Thứ Sáu, ngày 25/03/2016 | 07:20
Hạn, mặn như đang bày trận, đưa ĐBSCL vào “tứ bề” khó khăn. Nước mặn từ Biển Đông, rồi Biển Tây tràn vào gây thiệt hại nghiêm trọng. Trong khi có quá ít hy vọng từ các đập thủy điện xả nước để chuyển về hạ nguồn, ĐBSCL nên tìm cách “tự cứu mình” bằng cách trữ nước ngọt !
Sản xuất lúa ở ĐBSCL ngày càng khó khăn. Ảnh: HỮU PHƯỚC
Lợi bất cập hại !
Đến giữa tháng 3-2016, đã có ít nhất 160.000ha lúa Đông xuân ở ĐBSCL bị thiệt hại. Dự báo sẽ có khoảng 500.000ha (chiếm 1/3 diện tích) lúa Hè thu tới đây không xuống giống được. Trong bối cảnh này, câu hỏi đặt ra: ĐBSCL nên sản xuất lúa ở ngưỡng nào, sản xuất thế nào để đạt hiệu quả cao nhất ?
Giá lúa liên tục bấp bênh trong những năm qua, đã làm nhiều nông dân nản lòng. Thực tế nhiều nông dân đã bỏ ruộng để vào làm ở khu công nghiệp vì sản xuất nông nghiệp thu nhập không bằng đi làm ở khu công nghiệp. Tuổi trẻ nông thôn bỏ ruộng đồng về thành thị ngày càng nhiều.
Câu hỏi bức bách đang đặt ra: ĐBSCL nên sản xuất lúa ở mức độ nào trong bối cảnh hạn - mặn bủa vây khắc nghiệt như hiện nay. Trong gần 2 tháng qua, các nhà khoa học, lãnh đạo các địa phương liên tục họp, thị sát, khẩn trương đưa ra các giải pháp đối phó. Song có một “lò hút nước” từ lúa vụ 3 chưa ai tính đến hiệu quả và tác động của nó đến toàn vùng ĐBSCL?
Với diện tích khoảng 1,7 triệu héc-ta đất trồng lúa, ĐBSCL sản xuất 3 vụ: Đông xuân 1,7 triệu héc-ta + Hè thu khoảng 1,7 triệu héc-ta + 600.000ha Thu đông (vụ 3) = 4 triệu héc-ta/năm. ĐBSCL đóng góp 25 triệu tấn lúa/năm, xuất khẩu cả nước khoảng 8 triệu tấn (ĐBSCL chiếm 90% nguồn xuất khẩu gạo - tương đương 7,2 triệu tấn). Câu chuyện đáng bàn là 600.000ha lúa vụ 3 - tập trung chủ yếu ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ. Đây cũng là 3 địa phương ít chịu tác động hạn, mặn nhất... Một số địa phương ở thượng nguồn ĐBSCL “hứa” sẽ xả lũ trong 2 năm (không làm lúa vụ 3). Nhưng điều đó trở nên khó thực hiện, khi nhà dân, vườn cây ăn trái nằm phủ đầy trong khu đê bao. Xả lũ sẽ thiệt hại trắng. Nhưng 600.000ha làm lúa vụ 3, theo các nhà khoa học là “phản khoa học” - khai thác sản xuất liên tục sẽ làm đất kiệt quệ, không lấy được phù sa.
Ở góc độ khác, nếu 600.000ha này (chủ yếu trong đê bao) không làm lúa vụ 3 mà trữ nước ngọt, thì hạ nguồn như Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Hậu Giang... có phải rơi vào cảnh hạn - mặn như hiện nay? Đây là điều mà các địa phương và các nhà khoa học cần có một đánh giá khoa học, đưa ra chiến lược lâu dài cho ĐBSCL. Bởi thực tế, ĐBSCL không nên đặt nhiều kỳ vọng vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong trong mùa hạn.
Tác động kép từ lúa vụ 3
Thật ra, trong 3-4 năm qua, ĐBSCL không xuất hiện lũ lớn. Tuy nhiên, tình trạng ngập úng theo triều kết hợp với mùa mưa lũ (khoảng tháng 8 đến tháng 11). Trong đó, các địa phương hạ nguồn như Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng bị ngập nghiêm trọng ở các đô thị. Cụ thể từ tháng 9 đến tháng 11, sáng sớm và chiều tối, nước từ sông Hậu len lỏi qua các đường cống “bò” vào làm hàng chục tuyến đường nội ô TP.Cần Thơ - thủ phủ miền Tây Nam bộ tràn ngập nước - kéo dài hàng giờ. Nước ngập sâu 0,5-1m ở các tuyến phố chính của quận trung tâm Ninh Kiều, nhiều tiểu thương phải gồng gánh hàng hóa chạy khỏi chợ trung tâm thương mại Cái Khế - nơi kinh doanh mua bán sầm uất nhất Cần Thơ, hoặc tiếp tục kê kích buôn bán trên nước. Chưa có con số chính thức về thiệt hại cũng như ghi nhận số liệu cụ thể do tác động của đợt triều cường gây ra, nhưng ước tính thiệt hại lên hàng trăm tỉ đồng về cơ sở hạ tầng và tài sản của người dân.
Thực tế, mực nước lũ vài năm gần đây thấp hơn các năm trước từ 1 đến 2m, nhiều tuyến đường ở Cần Thơ được tôn cao từ 0,3-0,5m, nhưng vẫn bị ngập nước. 15 năm trước, các tuyến đường như Đại lộ Hòa Bình, đường Trần Văn Hoài, 30 Tháng 4, Trần Phú, Trần Văn Khéo… ở cao điểm đỉnh lũ Mekong ập về cùng triều cường cộng mưa lớn trên 200mm vẫn không ngập. Nhưng nay mọi thứ đã thay đổi.
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường Đại học Cần Thơ) ghi nhận, trong khoảng 100 năm qua, chưa khi nào khu vực trung tâm Cần Thơ lại có mực nước triều cao và nghiêm trọng như gần đây. Hàng loạt tuyến đường khu vực trung tâm TP.Cần Thơ đã được nâng cấp cao hơn mặt đường cũ 20- 30cm, nhưng vẫn ngập sâu hơn thời điểm năm 2000 từ 20-70cm. Nghĩa là mức ngập tăng gấp 2 lần và phạm vi rộng hơn. Trong đó, nước lũ uy hiếp, tràn qua nhiều đoạn trên Quốc lộ 1, ở địa bàn Sóc Trăng.
Một số lãnh đạo ở các tỉnh hạ nguồn đã cảnh báo: “Tình trạng ngập cục bộ vào mùa mưa lũ là do các tỉnh đầu nguồn làm đê bao, sản xuất lúa vụ 3”. Làm đê bao ngăn lũ, sản xuất lúa vụ 3 giống như từ chối tiếp nhận trữ nước ngọt, đồng thời các tỉnh đầu nguồn đã vô tình đẩy nước ngọt dồn về hạ nguồn, gây ngập úng cục bộ.
Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, từng ước ao: “Xả lũ, không làm lúa vụ 3, có rất nhiều cái lợi: Rửa trôi các chất tồn dư từ phân bón, tạo điều kiện phát triển và khai thác nguồn lợi thủy sản, tận dụng phù sa…”.
An Giang, Đồng Tháp là hai địa phương ít chịu tác động của hạn, mặn hiện nay. Nhưng cũng là nơi có đê bao và sản xuất nhiều lúa vụ 3. Trong khi đó, các tỉnh hạ nguồn giờ lại gánh chịu “tác hại kép” ngập úng cục bộ mùa mưa lũ, khánh kiệt nước ngọt mùa hạn, và nhận thêm “lũ mặn” từ Biển Đông và Biển Tây tràn vào! Đã đến lúc phải tính lại diện tích đê bao, sản xuất lúa vụ 3. Nên sản xuất lúa vụ 3 hay không, sản xuất ở mức độ nào, và phần nào chuyển sang xả lũ, tích nước ngọt để chuyển tải cân bằng trong mùa hạn, mặn ?
CAO PHONG
17:14 31/10/2024
(HG) - Sáng ngày 31-10, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và UBND thị xã Long Mỹ tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn phân loại rác tại nguồn và triển khai Đề án Hậu Giang xanh cho 85 hội viên hội nông dân trên địa bàn thị xã Long Mỹ.
09:12 31/10/2024
Xác định tiêu chí môi trường là tiêu chí quan trọng góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo mỹ quan sáng - xanh - sạch - đẹp, xã Trường Long A (huyện Châu Thành A) luôn quan tâm, coi trọng việc bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường.
08:36 31/10/2024
(HG) - Thời gian qua, ngành chức năng tỉnh không ngừng xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu;
08:34 31/10/2024
(HG) - Qua rà soát, cập nhật hiện trạng và vận động hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản thực hiện xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, UBND huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với UBND cấp xã thường xuyên rà soát,
08:33 31/10/2024
(HG) - Tính đến nay, tổng khối lượng thu gom, chuyển giao xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh khoảng 43.971kg.
08:00 31/10/2024
Nhằm nâng cao nhận thức người dân chung tay bảo vệ môi trường, hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024,
09:26 29/10/2024
(HG) - Nhằm nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ môi trường, mới đây thành phố Vị Thanh đã phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường,
09:21 29/10/2024
(HG) - Thông tin nhanh từ Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện Châu Thành A, vào khoảng 10 giờ ngày 28-10,
17:11 21/10/2024
(HG) - Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện triều cường dâng cao kết hợp với mưa lớn gây ngập úng trên nhiều loại cây trồng.
16:06 21/10/2024
Bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền và Nhân dân để góp phần xây dựng NTM.
09:03 05/11/2024
Thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm sau, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh, nhất trí cao với nhiều kết quả quan trọng đạt được, song bà cũng nêu lên một số vấn đề cần tiếp tục quan tâm.
08:16 05/11/2024
Thực trạng thiếu giáo viên là khó khăn và thách thức lớn với ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà, ảnh hưởng đến hoạt động dạy học ở các trường. Đây là chuyện không mới nhưng mỗi năm học đều loay hoay tìm giải pháp. Bài toán thiếu giáo viên vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.
07:54 05/11/2024
(HGO) - Sáng ngày 4-11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị với các sở, ngành và địa phương trong tỉnh để góp ý lần cuối dự thảo quyết định ban hành quy trình sản xuất về cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh và quyết định ban hành quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh. Dự và chỉ đạo hội nghị có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
07:52 05/11/2024
(HG) - Đó là Hội LHPN huyện Châu Thành (thí điểm tại xã Đông Phước A), Hội LHPN huyện Vị Thủy (thí điểm tại xã Vị Thắng), Hội LHPN huyện Châu Thành A (thí điểm tại xã Nhơn Nghĩa A) và Hội LHPN huyện Phụng Hiệp (thí điểm tại xã Thạnh Hòa).