VAI TRÒ THAM CHÍNH CỦA PHỤ NỮ, TIẾP CẬN TỪ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH – THỰC TIỄN TỈNH HẬU GIANG

Thứ Sáu, ngày 25/10/2024 | 17:38

Bình đẳng giới là một mục tiêu quan trọng cần hướng đến không chỉ của Việt Nam, mà của cả các nước trên thế giới, là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của một xã hội, một quốc gia. Xã hội càng tiến bộ, vai trò và năng lực của phụ nữ càng được khẳng định trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc phụ nữ tham gia các hoạt động chính trị là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao vị thế của người phụ nữ trong xã hội nói chung, đồng thời là tiền đề để thực thi các quyền con người. Thật vậy, hơn 90 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật để xác lập vai trò tham chính của phụ nữ cũng như là đưa ra khung pháp lý để trao quyền cho phụ nữ tham gia vào đời sống chính trị hay nói khác đi là sự khẳng định vai trò tham chính của phụ nữ đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Vậy hiểu như thế nào về vai trò tham chính của phụ nữ?  có thể hiểu, tham chính tức là phụ nữ không chỉ đóng vai trò quan trọng trong giữ gìn hạnh phúc gia đình, phát triển kinh tế, văn hóa mà còn tham gia vào các hoạt động chính trị. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyền tham chính của phụ nữ chính là bình đẳng về chính trị cho người phụ nữ. Có nghĩa là người phụ nữ trước hết phải được trang bị về mặt lý luận, phải tổ chức cho họ tham gia tích cực cuộc đấu tranh giải phóng cho chính họ. Sau đó là sự đảm bảo cho họ quyền tham gia các hoạt động chính trị như: quyền bầu cử, quyền ứng cử…, trở thành cán bộ lãnh đạo, quản lý một cách bình đẳng với nam giới đồng thời phải đảm bảo quyền ngôn luận, đi lại, cư trú và quyền bình đẳng trước pháp luật của họ.   
Theo công ước quốc tế Dawe, quyền tham chính của phụ nữ được hiểu là quyền của phụ nữ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội, được hiểu trên bình diện rộng bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành của nền hành chính công trên các lĩnh vực hành pháp, tư pháp và các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, hiệp hội chuyên môn, nhóm, cộng đồng… mà không gặp phải bất cứ trở ngại, cản trở hay phân biệt đối xử nào.
Ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Nam nữ bình quyền” là một trong mười nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nam nữ bình quyền được thể hiện và ghi nhận tại Điều 9, Hiến pháp đầu tiên của nước ta năm 1946: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”.

Năm 2007 Bộ Chính trị đã thông qua Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; trong đó nhấn mạnh: “Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng”. Nghị quyết số 11-NQ/TW cũng nêu rõ: “Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới”.

Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 01/12/2009 của Chính phủ ban hành về chương trình hành động của chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” cũng đã khẳng định, nâng cao vị thế các phụ nữ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống thông qua tăng cường sự tham gia lãnh đạo và quản lý của phụ nữ; thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ; lồng ghép cơ chế, chính sách cụ thể về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức nữ.

Ở Đại hội XII, Đảng ta đã nhấn mạnh “phải tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia vào cấp ủy và bộ máy quản lý nhà nước”; tiếp theo đó, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XII) đã xác định rõ mục tiêu đến năm 2030 “Phải có cán bộ nữ trong cơ cấu ban thường vụ cấp ủy và tổ chức đảng các cấp. Đến Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Thực hiện đồng bộ và toàn diện các giải pháp phát triển thanh niên, bình đẳng giới vì sự tiến bộ của phụ nữ. Giảm dần khoảng cách giới trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”. Hệ thống các chỉ tiêu về tỷ lệ nữ trong các cấp ủy đảng, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp được ban hành.

Quốc hội, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật quan trọng, được thể hiện trong các hình thức văn bản pháp luật cao nhất, nhằm thực hiện bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý nhằm phát huy vai trò của các cán bộ nữ như: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Luật Bình đẳng giới năm 2006, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015. Gần đây nhất, Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ Ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 quy định: “Tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước”.

Việc bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý phù hợp cũng được nhận định rõ trong mục tiêu đầu tiên của Chiến lược về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 là: “Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị” và tiếp tục phù hợp với mục tiêu tổng Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 “Tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước”.

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đã cụ thể hóa mục tiêu này thành các chỉ tiêu cụ thể sau:

Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy đảng nhiệm kỳ 2016 - 2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2015 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 - 2020 trên 35%. Các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ. Cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ có tỷ lệ nữ phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới.

Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% và đến năm 2020 đạt trên 95% bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủ         y ban nhân dân các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ.

Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 100% cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Các chỉ tiêu về tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 có nhiều thay đổi so với chỉ tiêu về tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý trong Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030. Nếu Mục tiêu trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 bao gồm ba chỉ tiêu thành phần như trên, thì Mục tiêu 1 trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030 chỉ còn một chi tiêu thành phần duy nhất là: “Mục tiêu 1: Trong lĩnh vực chính trị. Chỉ tiêu: đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 75% các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ”.

Thay đổi lớn thứ hai trong Mục tiêu 1 của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030 là chỉ tiêu giảm xuống so với Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 và chỉ tiêu chỉ còn áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương các cấp. Chỉ tiêu về tỷ lệ lãnh đạo nữ trong các cơ quan của Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội không còn được bao gồm trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030.

Trên cơ sở quan điểm của Đảng, công tác bình đẳng giới cũng được Đảng bộ tỉnh Hậu Giang đưa vào nhiệm vụ đột phá của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 là “Tập trung quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực, trong đó tập trung nguồn cán bộ nữ, trẻ, dân tộc”; đồng thời, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ cán bộ trẻ, nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và các nhiệm kỳ tiếp theo”.Trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả đạt được trong việc thực hiện bình đẳng giới trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiếp tục triển khai Đề án số 01-ĐA/TU ngày 29/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ cán bộ trẻ, nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, nhiệm kỳ 2020 - 2025” nhằm khắc phục những hạn chế trong xây dựng đội ngũ cán bộ, những bất cập trong công tác phát hiện, quy hoạch, tạo nguồn cán bộ từ đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.

Tỉnh cũng đã ban hành các cơ chế, chính sách để phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, trong đó có chú trọng đối với công tác cán bộ nữ của tỉnh, cụ thể: Thực hiện theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Chương trình số 50-CTr/TU ngày 09 tháng 8 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành: Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 01 tháng 6 năm 2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 -2025 tầm nhìn đến năm 2030; Đề án số 03/ĐA-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển nguồn nhân lực đối với viên chức và người lao động tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

Ngoài ra, tỉnh cũng đã ban hành các cơ chế, chính sách về thu hút, đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh để nhằm khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở của tỉnh như: Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang quy định chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học, khuyến khích tự đào tạo sau đại học, thu hút nhân lực, biệt phái và luân chuyển trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; Quyết định số 29/2022/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Quy định về việc cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo sau đại học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Bên cạnh đó, thực hiện quy định tại khoản 1, 3, 4, 5 Điều 29; Điều 30 Luật Bình đẳng giới: phụ nữ các cấp đã tích cực tham gia đóng góp nhiều ý kiến vào các dự thảo, văn kiện Đại hội Đảng các cấp, các dự thảo sửa đổi Luật (Bộ Luật Lao động, Luật Hôn nhân gia đình, Luật đất đai, Luật Bảo hiểm xã hội…) với nhiều hình thức như: Tổ chức hội thảo lấy ý kiến, tham gia ý kiến bằng văn bản hoặc lấy ý kiến trực tiếp tại các hội nghị, hội thảo… Tham gia trong quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung và góp ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, đề án, dự án, lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ, về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật; Tham gia thành viên các tổ chức tư vấn phối hợp liên ngành, các đoàn kiểm tra, giám sát về những lĩnh vực có liên quan đến quyền, lợi ích của phụ nữ, về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

Trong những năm qua, công tác cán bộ nữ luôn nhận được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền tỉnh Hậu Giang, đã có những bước chuyển biến tích cực, phụ nữ đã và đang tham gia ngày càng nhiều trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tổng số cán bộ là nữ lãnh đạo, quản lý các cấp, giữ chức vụ từ phó trưởng phòng trở lên là 364 người, trong đó có 03 nữ tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy; 01 nữ giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh và 01 nữ giữ chức vụ Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Hậu Giang; 153 nữ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp tỉnh; 211 nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện và tương đương.

Đội ngũ cán bộ nữ cấp ủy, nữ lãnh đạo, quản lý, nữ đại biểu Quốc hội và HDDND các cấp ngày càng tăng về số lượng và chất lượng cụ thể: Cấp tỉnh: 8/50 đại biểu, chiếm tỷ lệ 16%; Cấp huyện: 58/250 đại biểu, chiếm tỷ lệ 22,83; Cấp xã: 402/2.096 đại biểu, chiếm tỷ lệ 19,18%. Đại biểu Quốc Hội khóa XV là nữ: 02/06 đại biểu, chiếm tỷ lệ 33,33%.

Hàng năm, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đã tổ chức hoàn thành được trên 400 lớp đào tạo, bồi dưỡng với hơn 25.400 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham dự. Trong đó, có tương đương từ 30% đến 40% số cán bộ, công chức, viên chức là nữ đã tham dự các lớp bồi dưỡng nêu trên.

Đặc biệt, trong đó có một số lớp đào tạo, bồi dưỡng dành cho đối tượng cán bộ, chủ chốt, cán bộ lãnh đạo quản lý ở các cấp như: Cao cấp lý luận chính trị; bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng; lãnh đạo quản lý cấp Sở; bồi dưỡng ngạch Chuyên viên chính; bồi dưỡng ngạch Chuyên viên cao cấp…

Cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành chức năng, các đơn vị địa phương đã xây dựng chương trình, kế hoạch và tập trung thực hiện nhiều giải pháp tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển toàn diện, ban hành các văn bản chỉ đạo và tiếp tục triển khai các thực hiện các cơ chế, chính sách đối với công tác phụ nữ và bình đẳng giới.

Quan tâm tạo nguồn cán bộ nữ trẻ, nữ dân tộc thiểu số; hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, luân chuyển đối với một số nhóm phụ nữ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phù hợp trong từng giai đoạn.

Qua 03 năm triển khai thực hiện, trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, chính quyền, của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, công chức, viên chức nữ về vai trò, vị trí của phụ nữ và công tác phụ nữ trong tình hình mới có nhiều chuyển biến tích cực. Bình đẳng giới trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đạt được những kết quả tiến bộ; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nữ là lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị tăng về số lượng và chất lượng; vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được khẳng định và nâng cao. Các cấp, các ngành luôn phát huy vai trò trong việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ; tạo điều kiện cho phụ nữ có nhiều cơ hội phát huy trí tuệ, thể hiện năng lực, góp phần quan trọng cùng địa phương thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền đã tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ nữ các cấp tham gia hoạt động quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát và tổ chức các hoạt động liên quan đến quyền, lợi ích của phụ nữ và bình đẳng giới.

Về cơ bản, những cán bộ nữ được đề bạt, bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp đã phát huy tốt năng lực, vai trò, vị trí của mình trong công tác, góp phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ nữ đã được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện đồng bộ, coi đó như một chủ trương, biện pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Việc luân chuyển cán bộ được chú trọng, tạo điều kiện cho cán bộ nữ được rèn luyện trong thực tiễn và trưởng thành.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, phát huy vai trò tham chính của phụ nữ trên địa bàn Tỉnh còn một số hạn chế như sau:

Tỷ lệ nữ giới tham gia cấp ủy và lãnh đạo, quản lý vẫn còn thấp. Một số lãnh đạo cơ quan, đơn vị còn xem nhẹ công tác phát triển nữ giới, vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ, chưa mạnh dạn đề bạt các chị, em phụ nữ vào những công việc quan trọng, đa số phụ nữ chỉ mới đảm nhận các vị trí cấp phó tham mưu cho cấp trưởng. Họ thường không được tham gia vào quá trình đưa ra quyết định, không được tiếp cận các thông tin và thiếu cơ hội trao đổi, thảo luận, nhất là ở những vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. ​Chị em phụ nữ lãnh đạo có độ tuổi từ 50 trở đi, nhiều kinh nghiệm công tác nhưng cũng dễ rơi vào tình trạng chủ quan, ngại tiếp thu cái mới… Một bộ phận phụ nữ còn có tư tưởng tự ti, an phận, ngại khó, thiếu ý chí vươn lên. Phụ nữ đang phải gánh nặng gấp hai lần so với nam giới, điều đó có phần ảnh hưởng đến sự phát triển chuyên môn của phụ nữ. Suy nghĩ truyền thống về việc phân chia vai trò của nam giới và nữ giới trong gia đình vẫn còn tồn tại.

Các sở, ban, ngành tỉnh và địa phương chưa thực hiện kịp thời việc rà soát thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nữ của cơ quan, đơn vị để tham mưu cấp có thẩm quyền bổ sung quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nữ trong diện quy hoạch lãnh đạo, quản lý một cách kịp thời, đồng bộ nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chức danh theo quy định.

Công tác tuyên truyền thực hiện Quyết định số 2282/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, từng lúc từng nơi chưa thường xuyên, chưa thu hút được sự quan tâm của cán bộ, công chức, viên chức nữ. Công tác nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ chưa kịp thời.

Nhằm thúc đẩy vai trò – quyền tham chính của phụ nữ Hậu Giang trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp chung và cụ thể như sau:

Những giải pháp chung: Một là, hoàn thiện khung luật pháp, chính sách thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý và công tác cán bộ nữ ở Việt Nam hiện nay; Hai là, tăng cường tiếp cận các nguồn lực trong thực hiện bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay; Ba là, nâng cao năng lực của các bên liên quan trong thực hiện bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay; Bốn là, tăng cường giám sát thực hiện bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay Năm là, nâng cao nhận thức, văn hóa về bình đẳng giới trong chính trị.

Những giải pháp cụ thể: Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đối với bình đẳng giới trong công tác cán bộ; Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm, nhận thức cho cán bộ, đảng viên về thực hiện bình đẳng giới, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu; Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về bình đẳng giới; Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát đối với công tác bình đẳng giới; Quan tâm đầu tư nguồn lực cho các hoạt động thực hiện thúc đẩy bình đẳng giới trong các cơ quan nhà nước.

Như vậy, có thể nói rằng, thực hiện bình đẳng giới trong lãnh đạo quản lý hiện nay đang là một vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo; tuy nhiên, mục tiêu thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay đang có khá nhiều rào cản. Về lý thuyết, cách tiếp cận tăng cường bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay cần nhanh chóng được cập nhật và điều chỉnh theo xu hướng hội nhập quốc tế, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Hiện nay, mặc dù đã đạt được những bước tiến dài trong lĩnh vực bình đẳng giới, tuy nhiên do tác động của nhiều nguyên nhân, bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; đặc biệt trong lĩnh vực chính trị. Để phụ nữ có thể khẳng định được vai trò, vị trí và phát huy hết tiềm năng của mình cho xã hội, xóa bỏ hoàn toàn khoảng cách giới đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của toàn xã hội trong thời gian tới. Để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều yếu tố, trong đó việc xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ nữ phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị của Tỉnh trong tình hình mới. Xác định là một trong những khâu đột phá của công tác cán bộ trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, các cấp ủy đảng, chính quyền cần quan tâm công tác bình đẳng giới trong lãnh đạo quản lý,  nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ nữ của Tỉnh có trình độ, năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm ngày càng cao hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị của thành phố trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.

 

Ths.PHAN NGỌC YẾN

Phó Trưởng Khoa Xây dựng Đảng

Xem thêm

ĐIỀU TUYỆT VỜI CỦA CHÚNG TA

17:43 25/10/2024

Nền tảng tư tưởng có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính chất sống còn của Đảng.

PHÁT HUY TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU

08:34 10/10/2024

Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quan điểm về dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của các cơ quan Nhà nước trong chế độ ta, nó đã được thể hiện trong tổ chức Nhà nước của ta” trong (Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.12, tr.379). Theo Người, quyền dân chủ được thể hiện trên mọi lĩnh vực của

TRÁCH NHIỆM TIẾP DÂN CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CẤP UỶ

23:26 09/10/2024

Thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh,

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG NHÀ TRƯỜNG

23:23 09/10/2024

Trường THCS Thuận Hưng tọa lạc tại cửa ngỏ của con đường Tỉnh lộ xuôi về huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang. Chi bộ nhà trường thuộc Đảng ủy xã Thuận Hưng.

Tâm sự của đôi Bạn đời kháng chiến

23:20 09/10/2024

Tôi sinh ra và lớn lên khi chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã hoàn toàn thống nhất, Bắc-Nam sum họp một nhà.

HỌC VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH “NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM”CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH THUẬN ĐÔNG 1

23:18 09/10/2024

Hồ Chí Minh vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta. Con người, cuộc đời, sự nghiệp của Người luôn là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo.

SỰ NGHIỆP “TRỒNG NGƯỜI” TRƯỜNG THCS CHIÊM THÀNH TẤN, HUYỆN LONG MỸ

23:12 09/10/2024

Giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.

BÀI DỰ THI GIẢI BÚA LIỀM VÀNG

23:05 09/10/2024

Đảng ta là một tổ chức chặt chẽ, được xây dựng và trưởng thành từ đội ngũ đảng viên.

BÀI VIẾT THAM GIA DỰ THI GIẢI BÚA LIỀM VÀNG

23:01 09/10/2024

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc lấy gương người tốt việc tốt để tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo quần chúng nhân dân, với nguyện vọng thế hệ sau sẽ tiếp bước thế hệ trước để phát huy tốt nhất ý chí, tinh thần trách nhiệm,

PHÁT HUY NGUỒN GỐC SỨC MẠNH CỦA ĐẢNG TRONG TẬP THỂ

22:58 09/10/2024

Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quan điểm về dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành phố Ngã Bảy hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu kinh tế - xã hội

17:00 21/12/2024

(HG) - Chiều ngày 20-12, Đoàn công tác của Tỉnh ủy do bà Phạm Thị Phượng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, làm Trưởng đoàn có buổi làm việc định kỳ với Thành ủy Ngã Bảy về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng Đảng năm 2024,

Phát hiện nhóm đối tượng sử dụng ma túy

17:00 21/12/2024

(HG) - Khoảng 13 giờ 30 phút ngày 20-12, nhận tin báo từ quần chúng nhân dân, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và ma túy,

Vụ gas Chín Thảo, tiếp tục hoãn xét xử do vắng mặt nhiều người

16:59 21/12/2024

(HG) - Sáng ngày 20-12, Tòa án nhân dân thành phố Vị Thanh mở phiên tòa sơ thẩm lần thứ 3 xét xử vụ sản xuất, buôn bán hàng giả xảy ra tại Doanh nghiệp tư nhân gas Chín Thảo.

Thành Thắng Group ký kết hợp tác chiến lược phân phối Dự án may Luxury House

16:52 21/12/2024

Sáng ngày 20-12-2024, Thành Thắng Group (TTG) cùng chủ đầu tư HTC Vị Thanh ký kết hợp tác chiến lược phân phối dự án May Luxury House.