Thứ Tư, ngày 05/03/2025 | 05:52
Bài 4 Nước là tất yếu của sự sống.mp3
Trong bối cảnh hạn hán và xâm nhập mặn ngày càng diễn biến phức tạp, đe dọa nghiêm trọng đến đời sống người dân ĐBSCL, việc quản lý nguồn nước và tìm ra các giải pháp phòng, chống đã không còn là vấn đề thuận theo tự nhiên. Các chuyên gia, nhà khoa học và các địa phương đang chung tay đề xuất những giải pháp bền vững, khẩn cấp, nhằm bảo vệ tài nguyên nước quý giá cho khu vực.
![]() |
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Cố vấn cao cấp Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ): Khuyến khích người dân trữ nước là cần thiết
- Chúng ta phải hiểu rằng, nước ngầm là nguồn nước ngọt dự trữ khi nước mưa không có, nước mặt bị nhiễm mặn và ngày càng khan hiếm, lúc đó mới khai thác nước ngầm. Hiện nay, một số quan trắc cho thấy, tầng nước ngầm ở độ sâu từ 150-500m bắt đầu có dấu hiệu bị nhiễm mặn. Đây là vấn đề rất đáng báo động, đe dọa đến cuộc sống và sinh kế của người dân.
Giải pháp khuyến khích người dân trữ nước là cần thiết. Thậm chí, những tháng mùa khô có thể khuyến cáo nông dân ở những khu vực không đảm bảo nguồn nước dừng sản xuất để giảm thiệt hại. Song song đó, công tác kiểm soát, ngăn chặn các giếng khoan bất hợp pháp cần siết chặt. Những giếng khoan hết hạn khai thác, bị hư hỏng, nhiễm mặn phải lấp lại cẩn thận, đồng thời hạn chế cấp giấy phép khai thác nước ngầm.
Nước ngầm tồn tại ở vùng ven biển mất hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm mới tích tụ được. Nếu chúng ta cứ khai thác tài nguyên đó, đến một lúc sẽ bị cạn kiệt. Nước ngọt dưới tầng ngầm sẽ thành nước mặn, không thể sử dụng được. Về lâu dài, các địa phương ven biển phải đưa nước ngọt trong mùa mưa xuống nước ngầm. Với giải pháp này, đòi hỏi chi phí khá lớn và cẩn trọng khi triển khai, bởi nguồn nước đưa xuống nước ngầm phải là nước sạch để tránh ô nhiễm dưới tầng đất…
![]() |
Giáo sư Chung Hoàng Chương, Trung tâm Nghiên cứu quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: Việc khai thác sử dụng nước cần phải tính toán kỹ
- Về lâu về dài, phải có những mô hình phù hợp với đồng bằng của mình. Có nhiều mô hình khoa học có thể nói là: ngọt hóa nước; quản trị nước; điều tiết nước. Phải tập cho người dân mùa mưa thì phải làm thêm những đồ chứa như thế nào? Mùa nắng thì dùng như thế nào? Những năm được dự báo sẽ gặp hạn mặn thì mình tập cho người dân cách dùng. Chẳng hạn không nên rút nước ngầm quá nhiều. Những cây nước nằm sát với bờ biển thì không nên rút vì đó là đường chặn nước mặn. Mình rút nước giếng lên nhiều thì nước mặn sẽ xâm nhập vô. Cơ quan chức năng nên có những chương trình điều tiết.
Nước ngầm nhờ 3 nguồn. Thứ nhất là nước mưa, nếu đất không có xi măng nhiều thì nó đi nhanh xuống đất. Thứ hai là nằm trong khu thổ nhưỡng mà nước từ trên dòng sông luồn xuống đất. Thứ ba là nước ngầm đã nằm ở đó rất là lâu rồi. Có những khu nước ngầm khác liên kết với nhau. Mình phải có nghiên cứu nguồn nước ngầm mất bao lâu mới phục hồi, thường là vài ba năm nên việc khai thác sử dụng cần phải được tính toán phù hợp…
![]() |
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Bá Hoằng, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam: Nên có giải pháp chuyển đổi sang mô hình thích hợp
- Tác động từ biến đổi khí hậu, bị lún đất, nước thượng nguồn suy giảm, dẫn đến nước biển dâng làm hạn mặn gia tăng và ngày càng lấn sâu vào ĐBSCL. Trước những thách thức này cần có dự báo, cảnh báo sớm từ ngành chức năng để có kế hoạch ứng phó sớm. Cần có giải pháp công trình kiểm soát nước mặn như tích trữ nguồn nước trong mùa hạn mặn như sử dụng nguồn nước trên các kênh rạch mùa khô hạn phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp trong vùng. Về lâu dài cần có nghiên cứu xây dựng các công trình kiểm soát nguồn nước lớn, các vùng cửa sông. Cần xây dựng các công trình chuyển nước về các vùng khan hiếm nước ngọt như Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh để phục vụ phát triển bền vững nguồn nước cho ĐBSCL.
Đối với những vùng khan hiếm nguồn nước, chúng ta nên có giải pháp chuyển đổi sang mô hình thích hợp hơn để phù hợp với điều kiện nguồn nước tại địa phương, đảm bảo tránh tình trạng lún sụp, hạn mặn. Về quy trình vận hành quản lý thủy lợi có những cái riêng biệt, tuy nhiên để đảm bảo một cách tổng thể cần có quy trình vận hành liên hệ thống để đảm bảo tính hài hòa, bền vững giữa các vùng kiểm soát mặn ở ĐBSCL.
![]() |
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL: Phải thuận theo tự nhiên
- Xem nước mặn, nước lợ, nước ngọt đều là tài nguyên, phải sống hài hòa, thuận theo tự nhiên. Chuyển hướng nền nông nghiệp, cấu trúc nền nông nghiệp trước đây: cây lúa, cây trồng khác rồi mới tới thủy sản. Còn bây giờ, thủy sản, cây trồng khác rồi mới tới lúa. Như vậy, vẫn đảm bảo an ninh lương thực mà không phải chạy theo số lượng bằng mọi giá.
Trên bản đồ, chúng ta thấy rằng có 3 vùng: Vùng nước ngọt là vùng lõi của đồng bằng. Vùng này vẫn an toàn, có nước ngọt trong mọi tình huống. Kế tiếp là vùng chuyển tiếp giữa mặn và ngọt, vẫn có nước ngọt vào mùa mưa, mùa khô thì nước lợ. Chúng ta thuận theo canh tác nước ngọt trong mùa mưa và canh tác nước lợ, nước mặn trong mùa nắng. Vùng sát biển là vùng mặn (xuống bán đảo Cà Mau xem là vùng mặn). Chúng ta canh tác mặn, chúng ta thuận theo, không phải chống.
Bản đồ đồng bằng chia làm 3 vùng N, L, M (N là ngọt, L là lợ, M là mặn). Đến sau năm 2030 thì những vùng hiện giờ chúng ta đang ngọt hóa, đang bành trướng một cách nhân tạo về phía biển thì chúng ta trả về tự nhiên.
Đồng bằng mặc dù đang khó khăn nhưng chúng ta hoàn toàn lạc quan, nếu thực hiện đúng Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 120 Chính phủ ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu và Quy hoạch tích hợp thì chúng ta hoàn toàn có thể đưa đồng bằng thoát khỏi khó khăn, thịnh vượng và thậm chí là có thể làm hình mẫu cho các đồng bằng khác trên thế giới…
![]() |
Ông Trần Thanh Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang:Vận hành hiệu quả các công trình thủy lợi
- Tình hình hạn và nắng nóng ở khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng thời gian cao điểm dự báo ở giữa tháng 3 đến đầu tháng 4-2025 diễn biến mặn sẽ cao hơn.
Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân do xâm nhập mặn, cả hệ thống chính trị cũng như người dân cần phải quán triệt đầy đủ Chỉ thị phòng, chống thiên tai của tỉnh Hậu Giang đã ban hành. Triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng, chống hạn mặn mà UBND tỉnh đã ban hành trong kế hoạch năm 2025. Trong đó, cần theo dõi diễn biến tình hình xâm nhập mặn trên các phương tiện thông tin đại chúng về diễn biến tình hình ở khu vực ĐBSCL và trên địa bàn tỉnh để có kế hoạch chỉ đạo và ứng phó phù hợp.
Bên cạnh đó, cần vận hành hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh như hệ thống đê bao ngăn mặn, cống lấy nước, trạm bơm điện để có kế hoạch lấy nước, vận hành các công trình thủy lợi hiệu quả làm sao đảm bảo được việc sản xuất của người dân. Việc duy tu, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi đã có kế hoạch vốn mà tỉnh đã phân cho các địa phương, các sở, ban ngành cần đẩy nhanh tiến độ để phát huy hiệu quả công trình này. Cần duy tu, sửa chữa hệ thống cung cấp nước sạch và có kế hoạch nâng cấp, mở rộng hệ thống đường ống, nhất là các khu vực có khả năng xâm nhập mặn cao, những nơi vùng sâu, vùng xa để người dân có đủ nước sinh hoạt trong mùa hạn mặn. Đối với người dân cần theo dõi dự báo xâm nhập mặn, gia cố bờ bao và lấy nước hợp lý, thực hiện nghiêm khuyến cáo ngành chức năng về lịch xuống giống…
Đề án bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu rõ quan điểm “Nước là tất yếu của sự sống, là nguồn lực của quốc gia, có vai trò quan trọng đặc biệt trong phát triển nhanh và bền vững đất nước, bảo đảm an ninh quốc gia, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, bảo vệ môi trường. Bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước là vấn đề cấp bách, tất yếu khách quan; là trách nhiệm và nghĩa vụ của cả hệ thống chính trị và toàn dân”. |
HOÀI THU - MỘNG TOÀN
05:35 14/04/2025
(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của rừng tràm tại tỉnh Hậu Giang”,
05:33 10/04/2025
(HG) - Vụ sạt lở đất bờ sông vừa xảy ra vào khoảng 11 giờ trưa ngày 9-4 tại kênh xáng Nàng Mau, thuộc ấp Thạnh Lợi A2, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp (gần chân cầu Nàng Mau), với chiều dài 33m, sâu vào bờ từ 6-16m,
07:13 08/04/2025
(HG) - Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang tỉnh cho biết, lưu lượng dòng chảy từ sông Hậu vào tỉnh ở tuần đầu tháng 4-2025 ở mức cao hơn cùng kỳ năm ngoái từ 7,5%-12,0% và ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm.
07:55 03/04/2025
(HG) - Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hậu Giang cho biết, đã đề nghị các địa phương có rừng và chủ rừng tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).
07:41 03/04/2025
(HG) - Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang, mặn trên sông Hậu trong tuần qua đã đạt đỉnh trong đợt triều cường đầu tháng 3 âm lịch và không xâm nhập, không ảnh hưởng tới tỉnh.
06:47 28/03/2025
(HG) - Để chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh vừa yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh,
08:05 26/03/2025
(HG) - Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, sáng ngày 25-3 đã xảy ra sạt lở bờ kênh tại hộ ông Trần Văn Chiến, kênh Mái Dầm, ở ấp Phú Lợi A, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành.
07:54 24/03/2025
(HG) - Tại UBND xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, Báo Tiền Phong phối hợp với Keppel Việt Nam, Tỉnh đoàn Hậu Giang và chính quyền địa phương tổ chức chương trình Living Well trao tặng hệ thống máy lọc nước mặn tại xã Hỏa Tiến.
07:47 24/03/2025
Mặc dù nồng độ mặn đã giảm so với đầu tháng 3 nhưng theo dự báo thì độ mặn sẽ tăng nhanh theo triều cường vào cuối tháng nên các ngành, địa phương đang có các biện pháp ứng phó.
16:13 21/03/2025
(HGO) - Qua kiểm tra thực tế của ngành chức năng tại các khu rừng trên địa bàn tỉnh, hiện mực nước dưới chân rừng đã xuống thấp và đang dần khô cạn, đồng thời thực bì và dây leo tại một số lô rừng đã có hiện tượng chết khô.
07:53 16/04/2025
(HG) - Theo Công an tỉnh, trong quý I/2025, toàn tỉnh đã tiếp nhận mới 263 tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, nâng tổng số tin báo cần giải quyết là 394 tin.
07:52 16/04/2025
(HG) - Theo Thanh tra tỉnh, trong quý I năm nay, ngành thanh tra triển khai 4/41 cuộc thanh tra hành chính theo Kế hoạch thanh tra năm 2025, đạt tỷ lệ 9,76%.
07:51 16/04/2025
Thành phố Vị Thanh có nhiều hoạt động thiết thực hướng đến cộng đồng, trong đó chú trọng đến việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho những hộ khó khăn.
07:51 16/04/2025
Các cuộc đàm phán gần đây giữa Mỹ và Iran đã lóe lên hy vọng hàn gắn quan hệ giữa Washington và Tehran nhằm hướng tới cứu vãn thỏa thuận hạt nhân giữa hai nước.