Tâm sự của đôi Bạn đời kháng chiến

Thứ Tư, ngày 09/10/2024 | 23:20

Tôi sinh ra và lớn lên khi chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã hoàn toàn thống nhất, Bắc-Nam sum họp một nhà. Tuy không được tận mắt chứng kiến những cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta, nhưng qua những câu chuyện kể của ba và mẹ tôi, âm vang hào hùng về một thời chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh vẫn vang vọng mãi trong tôi....

Vinh hạnh thay, tôi được sinh ra trong gia đình cách mạng, yêu nước. Ba và mẹ tôi là Bộ đội cụ Hồ đều là thương binh 3/4. Nên tôi cũng thường được ba, mẹ kể nghe về những trận đánh hào hùng ngày ấy. Sau những bữa cơm chiều gia đình tôi hay ngồi trò chuyện cùng nhau. Ba tôi nằm võng hút điếu thuốc gò, kể cho chị em tôi nghe chuyện về những trận đánh giặc Mỹ tàn khóc, về sự hy sinh chẳng cần ai nhắc đến của những người chiến sĩ Việt nam bao đời vẫn vậy. Rồi ba lại kể tôi nghe chuyện đời mình, Năm lên 14 tuổi xếp bút nghiên theo tiếng gọi thiêng liêng, ba và chú tôi lần lượt ra mặt trận. Ông tôi và bà nội ở quê nhà làm công tác địa phương theo nhiệm vụ của Đảng. Ba kể chuyện giặc Mỹ đánh bom càn quét nơi quê nhà và kể chuyện chiến trường xa. Những cuộc hành quân ngày đêm không nghỉ, những trận càn khi giặc Mỹ ném bom, những đồng đội của ba đã ngã xuống không một lời vĩnh biệt. Ba ngừng võng rồi xoa lên vết thương trên đầu gối giờ phần thịt đã lành nhưng vết sẹo hãy còn sâu. Vết thương ấy chỉ một mảnh đạn xuyên qua thôi mà hậu quả đã làm người bạn đang chiến đấu cạnh ba tôi mất mạng, ba tôi bị viên đạn bắn xuyên qua đùi vết thương đầm đìa máu đén ngất đi. Giọng kể của ba nghèn nghẹn vẫn ngôn ngữ thằng Tân. Ba thương nó lắm, gia đình nó khó khăn lắm nó là anh cả, những đứa em trong gia đình còn rất nhỏ. Nên khi hay tin Tân hy sinh mẹ nó rất buồn tinh thần suy sụp. Ba động viên bà rất nhiều và từ đó ba và bà nhận nhau làm mẹ con nuôi cho đến bây giờ.

Mẹ tôi ngồi ngoái trầu cạnh bên cũng kể về những năm ấy khi chưa gặp ba.  Mẹ làm bộ phận văn phòng đánh máy của Tiểu đoàn Tây Đô. Gia đình ngoại vì chiến tranh cũng bị chia ly loạn lạc. Ông ngoại là Việc cộng bị bọn giặc bắt đi tù Côn Đảo , Ngoại chưa được thả về thì mẹ tôi tiếp tục bị chúng bắt đi tạm giam tận nhà tù Phú Quốc. Khoảng thời gian ngục tù tăm tối ấy mẹ tôi bị chúng tra tấn giả man, bà cứ tưởng sẽ không còn được đoàn tựu gia đình nữa, mẹ vuốt lấy những ngón tay cong vẹo mà ngày đó đòn roi còn để lại. Cuối cùng mẹ và ngoại tôi cũng được thả về. Bà lại rưng rưng nước mắt nhớ về cậu út Việc nhà mình “năm 1978 chiến tranh biên giới Việt Nam- Campuchia” nó đi mãi mãi không về cho đến nay sau bao hành trình, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ các anh hùng liệt sĩ mà gia đình tôi vẫn chưa tìm được hài cốt của nó.

Mẹ tôi thở dài nói, thấy vậy mà gia đình tôi còn mai mắn nhiều hơn so với gia đình khác như gia đình của mẹ Phạm Thị Tư, chiến tranh đã cướp đi chồng và con trai của mẹ. Còn gia đình mẹ Lê Thị Hảnh mẹ chỉ có 1 người con và cũng đã hy sinh. Rồi lại thương cho gia đình anh Võ Văn Hiền do chiến tranh mà anh bị nhiễm chất độc hóa học tỹ lệ tỗn thương cơ thể đến 81%, Gia đình anh Nguyễn Văn Nở anh và vợ trong một  trận pháo kích anh trở thành thương binh 3/4. Đau lòng hơn khi đứa con gái thứ 3 của chị Nguyễn Thị Trinh bị nhiễm chất độc da cam từ thuở lọt lòng hơn 40 tuổi nhưng suốt ngày chị Trinh chỉ loanh oanh trên chiếc giường mọi sinh hoạt cá nhân đều phải 1 tay chị chăm sóc.

Ba tôi lại kể, tôi còn nhớ như in về Chiến thắng Chương Thiện, năm 1973 nằm ở địa phận thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, ngay ngã tư của hai con kinh: kinh 10 và kinh 13. Nơi đồng chí Võ Văn Kiệt, Bí thư Khu ủy và đồng chí Lê Đức Anh biệt danh anh (Sáu Nam) tư lệnh Quân khu 9 cùng Bộ chỉ huy tiền phương đứng chân lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng của khu và các tỉnh chiến đấu và chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch sau Hiệp định Paris.

Cuộc chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc Mỹ lúc ấy chúng liên tiếp bị thất bại trên chiến trường miền Nam, đặc biệt là cuộc tiến công chiến lược mùa hè năm 1972 của quân dân ta đã giành thắng lợi to lớn, làm thất bại nặng nề chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris.

Mẹ tôi tiếp lời, đêm 27 tháng 01 năm 1973, quân dân ta đã tiêu diệt một số đồn ở nam Long Mỹ. Tiểu đoàn Tây Đô 1 đã tiếp ứng cùng với du kích xã Long Trị diệt Phân chi khu Cái Nai, xã Long Trị. Tiếp theo Tiểu đoàn Tây Đô 1 diệt đồn Sáu Sang, xã Xuân Hòa - Kế Sách, đồn Cây Dương, xã Phú Hữu - Châu Thành, nhân dân nổi dậy phá ấp chiến lược của địch trở về ruộng vườn cũ.

Ngày hôm sau, Tỉnh ủy Cần Thơ phối hợp với Thành ủy huy động trên 30.000 quần chúng xuống đường chào mừng hòa bình, mừng thắng lợi Hiệp định Paris. Trong thời điểm này, nhân đần đã tuyên truyền vận động hằng trăm binh sĩ địch bỏ hàng ngũ địch về với gia đình.

Đêm 30 tháng 1 năm 1973, một cơ sở nội tuyến của ta trong phòng vệ dân sự ở ấp Vị Long vận động 13 binh sĩ khởi nghĩa chiếm đồn Nhà Đèn, diệt 1 tên ác ôn, thu 27 súng. Tiếp theo 5 giờ sáng ngày 6 tháng 2 năm 1973, 12 binh sĩ thuộc Đại đội 2 Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 31 ngụy đóng trên tuyến lộ Vị Thanh - Hỏa Lựu khởi nghĩa diệt 3 sĩ quan và hạ sĩ quan ngụy, mang 3 súng về với cách mạng.

Từ nữa tháng 02 năm 1973 ở bắc Long Mỹ Trung đoàn l (chủ lực khu) đã chặn đánh địch bình định lấn chiếm, diệt gần 300 tên và vận động đại đội bảo an 406 chống lại lệnh hành quân bình định.

Mở đầu kế hoạch, ngày 19 tháng 3 năm 1973 địch triển khai bước 1 đánh vào Chương Thiện, chúng huy động toàn bộ Sư đoàn 21, một bộ phận Sư đoàn 9, các tiểu đoàn bảo an, thiết đoàn 6 (52 xe M113), 4 tiểu đoàn pháo, 2 giang đoàn chia nhiều cánh đánh vào mục tiêu, đột phá là vùng tây nam Long Mỹ, chúng dự kiến trong vòng 7 đến 10 ngày sẽ chiếm xong các mục tiêu. Nhưng các cánh quân địch bị Trung đoàn 10 (chủ lực khu) cùng du kích bẻ gãy mũi tiến công vào Giao Đu; Trung đoàn 1 (chủ lực khu) diệt 1 tiểu đoàn địch ở Lái Hiếu, Tiểu đoàn Tây Đô, địa phương quân huyện và du kích các xã đã đánh chia cắt lực lượng địch không hợp đồng đánh vào mục tiêu được.

Được sự hỗ trợ của bộ đội, nhân dân ở các chi khu Long Mỹ, Ngang Dừa đã đẩy mạnh hoạt động binh vận phân hóa hàng ngũ địch và có hơn 14.000 đồng bào đã nổi dậy phá ''ấp chiến lược'' trở về quê cũ. Đêm 23 tháng 3 năm 1973, hai cơ sở nội tuyến và 1 cảm tình ở Đại đội 2 (Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 31 ngụy) đóng ở kinh Mười Thước khởi nghĩa diệt 25 tên, mang 5 súng và 1 máy PRC25 về với cách mạng.

Đến ngày 20 tháng 4 năm 1973, cuộc hành quân mà chúng dự kiến trong vòng 7 đến 10 ngày sẽ chiếm xong các mục tiêu đã bị thất bại. Ngày 2 tháng 5 năm 1973 địch đưa chỉ huy sở Trung đoàn 31 vào đóng ở kinh 13 để chuẩn bị bước lấn chiếm toàn khu vực, đồng thời tập trung lực lượng bảo an ở các tỉnh dồn về tăng cường cho Chương Thiện, đưa tổng số quân địch ở đây lênh hơn 40 tiểu đoàn và tương đương.

Thực hiện chủ trương của Bộ tư lệnh Quân khu và quyết tâm của Tỉnh ủy Cần Thơ là đánh bại âm mưu và ý đồ của địch. Đêm 5 rạng 6 tháng 5 năm 1973 ta đồng loạt tấn công vào các điểm tập trung hành quân của địch như: Sở chỉ huy Trung đoàn 31 ngụy ở khu vực kinh 13, Vĩnh Viễn, diệt 4 xe M113 và 70 tên địch; đánh thiệt hại nặng các trận địa pháo của địch ở Ngang Dừa, Long Mỹ, Ngã Năm, Hỏa Lựu. Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 2 (chủ lực khu) đánh đồn Thạnh Phú, diệt 1 đại đội bảo an, diệt đồn Cái Su, chùa Miên... Trung đoàn l (chủ lực khu) diệt 2 đồn, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn bảo an ở Hòa An, tuyến xáng Lái Hiếu.

Cuộc hành quân vào Tây Nam Long Mỹ của địch bị bẻ gãy.

Ngày 10 tháng 5 năm 1973, đặc công Quân khu diệt đồn Cầu Đúc và diệt Tiểu đoàn 497 bảo an và 1 trung đội dân vệ đến giải tỏa cho đồn Cầu Đúc.

Song song với tiến công quân sự, Đảng bộ địa phương đã vận động hàng ngàn quần chúng ở khu tập trung Vị Thanh, Cái Sình nổi đậy dỡ nhà, chở lúa gạo về quê cũ ở vùng giải phóng.

Ngày 12 tháng 5 năm 1973, Trung đoàn 2 (chủ lực khu) tiến công đồn Giồng Cấm và Ngang Mồ, xã Lương Tâm buộc Trung đoàn 33 ngụy phải bỏ vỡ kế hoạch ứng cứu giải tỏa đông bắc Long Mỹ. Bộ đội địa phương và du kích các xã tấn công và diệt các đồn: nhà thờ Đường Đào (Vĩnh Thuận Đông), Tám Hưng, Cái Nhào (Thuận Hưng), kinh 13, Nước Đục (Vĩnh Viễn). Từ ngày 13 đến 15 tháng 3 năm 1973, Trung đoàn 1 (chủ lực khu) đã tiêu diệt 2 đại đội của Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 14, Sư 9 ngụy ở bắc Long Mỹ và 2 đại đội thuộc Tiểu đoàn 429 bảo an Phong Dinh ở Cái Cao - Phụng Hiệp.

Song song với thắng lợi của lực lượng vũ trang, công tác đấu tranh chính trị và binh vận rất sôi động, ở Long Mỹ có 1 phụ nữ sau 24 lần đi chợ đã vận động được 24 binh sĩ về với cách mạng. Đặc biệt là cuộc chở 20 xác lính chết ở trận Đồng Gò, của đồng bào xã Phương Bình ra Kinh Cùng đã tập hợp hằng ngàn nhân dân và hằng trăm vợ con binh sĩ địch buộc tên Hồ Ngọc Cẩn Tỉnh trưởng Chương Thiện phải ra lệnh ngừng hoạt động quân sự 12 ngày tại Đồng Gò để họ đi tìm xác chồng con, đòi tiền tử, đòi rút quân không đi lấn chiếm phá hoại Hiệp định Paris. Chỉ trong tháng 5 năm 1973, riêng ở Chương Thiện đã có trên 300 lính đào, rã ngũ. Tính chung trong toàn tỉnh Cần Thơ có 1.300 tên lính ngụy quay súng về với nhân dân, cô lập 1 tiểu đoàn gốc Hòa Hảo, 14 vụ binh biến cấp trung đội, 6 lần cấp tiểu đoàn chống lệnh hành quân. Ở Trung đoàn 31, Sư 21 ngụy có 20 vụ chống lệnh hành quân v.v...

 Trong tháng 5 năm 1973, quân dân ta gở được 75 đồn, địch tái chiếm 16 đồn. Ta giữ vững vùng giải phóng, đánh bại bước đầu kế hoạch bình định đợt 1 của địch. Do đó, địch buộc phải điều lực lượng tổ chức lấn chiếm Chương Thiện đợt 2. Ngày 30 tháng 5 năm 1973, địch đưa thêm vào Chương Thiện Liên đoàn 41 biệt động quân biên phòng, Liên đoàn bảo an Châu Đốc, nâng tổng số lên 48 tiểu đoàn (và tương đương). Lần này địch đột phá hướng chủ yếu là khu vực Ba Hồ, lấy khu vực Lái Hiếu và tây nam Long Mỹ làm hướng phụ, để tránh đụng chính diện của ta, đồng thời nhử ta vào khu vực Ba Hồ để bất ngờ đột kích vào tây nam Long Mỹ

Bị thất bại ở Chương Thiện và chiến trường chung, buộc địch phải rút toàn bộ lực lượng biệt động ra khỏi Đồng bằng Sông Cửu Long, trả bớt lực lượng bảo an về các tỉnh và lực lượng hải quân về Cát Lái (Sài Gòn). Lực lượng địch ở Chương Thiện giảm 26 tiểu đoàn, nhưng Quân đoàn 4 ngụy vẫn tiếp tục thực hiện kế hoạch bình định. Đến ngày 17 tháng 12 năm 1973 ta mở đợt tấn công giải phóng xã Long Phú (Long Mỹ), Vĩnh Quới (Ngã Năm), Vĩnh Thạnh (Giồng Riềng) ngày 25 tháng 12 năm 1973 ta giải phóng khu vực Lái Hiếu, kinh 13 xã Vĩnh Viễn, xã Vĩnh Thuận Đông và các mục tiêu quan trọng khác, kế hoạch bình định Chương Thiện năm 1973 của địch hoàn toàn bị phá sản.

Kết quả ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 21.000 tên địch, diệt gọn một liên đoàn bảo an, 6 tiểu đoàn, 64 đại đội, 2 giang đoàn, 2 chi đoàn xe bọc thép, đánh thiệt hại nặng 34 tiểu đoàn, 4 sở chỉ huy trung đoàn, 1 căn cứ hải quân và 1 chi khu. Tiêu diết 203 đồn , quân ta bắn cháy 131 tàu chiến , phá hủy 116 khẩu pháo, bắn cháy 480 xe quân sự, bắn rơi, phá hủy 63 máy bay các loại thu hơn 2.200 súng  giải phóng 120 ấp, hơn 80.000 dân.

Chiến thắng 75 tiểu đoàn địch tại Chương Thiện năm 1973 đã chứng minh chủ trương đúng đắn, táo bạo, kịp thời của Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu, Tỉnh ủy Cần Thơ và các tỉnh bạn; đặc biệt là sự chịu đựng gian khổ hy sinh, tinh thần chiến đấu kiên cường dũng cảm của quân dân Đồng bằng sông Cửu Long. Chiến thắng này đã góp Phần tạo tiền đề quan trọng cho quân và dân miền Nam xông lên làm cuộc tổng tiến công và nổi dậy ngày 30-4-1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Ba tôi mĩm cười nói : Đau thương, mất mát rồi cũng qua đi. Bây giờ đất nước đã được hòa bình. Đảng bộ, Nhà nước ta cũng rất quan tâm chăm sóc tận tình đến những gia đình có công với cách mạng. Hàng năm Đảng bộ, Nhà nước luôn rà soát xây nhà tình nghĩa, trao mái ấm đồng đội cho cho những người lính , đồng đội nghèo những ngôi nhà khang trang ấm áp.

Hàng năm, Đảng bộ, Nhà nước đã tổ chức nhiều buổi họp mặt, ngày lễ Thương binh liệt sỹ để những người lính cụ hồ ngày nào gặp nhau ôn lại những trận đánh oanh liệt, cũng như nhằm chia sẻ, cảm thông với nỗi đau của thân nhân các gia đình có công với cách mạng.

Đảng bộ, Nhà nước ta ngày nay luôn kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quan tâm, chăm lo thực hiện chính sách cũng như thực hiện công cuộc đổi mới luôn dành những điều kiện tốt nhất nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống các chính sách xã hội, được cấp uỷ Đảng cụ thể hóa sát với tình hình địa phương, đảm bảo ổn định chính trị, xã hội. Chương trình giải quyết việc làm, cải thiện đời sống được đẩy mạnh, đã mang lại hiệu quả thiết thực, từ đó tạo điều kiện cho bà con nghèo yên tâm về cuộc sống. Các gia đình chính sách và có công được quan tâm nhiều hơn,

Kể sao hết những chuyện kể hào hùng về dân tộc ta mà ba, mẹ tôi thường kể hàng ngày. Tự lòng mình, tôi luôn chan chứa một niềm tự hào lớn lao về sự dũng cãm hào hùng của ông cha ta về sự nghiệp cách mạng vĩ đại của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Bác Hồ muôn vàn kính yêu... Càng trân trọng và tự hào về đất nước tôi càng ý thức sâu sắc rằng, nền độc lập, tự do, hòa bình, thống nhất mà hôm nay chúng ta có được đã phải đổi bằng mồ hôi, xương máu của biết bao lớp người đi trước. Trách nhiệm của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay là phải ra sức gìn giữ bằng được những thành quả cách mạng vĩ đại đó. Tôi mong sau mỗi thanh niên Việt Nam phải sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh cao cả của thế hệ cha ông. Xứng đáng với sự tin yêu và kỳ vọng của Đảng, Bác Hồ và của cả dân tộc, bước tiếp theo truyền thống cha ông khi tổ quốc gọi tên mình, để dựng xây một đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, tự hào.

TRẦN THỊ DƯỞNG

 

* Bài viết được đăng phục vụ dự thi Giải Báo chí cấp tỉnh về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) lần thứ III-năm 2024. Tòa soạn không tham gia biên tập, tôn trọng tuyệt đối chính kiến, nội dung, hình ảnh bài viết đã được cơ quan chủ quản thống nhất thông qua.

Viết bình luận mới

Xem thêm

PHÁT HUY TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU

08:34 10/10/2024

Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quan điểm về dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của các cơ quan Nhà nước trong chế độ ta, nó đã được thể hiện trong tổ chức Nhà nước của ta” trong (Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.12, tr.379). Theo Người, quyền dân chủ được thể hiện trên mọi lĩnh vực của

TRÁCH NHIỆM TIẾP DÂN CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CẤP UỶ

23:26 09/10/2024

Thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh,

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG NHÀ TRƯỜNG

23:23 09/10/2024

Trường THCS Thuận Hưng tọa lạc tại cửa ngỏ của con đường Tỉnh lộ xuôi về huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang. Chi bộ nhà trường thuộc Đảng ủy xã Thuận Hưng.

HỌC VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH “NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM”CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH THUẬN ĐÔNG 1

23:18 09/10/2024

Hồ Chí Minh vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta. Con người, cuộc đời, sự nghiệp của Người luôn là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo.

SỰ NGHIỆP “TRỒNG NGƯỜI” TRƯỜNG THCS CHIÊM THÀNH TẤN, HUYỆN LONG MỸ

23:12 09/10/2024

Giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.

BÀI DỰ THI GIẢI BÚA LIỀM VÀNG

23:05 09/10/2024

Đảng ta là một tổ chức chặt chẽ, được xây dựng và trưởng thành từ đội ngũ đảng viên.

BÀI VIẾT THAM GIA DỰ THI GIẢI BÚA LIỀM VÀNG

23:01 09/10/2024

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc lấy gương người tốt việc tốt để tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo quần chúng nhân dân, với nguyện vọng thế hệ sau sẽ tiếp bước thế hệ trước để phát huy tốt nhất ý chí, tinh thần trách nhiệm,

PHÁT HUY NGUỒN GỐC SỨC MẠNH CỦA ĐẢNG TRONG TẬP THỂ

22:58 09/10/2024

Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quan điểm về dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:

Nâng cao công tác xây dựng Đảng tại Chi bộ Công an xã Lương Tâm

22:54 09/10/2024

Ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng. Đó là cơ sở, là tiền đề bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, hoàn thành sứ mệnh lịch sử của dân tộc.

VĂN HOÁ GIAO THÔNG

22:53 09/10/2024

Văn hoá là một phạm trù rất rộng thể hiện bản sắc, tinh hoa, các giá trị đời sống tinh thần của một dân tộc được gìn giữ, bảo tồn, truyền từ đời nay sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nâng cao trách nhiệm bồi dưỡng đoàn viên ưu tú là sinh viên cho Đảng

14:02 22/10/2024

(HGO) – Sáng ngày 22 - 10, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với Đảng ủy Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang tổ chức tọa đàm “Tăng cường công tác phát triển đảng trong sinh viên trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”.

Củng cố hồ sơ để điều tra Ngô Minh Khang

13:54 22/10/2024

(HGO) - Ngày 22-10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh thông tin, đơn vị đang củng cố hồ sơ để điều tra Ngô Minh Khang, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc Công ty Cổ phần Đăng kiểm Hậu Giang 95-01D liên quan đến vụ án hình sự “Đưa hối lộ” và “Nhận hối lộ”.

Đảm bảo 100% các yêu cầu tra cứu phải có thông tin “đúng, đủ, sạch”

08:50 22/10/2024

(HGO) – Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ vừa tổ chức Họp trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả thực hiện tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11. Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ, chủ trì cuộc họp. Điểm cầu Hậu Giang có ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, tham dự.

🎧 Khai mạc Giải vô địch kickboxing đồng bằng sông Cửu Long

07:39 22/10/2024

(HGO) - Tối ngày 21-10, tại Công viên Xà No, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Liên đoàn kickboxing Việt Nam tổ chức khai mạc Giải vô địch kickboxing khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm 2024.