Tăng trưởng khu vực I: Khởi sắc và thách thức

Thứ Sáu, ngày 19/05/2017 | 08:09

Mặc dù chặng đường thực hiện hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng 2,1% đối với khu vực I vào cuối năm 2017 vẫn còn một số khó khăn nhất định, nhưng với những kết quả đạt được trong chỉ đạo, điều hành từ đầu năm đến nay, ngành nông nghiệp tỉnh đang tự tin sẽ hoàn thành chỉ tiêu này.

Năm nay, nông dân xã Vĩnh Viễn xuống giống lúa Hè thu sớm hơn cùng kỳ khoảng 20 ngày.

Nhiều tín hiệu tích cực

Đợt xâm nhập mặn gay gắt vào mùa khô năm 2016 vừa qua đã làm ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Đặc biệt là làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế - GRDP trong 6 tháng đầu năm ngoái của khu vực I bị âm đến 4,65%. Rút kinh nghiệm từ đó, cũng như với quyết tâm không để tình trạng trên xảy ra tương tự nên từ đầu năm đến nay, ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương đã tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống xâm nhập mặn.

Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh, cho biết: Ngay từ đầu năm, ngành đã chỉ đạo đơn vị chuyên môn phân công cán bộ phụ trách về phòng, chống thiên tai ở các địa phương, nhất là hai đơn vị thường chịu ảnh hưởng nặng của xâm nhập mặn hàng năm là thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ. Bên cạnh thường xuyên cập nhật các dự báo từ viện, trường, cơ quan khí tượng thủy văn, còn phân công cán bộ theo dõi sát tình hình độ mặn trên địa bàn phụ trách, cũng như vận hành các công trình để chủ động trong công tác ngăn mặn.

Nếu như vào mùa khô năm 2016, do tình hình xâm nhập mặn diễn ra gay gắt và làm ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của người dân nên UBND tỉnh phải công bố thiên tai thì từ đầu mùa khô năm 2017 đến nay, xâm nhập mặn trên địa bàn Hậu Giang xuất hiện không đáng kể, với nồng độ thấp. Theo đó, độ mặn đo được cao nhất tại cống Ba Cô, huyện Long Mỹ là 4,2‰, thấp hơn cùng kỳ 7,4‰; còn tại ngã ba Nước Trong, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh là 1‰, thấp hơn cùng kỳ 14,7‰.

Ông Nguyễn Thái Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ, cho hay: Đến nay, vụ lúa Đông xuân 2016-2017 của huyện đã thu hoạch thắng lợi, với diện tích gần 18.000ha, năng suất bình quân 7,7 tấn/ha. Riêng vụ Hè thu, nếu như năm rồi chỉ có một vài địa phương xuống giống được, còn lại phải chờ đến tháng 6 khi mưa xuống thì hiện tại nhiều nơi bị xâm nhập mặn của xã Vĩnh Viễn, nông dân đã xuống giống sớm hơn cùng kỳ được khoảng 20 ngày. Qua đây, giúp bà con có thể canh tác được 3 vụ lúa/năm, góp phần vào chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế chung của khu vực I cho huyện và tỉnh.

Ngoài cây lúa, tình hình xâm nhập mặn năm nay không gay gắt còn giúp cho việc nuôi thủy sản của người dân gặp nhiều thuận lợi. Đến thời điểm này, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh hơn 5.000ha, đạt 72,6% kế hoạch, tăng gần 200% so với cùng kỳ; tổng sản lượng ước đạt 20.400 tấn (cá tra 9.900 tấn), tăng gần 250% so với cùng kỳ.  

Không ít khó khăn

Mặc dù có nhiều khởi sắc, nhưng từ đầu năm đến nay, quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân ở các địa phương trong tỉnh vẫn còn đối mặt với không ít khó khăn. Ông Trần Chí Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho rằng: Do tình hình dịch bệnh trên heo được kiểm soát tốt, giá cả đầu năm duy trì ở mức cao nên người nuôi heo tập trung tái đàn, mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên, thời gian gần đây, giá heo giảm mạnh nên có nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện chưa xuất bán mà đang cầm cự chờ ngành chức năng có hướng tháo gỡ. Chưa kể là không ít trường hợp đang rơi vào cảnh nợ nần.

Không chỉ gặp khó về giá bán mà lĩnh vực chăn nuôi còn đang đối mặt với tình hình dịch bệnh. Điển hình là mới đây, ngành chức năng phát hiện thêm ổ dịch cúm A/H5N1 của 2 hộ chăn nuôi gà tại ấp Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, với tổng số gà bị chết và tiêu hủy là 1.300 con. Như vậy, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 3 ổ dịch cúm A/H5N1, làm chết và tiêu hủy hơn 3.000 con gà. Cùng với hai vấn đề trên, một thực tế khác cũng khiến ngành chức năng lo ngại là tuy mùa mưa chưa chính thức bắt đầu nhưng tình hình sạt lở bờ sông và dông lốc diễn ra rất nghiêm trọng.

Chỉ trong 5 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã xảy ra 11 điểm sạt lở, diện tích mất đất bờ sông 1.829m2, ước thiệt hại gần 2,6 tỉ đồng. Ngoài ra, dông lốc làm nhà sập 7 căn, tốc mái 3 căn, ước thiệt hại 155 triệu đồng. Trước tình hình đó, ngành nông nghiệp tỉnh cùng các địa phương đang triển khai thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp cần thiết, góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng khu vực I đạt kế hoạch được giao là 2,1% vào cuối năm. Theo đó, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo sản xuất, thu hoạch thắng lợi vụ lúa Hè thu và lên kế hoạch tăng diện tích, năng suất vụ lúa Thu đông.

Ngoài ra, vận động người dân đẩy mạnh sản xuất rau màu, mía, trái cây và tập trung gầy dựng lại những diện tích ao đã bị “treo” trong thời gian qua để nuôi cá tra. Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, khẳng định: Tới đây, ngành nông nghiệp sẽ phối hợp với ngành công thương tỉnh tìm cách giải cứu cho người nuôi heo ở Hậu Giang. Khả năng sẽ phát động thời gian bình ổn giá để bà con tranh thủ bán heo có lợi nhuận, từ đó có thể tái đàn, không bị lâm nợ. Mặt khác, tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan của ngành thực hiện chặt chẽ các khâu phòng, chống dịch cúm A/H5N1, kiên quyết không để phát sinh và lây lan, giúp người dân an tâm chăn nuôi.

Tập trung giải quyết tốt các vấn đề nội tại

Tại buổi làm việc với lãnh đạo ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh về tình hình thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế khu vực I từ đầu năm đến nay diễn ra mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Trần Công Chánh cho rằng trong 3 khu vực thì khu vực I có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế của địa phương. Do đó, nếu không tập trung giải quyết tốt các vấn đề nội tại của khu vực này thì đồng nghĩa với việc không chăm lo tốt đời sống cho người dân. Chính vì vậy, trong quá trình chỉ đạo, điều hành tới đây, lãnh đạo ngành nông nghiệp, các địa phương hết sức quan tâm, nhất là sớm tìm cách tháo gỡ những vấn đề về sạt lở, dịch bệnh, giá cả thị trường, cây trồng mất mùa… nhằm góp phần giúp cho cuộc sống của bà con được ổn định hơn.

 

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

Viết bình luận mới

Xem thêm

Chủ động, khẩn trương với đợt sinh hoạt chính trị quan trọng

07:38 01/11/2024

Thành ủy Vị Thanh có sự chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở và đại hội chi bộ, đảng bộ cấp cơ sở, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Vị Thanh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025-2030.

Chất lượng sinh hoạt chi bộ ngày càng nâng lên

09:42 28/02/2024

Năm năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cấp ủy trong Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Kết luận số 38 ngày 13/11/2018,

Xây dựng cán bộ các cấp ngang tầm nhiệm vụ

06:39 05/12/2023

Trong 5 năm qua, Tỉnh ủy đã lãnh đạo thực hiện Nghị quyết số 26, ngày 19-5-2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” đạt nhiều kết quả tích cực.

Lan tỏa thông điệp “Doanh nghiệp đến - Hậu Giang vui”

06:58 29/11/2023

Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Hậu Giang bắt tay và xây dựng các chương trình, nghị quyết, đề án... để sớm hiện thực hóa mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025.

Đẩy mạnh đưa Nghị quyết đi vào chiều sâu

08:25 08/11/2023

Kết thúc khảo sát công tác triển khai, quán triệt thực hiện các nghị quyết, kế hoạch, đề án, chương trình của Tỉnh ủy ở 8 đảng bộ huyện, thị, thành, Đoàn công tác của tỉnh ghi nhận hạn chế, khó khăn, từ đó định hướng các địa phương quan tâm nhiều hơn các giải pháp thiết thực, cũng như tháo gỡ các vướng mắc để tiếp tục đưa nghị quyết đi sâu vào cuộc sống.

Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý

08:08 06/04/2023

Qua 10 năm thực hiện Quy định số 164, ngày 1/2/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) “về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp” đã góp phần nâng cao nhận thức về chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức, lối sống, tác phong và năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh.

Công đoàn Hậu Giang ngày càng lớn mạnh, chăm lo tốt đời sống công đoàn viên

05:41 27/02/2023

Qua 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 20 ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X “về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã ghi nhận nhiều kết quả nổi bật. Rõ nhất là đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, người lao động trên địa bàn tỉnh được cải thiện đáng kể. Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, người lao động được phát huy rõ nét.

Tạo chuyển biến mới từ Nghị quyết phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

05:33 09/02/2023

Để vực dậy thế mạnh nông nghiệp và phát huy tiềm năng về du lịch, năm 2022 huyện Phụng Hiệp đã ban hành Nghị quyết số 05 về phát triển nông nghiệp bền vững gắn với du lịch, giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030. Năm 2023 này được coi là năm bản lề để cụ thể hóa những mục tiêu của nghị quyết thành mô hình thực tế.

Tích cực tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương sáu khóa XIII

04:43 03/01/2023

Xác định ý nghĩa quan trọng của Nghị quyết Hội nghị Trung ương sáu khóa XIII nên cấp ủy đảng các cấp trên địa bàn tỉnh đã chủ động, tích cực tổ chức học tập, quán triệt,

Hiến kế nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư

06:35 05/12/2022

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh được tổ chức mới đây đã tập trung thảo luận cho ý kiến xây dựng các đề án, nghị quyết quan trọng,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Giá cá thát lát ổn định, người nuôi lãi hơn 10.000 đồng/kg

08:44 11/12/2024

(HG) - Theo bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, huyện Phụng Hiệp, HTX đang thu mua cá thát lát của bà con nông dân để sản xuất phục vụ các đơn hàng cuối năm. Giá cá thát lát hiện ổn định ở mức 73.000-74.000 đồng/kg, trong khi năm trước ở thời điểm này giá cá thát lát dao động từ 72.000-85.000 đồng/kg, có lúc lên đến 90.000 đồng/kg nhưng vẫn khan hiếm nguồn cung. Còn năm nay, nguồn cung dồi dào, với mức giá hiện tại, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lãi hơn 10.000 đồng/kg cá thát lát thương phẩm.

7 ý kiến phản ánh qua đường dây nóng

08:43 11/12/2024

(HG) - Nhằm ghi nhận ý kiến, kiến nghị, phản ánh trực tiếp của cử tri qua đường dây nóng 02933.504.987 tại Kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh, trong phiên chất vấn diễn ra vào sáng ngày 10-12, Tổ đường dây nóng đã tiếp nhận 7 cuộc gọi đến của cử tri.

Dự báo tình hình xâm nhập mặn tới đây tại ĐBSCL ở mức cao hơn trung bình nhiều năm

08:42 11/12/2024

(HG) - Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, từ tháng 12-2024 đến tháng 5-2025, tổng lượng dòng chảy trên sông Mekong về ĐBSCL ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 5-15%. Từ đó, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long xuống dần và ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1-0,2m. Trước tình hình trên, dự báo xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024-2025 tại ĐBSCL sẽ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm.

Chủ động vươn lên thoát nghèo

08:32 11/12/2024

Nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền, hội, đoàn thể, cùng ý chí vượt khó, nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện Phụng Hiệp đã vươn lên, xây dựng cuộc sống mới ngày càng tươm tất hơn.