Thứ Hai, ngày 17/01/2022 | 19:33
ĐBSCL là vùng kinh tế quan trọng trong sự phát triển bền vững của cả nước, có vị trí địa chính trị và địa quân sự hết sức quan trọng. Qua 18 năm thực hiện Nghị quyết 21, bên cạnh những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực thì vẫn còn những nút thắt, cần được tháo gỡ để đưa vùng đất “chín rồng” trở thành trung tâm phát triển kinh tế bền vững.
Công nghiệp chế biến nông sản ở Hậu Giang đang phát triển mạnh.
Đạt được nhiều thành tựu
Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, thông tin: “ĐBSCL là vùng kinh tế quan trọng trong sự phát triển bền vững của đất nước, có vị trí địa chính trị và an ninh quốc phòng hết sức quan trọng, là đồng bằng châu thổ lớn nhất của Đông Nam Á, vựa lúa của cả nước, có nền văn minh sông nước độc đáo, nơi sinh sống của hơn 17,2 triệu đồng bào dân tộc anh em Kinh, Khmer, Chăm...”.
Sau hơn 18 năm triển khai Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 20/10/2003 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long thì vùng ĐBSCL đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị và bảo đảm quốc phòng - an ninh; góp phần ổn định cuộc sống người dân, nhất là đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng ngập lũ...
Hạ tầng giao thông ở Hậu Giang đã và đang được đẩy mạnh đầu tư.
Về tăng trưởng kinh tế, ông Trần Tuấn Anh cho biết, so với năm 2004, thu nhập bình quân đầu người của vùng đã tăng 8 lần; năm 2020 là 46,47 triệu đồng/năm, xếp thứ 3/6 vùng của cả nước. Đã hình thành vùng công nghiệp chế biến phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản với công nghệ cao đạt khá, từng bước khẳng định là trung tâm năng lượng của cả nước. Đạt được nhiều tiến bộ về văn hóa - xã hội; chất lượng giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe Nhân dân được chú trọng hơn; công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết các chính sách xã hội đạt kết quả tốt; đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận Nhân dân được nâng lên.
Khơi thông điểm “nghẽn”
Nghị quyết 21 đã góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Song, vẫn còn những hạn chế, bất cập, điểm “nghẽn” cản trở sự phát triển của vùng. Về vấn đề môi trường, theo GS.TS Lê Thanh Hải, Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, vùng ĐBSCL được đánh giá là một trong ba đồng bằng châu thổ lớn của thế giới bị đe dọa nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu.
“4 vấn đề chính cần đặc biệt quan tâm trong thời gian tới của vùng ĐBSCL là thay đổi dòng chảy lũ thượng lưu, gây khô hạn, xâm nhập mặn và ngập vùng ven biển do nước biển dâng; xói lở, sụt lún bờ sông và bờ biển; bảo vệ hệ sinh thái trên cạn và dưới nước do khai thác quá mức, cháy rừng; ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, thoái hóa, ô nhiễm môi trường đất và quản lý chất thải”, GS.TS Lê Thanh Hải nhấn mạnh.
Tiến sĩ Đinh Lâm Tấn, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết: Vai trò kinh tế vùng ĐBSCL đang giảm dần so với các vùng khác trong cả nước. Đóng góp GDP của vùng cũng giảm mạnh trong 3 thập kỷ qua. Ngoài ra, năng suất lao động của vùng đang có xu hướng tăng chậm lại so với các vùng trong cả nước, ĐBSCL có năng suất lao động tăng 3 lần nhưng chỉ bằng 37% so với vùng Đông Nam bộ và chỉ bằng 50% vùng đồng bằng sông Hồng.
Ông Lê Quang Mạnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ, cho rằng: Với nhiều cố gắng triển khai Nghị quyết 21 trong những năm vừa qua thì miền Tây cũng không thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài và thu hút rất hạn chế đầu tư trong nước. Đó là nguyên nhân không có các sinh kế để thay thế cho sinh kế từ nông nghiệp truyền thống và bên dòng Mekong. Chính vì thế “ly nông mà không ly hương” không thực hiện được. Với số liệu thống kê 1,1 triệu người di cư trong 10 năm qua thực tế số này cao hơn rất nhiều qua làn sóng người lao động từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông trở về các tỉnh miền Tây trong thời gian vừa qua.
“Có 3 lý do, sông Mekong trước được đánh giá là một trong những hệ thống sinh thái đa dạng nhất trong các dòng sông trên thế giới, số lượng cá và chủng loại trên dòng sông này là vô cùng phong phú. Chính là nguồn sinh kế cho toàn bộ dân sinh sống dọc con sông này, nhưng trong 2 thập kỷ vừa qua, đặc biệt gần đây những báo cáo khoa học đã chứng minh dòng Mekong không còn như xưa. Thứ 2, ngoài khó khăn về hạ tầng giao thông thì đặc thù dân cư sống dọc kênh rạch rất chằng chịt, do vậy miền Tây không thể giải phóng mặt bằng lấy được 100ha, dưới 100 hộ, còn miền Đông khoảng 1.000ha nhưng chỉ mười mấy hộ. Cho nên không thể có vùng đất lớn để làm khu công nghiệp có giá rẻ, hấp dẫn doanh nghiệp. Thứ 3 là nền đất yếu nên chi phí xây dựng cao”, ông Lê Quang Mạnh chỉ rõ.
Đề xuất ban hành nghị quyết mới
Ông Bùi Văn Nghiêm, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, đề nghị: “Sớm hoàn thành việc lập, phê duyệt, triển khai thực hiện quy hoạch phát triển vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045. Đồng thời, đề xuất Trung ương cần có chính sách đặc thù đối với vùng ĐBSCL, đảm bảo an ninh lương thực, đặc biệt là chính sách bảo vệ đất trồng lúa; sớm phân bổ nguồn lực để triển khai thực hiện các quy hoạch, dự án trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế vùng, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Theo đó, sớm đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình trọng điểm; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông để liên kết vùng; ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông sản…”.
Về quy hoạch vùng trong thời gian tới, TS. Đinh Lâm Tấn, Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất hình thành các trung tâm đầu mối nhằm định hướng hình thành mạng lưới các trung tâm có đủ các điều kiện về hạ tầng và mức độ tập trung về chức năng, hình thành mạng lưới liên kết, nhằm thúc đẩy hiệu quả về sử dụng nguồn lực và không gian phát triển của vùng.
“Việc hình thành các trung tâm đầu mối của vùng ĐBSCL được coi là khâu đột phá để tạo ra giá trị cho phát triển vùng, thúc đẩy quá trình chuyển đổi ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị, phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển công nghiệp, du lịch và các ngành dịch vụ khác, phát triển chuỗi giá trị”, TS. Đinh Lâm Tấn cho biết.
Ông Lê Quang Mạnh, Bí thư Thành ủy Cần Thơ, mong muốn giảm diện tích đất lúa. Cần cân nhắc điều chỉnh giảm diện tích lúa của đồng bằng sông Cửu Long xuống mức 1,3-1,4 triệu ha, thay vì 1,67 triệu ha vào năm 2030. Như vậy diện tích đất lúa cả nước sẽ vào khoảng 3,2 triệu ha cho giai đoạn 10 năm tới là hợp lý.
Ngoài ra, ông Lê Quang Mạnh cho rằng, đường sắt đối với ĐBSCL cực kỳ quan trọng, mô hình làm đường sắt hiện nay nếu kết hợp với phát triển đô thị ở các ga thì 4 ga giữa đường sẽ là 4 đô thị mới cho Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ.
GS.TS. Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân khẳng định, giao thông, giáo dục và gắn kết có vai trò rất trọng yếu để phát triển ĐBSCL. Giao thông có thông suốt thì kinh tế mới phát triển. Giáo dục đến giờ này chúng ta vẫn có vùng trũng về giáo dục, phổ biến ở vùng sâu, vùng xa nên đây là trở ngại phát triển rất lớn. Gắn kết, liên kết vùng với nhau có vai trò rất lớn, nhất là qua dịch Covid-19 này, chúng ta thấy nếu không gắn kết thì bà con nông dân rất khó khăn. Phải gắn kết người sản xuất với doanh nghiệp thì mới có kết quả tốt được.
Về định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL, các chuyên gia cho rằng, cần đưa vùng này phát triển mạnh mẽ theo hướng bền vững, tiếp tục đổi mới về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. |
Bài, ảnh: NGỌC HƯỞNG
11:00 19/04/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Mở rộng gói tín dụng tiếp sức cho nông, lâm, thủy sản; Giá vàng bất ngờ giảm rất mạnh; Nắng nóng diện rộng làm tăng nguy cơ cháy rừng.
10:53 18/04/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Mở cánh cửa xuất khẩu sầu riêng đông lạnh; Kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh đạt hơn 2,4 tỷ USD; Vàng miếng vọt lên đỉnh 120 triệu đồng/lượng.
07:29 18/04/2025
(HG) - Qua rà soát của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, nông dân Hậu Giang vừa thu hoạch dứt điểm vụ lúa Đông xuân 2024-2025, với tổng diện tích gần 73.767ha, năng suất lúa bình quân đạt 7,79 tấn/ha;
07:21 18/04/2025
(HG) - Nhằm tăng cường công tác quản lý thị trường, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và chất lượng sản phẩm sữa lưu thông trên thị trường, sáng ngày 17-4,
06:56 18/04/2025
Trước những thách thức ngày càng rõ nét của ĐBSCL, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng bắt nhịp, vừa thích ứng linh hoạt, vừa kiến tạo giá trị mới với tầm nhìn dài hạn, góp phần mở ra lối đi mới cho vùng đất giàu tiềm năng nhưng nhiều vòng xoáy.
06:18 18/04/2025
Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều biến động, ngành công nghiệp Hậu Giang vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định, thể hiện vai trò là trụ cột trong phát triển kinh tế của tỉnh.
06:18 18/04/2025
(HG) - Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Huyến tại buổi họp sơ kết công tác quý I của Ban Đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), vào chiều ngày 17-4.
17:22 17/04/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Tiếp tục giảm, giá xăng về gần 18.000 đồng/lít; Thả 24 cá thể động vật rừng quý hiếm về tự nhiên; Fed có thể cắt giảm lãi suất 3 lần trong năm nay.
08:28 17/04/2025
(HG) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh cho biết, dự án Kè chống sạt lở kênh xáng Xà No giai đoạn 3 có tổng mức đầu tư 200 tỉ đồng. Trong đó, kế hoạch vốn năm 2025 là hơn 62 tỉ đồng. Khối lượng thực hiện từ đầu năm 2025 đến nay là gần 6 tỉ đồng.
08:24 17/04/2025
Dù đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Hậu Giang vẫn gặp khó khi xây dựng thương hiệu và đầu tư máy móc. Trước thực tế đó, tỉnh đã từng bước triển khai các chính sách hỗ trợ thiết thực, tạo lực đẩy cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
07:35 19/04/2025
(HGO) - Ngày 18-4, tại Đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, ấp 3, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị trấn Vĩnh Viễn long trọng tổ chức họp mặt kỷ niệm 120 năm thành lập làng Vĩnh Viễn (1905-2025); 50 năm giải phóng quê hương (1975-2025); 10 năm Vĩnh Viễn trở thành huyện lỵ Long Mỹ (2015-2025).
21:46 18/04/2025
(HGO) - Tối 18-4, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, Sở Nội vụ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
19:46 18/04/2025
(HGO) - Chiều ngày 18-4, Trường chính trị tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Kết nối - Động lực để sáng tạo”. Tham dự lễ, có ông Lê Công Lý, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; PGS.TS Trần Quang Diệu, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
19:38 18/04/2025
(HGO) - Chiều ngày 18-4, ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tỉnh có buổi tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.