.
Đổi thay tác phong thương mại
Mạng lưới chợ nông thôn phát triển còn mở ra cơ hội cho doanh nghiệp cung ứng hàng hóa trên địa bàn tỉnh ngày càng mở rộng được thị phần của mình, đưa hàng hóa, nhất là hàng Việt đến với người tiêu dùng nông thôn ngày càng nhiều hơn. Cùng với chợ, hệ thống cửa hàng thương mại ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cũng đang từng bước được khôi phục và lấy lại vị thế trong việc thực hiện mục tiêu góp phần cung ứng hàng hóa, tiêu thụ nông sản cho nông dân. Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư chợ - siêu thị Việt Mai, cho rằng đầu tư chợ cho hiệu quả rất rõ nếu có sự hỗ trợ của địa phương đối với các nhà đầu tư. Rõ ràng, chợ Nàng Mau, huyện Vị Thủy đầu tư thành công ngoài ý muốn. Chợ này đang hoạt động tốt với khoảng 700-800 lô, sạp, giải quyết việc làm cho khoảng 1.000 lao động. Hệ thống thương mại vững chắc sẽ đảm bảo vai trò tiêu thụ hàng hóa cho người dân. Do đó, phát triển chợ là giải bài toán nông nghiệp nông thôn. Chợ nông thôn góp phần tạo việc làm, thu nhập để hỗ trợ lại cho nông nghiệp.
Diễn biến thị trường mấy năm gần đây đã phản ánh rõ nét xu hướng tất yếu của sự đổi thay về cách mua sắm và phong cách thương mại. Đó là sự ra đời của các trung tâm thương mại, hàng hóa bày bán đã được phân bố lại theo hướng ai lấy được lòng “thượng đế” hơn sẽ chiếm được thị phần nhiều hơn. Việc mua sắm theo xu hướng thương mại hiện đại đang không ngừng gia tăng cả chất lượng và số lượng. Trên địa bàn tỉnh, các nhà đầu tư như chuỗi siêu thị Co.opMart, Vincom, các siêu thị chuyên doanh liên tục ra đời và đạt mức tăng trưởng không kém chợ truyền thống. Những siêu thị này, không chỉ có nhiều lợi thế không cần diện tích lớn mà mặt hàng đa dạng tại đây sẽ giúp người mua có nhiều sự lựa chọn hơn, giá cả tương đối ổn định. Vì vậy, mô hình kinh doanh này đang trở thành xu hướng phát triển, không ngừng gia tăng ở các đô thị lớn như thành phố Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ.
Theo Sở Công thương tỉnh, để giữ vững vị trí của mình, thương nhân thuộc loại hình thương mại truyền thống buộc phải thay đổi thói quen mua bán. Song song đó, Sở cũng tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý, khai thác và kinh doanh chợ. Tại lớp tập huấn, các cán bộ trực tiếp theo dõi, tham mưu phát triển và quản lý chợ thuộc các xã trên địa bàn tỉnh được trang bị những chính sách của Nhà nước về phát triển và quản lý chợ chuyển đổi mô hình quản lý chợ, xây dựng chợ văn minh, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn phòng cháy chữa cháy tại chợ. Thông qua hình thức này, ngành công thương cũng hướng tiểu thương thay đổi dần tác phong thương mại.
Hiện toàn tỉnh có 73 chợ và 4 siêu thị, 1 trung tâm thương mại. Tuy vậy, còn rất nhiều chợ chưa được quan tâm đúng mức về hạ tầng. Bởi, cơ chế về vốn chưa đủ lực rót về thương mại nông thôn mà hướng nhiều hơn đến các công trình dân sinh bức xúc khác. Do vậy, từ nay đến năm 2020, Nghị quyết Tỉnh ủy xác định tiếp tục tăng cường kêu gọi đầu tư từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng thương mại - dịch vụ, nhất là mạng lưới chợ, các dịch vụ vận chuyển, thông tin, logistics… Kết hợp giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại tạo thành mạng lưới phân phối hàng hóa và cung ứng dịch vụ, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng đến tận vùng sâu. |
Bài, ảnh: KIM ĐIỀU
07:38 01/11/2024
Thành ủy Vị Thanh có sự chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở và đại hội chi bộ, đảng bộ cấp cơ sở, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Vị Thanh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
09:42 28/02/2024
Năm năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cấp ủy trong Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Kết luận số 38 ngày 13/11/2018,
06:39 05/12/2023
Trong 5 năm qua, Tỉnh ủy đã lãnh đạo thực hiện Nghị quyết số 26, ngày 19-5-2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” đạt nhiều kết quả tích cực.
06:58 29/11/2023
Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Hậu Giang bắt tay và xây dựng các chương trình, nghị quyết, đề án... để sớm hiện thực hóa mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025.
08:25 08/11/2023
Kết thúc khảo sát công tác triển khai, quán triệt thực hiện các nghị quyết, kế hoạch, đề án, chương trình của Tỉnh ủy ở 8 đảng bộ huyện, thị, thành, Đoàn công tác của tỉnh ghi nhận hạn chế, khó khăn, từ đó định hướng các địa phương quan tâm nhiều hơn các giải pháp thiết thực, cũng như tháo gỡ các vướng mắc để tiếp tục đưa nghị quyết đi sâu vào cuộc sống.
08:08 06/04/2023
Qua 10 năm thực hiện Quy định số 164, ngày 1/2/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) “về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp” đã góp phần nâng cao nhận thức về chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức, lối sống, tác phong và năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh.
05:41 27/02/2023
Qua 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 20 ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X “về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã ghi nhận nhiều kết quả nổi bật. Rõ nhất là đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, người lao động trên địa bàn tỉnh được cải thiện đáng kể. Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, người lao động được phát huy rõ nét.
05:33 09/02/2023
Để vực dậy thế mạnh nông nghiệp và phát huy tiềm năng về du lịch, năm 2022 huyện Phụng Hiệp đã ban hành Nghị quyết số 05 về phát triển nông nghiệp bền vững gắn với du lịch, giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030. Năm 2023 này được coi là năm bản lề để cụ thể hóa những mục tiêu của nghị quyết thành mô hình thực tế.
04:43 03/01/2023
Xác định ý nghĩa quan trọng của Nghị quyết Hội nghị Trung ương sáu khóa XIII nên cấp ủy đảng các cấp trên địa bàn tỉnh đã chủ động, tích cực tổ chức học tập, quán triệt,
06:35 05/12/2022
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh được tổ chức mới đây đã tập trung thảo luận cho ý kiến xây dựng các đề án, nghị quyết quan trọng,
14:21 11/12/2024
(HGO) - Chiều muộn ngày 9-12, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (ban chỉ đạo).
08:44 11/12/2024
(HG) - Theo bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, huyện Phụng Hiệp, HTX đang thu mua cá thát lát của bà con nông dân để sản xuất phục vụ các đơn hàng cuối năm. Giá cá thát lát hiện ổn định ở mức 73.000-74.000 đồng/kg, trong khi năm trước ở thời điểm này giá cá thát lát dao động từ 72.000-85.000 đồng/kg, có lúc lên đến 90.000 đồng/kg nhưng vẫn khan hiếm nguồn cung. Còn năm nay, nguồn cung dồi dào, với mức giá hiện tại, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lãi hơn 10.000 đồng/kg cá thát lát thương phẩm.
08:43 11/12/2024
(HG) - Nhằm ghi nhận ý kiến, kiến nghị, phản ánh trực tiếp của cử tri qua đường dây nóng 02933.504.987 tại Kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh, trong phiên chất vấn diễn ra vào sáng ngày 10-12, Tổ đường dây nóng đã tiếp nhận 7 cuộc gọi đến của cử tri.
08:42 11/12/2024
(HG) - Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, từ tháng 12-2024 đến tháng 5-2025, tổng lượng dòng chảy trên sông Mekong về ĐBSCL ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 5-15%. Từ đó, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long xuống dần và ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1-0,2m. Trước tình hình trên, dự báo xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024-2025 tại ĐBSCL sẽ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm.