Chết sạch hàng ngàn hecta mía do nhiễm mặn

Thứ Tư, ngày 30/03/2016 | 09:59

Đồng mía ở nhiều nơi có nguy cơ mất trắng. Nguyên nhân là do xâm nhập mặn, mía bị chết hoặc giảm năng suất. Một số cánh đồng mía bị chết hoàn toàn.

Một vườn mía tại xã An Thạnh 2, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng bị còi cọc và chết cháy do nhiễm mặn và hạn hán kéo dài - Ảnh: Chí Quốc

Ông Hồ Thanh Kiệt, trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng), cho biết toàn huyện hiện có hơn 2.300ha mía bị thiệt hại từ 30% trở lên, trong đó diện tích mía bị thiệt hại hoàn toàn (trên 70%) là hơn 214ha, thiệt hại rất nặng (50-70%) là 619ha, còn lại là thiệt hại từ 30-70%.

Nguyên nhân là do xâm nhập mặn, mía bị chết hoặc giảm năng suất. Theo ông Kiệt, đây là lần đầu tiên mặn xâm nhập sâu vào nội đồng và nồng độ mặn rất cao so với những năm trước.

“Chúng tôi đã báo cáo đề xuất UBND tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ bà con có diện tích mía bị thiệt hại theo quy định gồm 4 triệu đồng/ha đối với diện tích thiệt hại trên 70%, 2 triệu đồng/ha đối với diện tích thiệt hại từ 30-70%.

Ngoài ra, chúng tôi khuyến cáo bà con tranh thủ thu hoạch sớm, không để mía trên đồng lâu ngày sẽ mất năng suất và trữ lượng, đồng thời chưa xuống giống vụ mới cho đến khi có mưa” - ông Kiệt nói.

Cũng theo ông Kiệt, niên vụ 2015-2016 toàn huyện trồng hơn 6.630ha mía, hiện đã thu hoạch gần 3.200ha, chiếm khoảng 47% diện tích trồng mía nhưng năng suất, sản lượng và giá cả đều giảm mạnh.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, bên cạnh các cánh đồng mía bỏ đất trống sau khi vừa thu hoạch, dọc tuyến đường chính chạy dọc huyện Cù Lao Dung nhiều cánh đồng thuộc các xã Đại Ân 1, An Thạnh 2, An Thạnh 3... mía bị cháy vàng, giảm năng suất, thậm chí một số cánh đồng mía bị chết hoàn toàn.

Ông Phạm Công Thọ - một hộ dân ở xã An Thạnh 2 - cho biết ông vừa thu hoạch 7 công mía (7.000m2), mỗi công chỉ bán được 7 triệu đồng, tính bình quân lỗ 3 triệu đồng/công, chưa tính công lao động mà gia đình ông bỏ ra.

Nguyên nhân là do bị nhiễm mặn, gặp hạn kéo dài, không có nước tưới nên mía không đủ chữ đường và nhẹ, bán không có giá (khoảng 700-800 đồng/kg).

“Nếu không nhiễm mặn và hạn kéo dài tui đã xuống giống vụ mới rồi” - ông Thọ cho hay. Nhiều hộ trồng mía cũng cho biết mía giảm chữ đường do hạn, mặn nên các thương lái từ chối mua hoặc mua với giá rẻ khiến cuộc sống người dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn.

Tương tự, tại huyện Phụng Hiệp - vùng trồng mía lớn nhất của tỉnh Hậu Giang với gần 7.560ha, mía cũng bị chết do nhiễm mặn và bệnh gỉ sắt do thiếu nước tưới. Chị Trần Thị Thúy (ấp Sậy Niếu A, xã Phụng Hiệp) cho biết sau khi xuống giống gần hai tháng, do không biết bị mặn xâm nhập, gia đình chị bơm nước vào ruộng mía, khiến mía bị chết sạch, phải trồng lại.

“Tui tốn hơn 2 triệu đồng để trồng mía lại nhưng cũng phập phồng vì nghe thông tin mặn còn lấn vô nữa, còn nếu trồng lại trễ mà nước lũ về mía cũng chết, nhưng cuộc sống chỉ trông vào rẫy mía nên đành chịu” - chị Thúy nói.

Cạnh đó, rẫy mía 3.000m2 của ông Lương Văn Lâm cũng bị chết 1/3 do tưới nước mặn, hiện đất vẫn đang để trống.

Ngoài những diện tích bị thiệt hại do nhiễm mặn, theo ông Nguyễn Thế Tự - phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, khoảng 200-300ha mía trên địa bàn đã bị nhiễm bệnh gỉ sắt, bởi người dân không dám tưới sau khi nghe thông tin nước bị nhiễm mặn.

“Trời càng nắng nóng thì bệnh gỉ sắt càng lây lan nhanh, nông dân cần kịp thời phun thuốc đặc trị và giữ độ ẩm cho cây mía” - ông Tự khuyến cáo.

Cà Mau: mía có nguy cơ mất trắng

Nhiều diện tích mía tại huyện Thới Bình, một trong những nơi có diện tích trồng mía lớn nhất của tỉnh Cà Mau (hơn 400ha), đang bị chết đứng do nắng hạn kéo dài, thiếu nước tưới. Bà Dương Thị Ráng (xã Biển Bạch Đông) cho biết do nước dưới sông bị nhiễm mặn nặng, hơn một nửa trong số 1ha mía của gia đình bà đã bị chết khô do thiếu nước tưới.

Theo ông Nguyễn Hoàng Lâm - trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình, mía trên địa bàn được sản xuất theo mô hình hệ sinh thái ngọt, nhưng hệ thống thủy lợi chưa được đầu tư hoàn chỉnh nên các con sông, kênh mương đều bị xâm nhập mặn, trong đó nhiều con sông độ mặn lên đến 30‰, không thể phục vụ tưới tiêu nông nghiệp.

“Đến thời điểm này, khoảng 30% diện tích mía trên địa bàn bị chết hoặc không phát triển do thiếu nước. Nếu hạn hán tiếp tục kéo dài, diện tích mía còn lại cũng có nguy cơ mất trắng” - ông Lâm nhận định.

TẤN THÁI

 

Theo CHÍ QUỐC - LÊ DÂN/TTO

Viết bình luận mới

Xem thêm

Hội viên nông dân tham dự tập huấn phân loại rác tại nguồn

17:14 31/10/2024

(HG) - Sáng ngày 31-10, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và UBND thị xã Long Mỹ tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn phân loại rác tại nguồn và triển khai Đề án Hậu Giang xanh cho 85 hội viên hội nông dân trên địa bàn thị xã Long Mỹ.

Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường

09:12 31/10/2024

​​​​​​​Xác định tiêu chí môi trường là tiêu chí quan trọng góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo mỹ quan sáng - xanh - sạch - đẹp, xã Trường Long A (huyện Châu Thành A) luôn quan tâm, coi trọng việc bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường.

Nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

08:36 31/10/2024

​​​​​​​(HG) - Thời gian qua, ngành chức năng tỉnh không ngừng xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu;

3.107 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm thực hiện ngừng nuôi hoặc di dời đến nơi phù hợp quy hoạch

08:34 31/10/2024

(HG) - Qua rà soát, cập nhật hiện trạng và vận động hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản thực hiện xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, UBND huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với UBND cấp xã thường xuyên rà soát,

Chuyển giao xử lý 43.971kg bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng

08:33 31/10/2024

(HG) - Tính đến nay, tổng khối lượng thu gom, chuyển giao xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh khoảng 43.971kg.

Đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ môi trường

08:00 31/10/2024

Nhằm nâng cao nhận thức người dân chung tay bảo vệ môi trường, hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024,

Truyền thông về bảo vệ môi trường cho 100 hội viên nông dân

09:26 29/10/2024

​​​​​​​(HG) - Nhằm nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ môi trường, mới đây thành phố Vị Thanh đã phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường,

Giông lốc làm tốc mái trường học và nhà dân ở huyện Châu Thành A

09:21 29/10/2024

​​​​​​​(HG) - Thông tin nhanh từ Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện Châu Thành A, vào khoảng 10 giờ ngày 28-10,

Triều cường gây ngập nhiều diện tích cây trồng

17:11 21/10/2024

(HG) - Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện triều cường dâng cao kết hợp với mưa lớn gây ngập úng trên nhiều loại cây trồng.

Nhiều mô hình bảo vệ môi trường góp phần xây dựng nông thôn mới

16:06 21/10/2024

​​​​​​​Bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền và Nhân dân để góp phần xây dựng NTM.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Hạn chế tình trạng càng giảm thì càng tăng thủ tục hành chính

09:03 05/11/2024

Thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm sau, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh, nhất trí cao với nhiều kết quả quan trọng đạt được, song bà cũng nêu lên một số vấn đề cần tiếp tục quan tâm.

Chuyện cũ của năm học mới

08:16 05/11/2024

Thực trạng thiếu giáo viên là khó khăn và thách thức lớn với ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà, ảnh hưởng đến hoạt động dạy học ở các trường. Đây là chuyện không mới nhưng mỗi năm học đều loay hoay tìm giải pháp. Bài toán thiếu giáo viên vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.

Dự kiến ngày 11-11, UBND tỉnh sẽ ban hành 2 quyết định liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp

07:54 05/11/2024

(HGO) - Sáng ngày 4-11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị với các sở, ngành và địa phương trong tỉnh để góp ý lần cuối dự thảo quyết định ban hành quy trình sản xuất về cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh và quyết định ban hành quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh. Dự và chỉ đạo hội nghị có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

4 đơn vị thực hiện thí điểm mô hình “Ngôi nhà 4 sạch”

07:52 05/11/2024

(HG) - Đó là Hội LHPN huyện Châu Thành (thí điểm tại xã Đông Phước A), Hội LHPN huyện Vị Thủy (thí điểm tại xã Vị Thắng), Hội LHPN huyện Châu Thành A (thí điểm tại xã Nhơn Nghĩa A) và Hội LHPN huyện Phụng Hiệp (thí điểm tại xã Thạnh Hòa).