Chủ động ứng phó với sạt lở bờ sông

Thứ Năm, ngày 11/07/2024 | 18:42

Nằm ở cuối nguồn sông Mekong, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các dự án thủy điện ở thượng nguồn. Tác động của các dự án hồ chứa trên dòng chính cùng với các hiệu ứng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra đã làm gia tăng nguy cơ sạt lở bờ sông.

Bài 1: Sạt lở bủa vây

Những năm gần đây, sạt lở tại vùng ĐBSCL ngày càng diễn biến phức tạp làm mất nhiều diện tích đất, nhà ở, hư hỏng đường giao thông, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

Vài năm trở lại đây, kênh xáng Nàng Mau qua địa phận xã Tân Long dần trở thành điểm nóng về sạt lở của tỉnh Hậu Giang. Ảnh: D.KHÁNH

Sạt lở diễn biến phức tạp

Theo thống kê thì cả vùng hiện có hơn 800 khu vực sạt lở với tổng chiều dài hơn 1.000km; trung bình mỗi năm mất từ 300-500ha đất do lở bờ sông, bờ biển. Tính riêng tỉnh Cà Mau, từ năm 2011 đến nay, địa phương này đã có hơn 350km bờ biển bị sạt lở, làm mất hơn 5.300ha đất sản xuất, đất ở và rừng ngập mặn. Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang, năm 2023 toàn tỉnh xảy ra 63 vụ sạt lở với tổng chiều dài hơn 1.500m, ước tính thiệt hại hơn 5,6 tỉ đồng. Tính riêng từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 22 điểm sạt lở, với chiều dài 610m; diện tích mất đất 2.950m², ước thiệt hại 3,026 tỉ đồng.

Gần 3 năm trở lại đây, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, là điểm nóng về sạt lở của tỉnh Hậu Giang. Khu vực này đã ghi nhận tổng cộng 31 căn nhà sụp, lún với tổng diện tích hơn 3.000m2, thiệt hại hơn 5,5 tỉ đồng. Hiện còn 33 căn nhà có nhiều vết nứt, có thể sụp lún bất cứ lúc nào.

Gần đây nhất, vào lúc 10 giờ sáng ngày 21-2, trên tuyến kênh xáng Nàng Mau, đoạn qua ấp Thạnh Lợi A2, xã Tân Long, xảy ra sạt lở bờ sông, gây thiệt hại 300 triệu đồng. Vụ sạt lở đã nuốt chửng hoàn toàn căn nhà cấp 4, diện tích 70m2 của ông Bùi Thanh Hải và kè bê tông dài 30m của hộ lân cận. Ông Hải kể lại, ngay khi nghe những tiếng động lạ, tường răn nứt mạnh, các thành viên trong gia đình lập tức chạy ra khỏi nhà. Ngay sau đó, toàn bộ căn nhà bị kéo hoàn toàn xuống sông. Bờ kè lân cận cũng chịu chung số phận.

Còn tại huyện Châu Thành mới vào ngày 10-6 này cũng đã xảy ra sụp đất, sạt lở bờ kênh tại hộ ông Nguyễn Văn Tiếng, kênh Mái Dầm, ở ấp Phú Lộc, xã Phú Hữu, với chiều dài sạt lở 47m, sâu vào bờ nơi rộng nhất khoảng 7m; diện tích mất đất là 329m2, sạt lở làm mất lộ giao thông nông thôn (lộ đá 0x4 rộng 2m), nguy cơ cao ảnh hưởng đến 3 căn nhà của người dân, ước thiệt hại 136 triệu đồng.

Trước đó, vào ngày 9-6, tại huyện Châu Thành cũng xảy ra sụp đất, sạt lở bờ kênh tại hộ ông Đặng Văn Tữu, kênh Cái Dầu, ở ấp Phú Nghĩa, xã Phú Hữu, với chiều dài sạt lở 60m, sâu vào bờ nơi rộng nhất khoảng 5m; diện tích mất đất là 300m2, sạt lở làm mất lộ giao thông nông thôn (lộ bê tông rộng 3m); ước thiệt hại 180 triệu đồng. Nguyên nhân 2 vụ sạt lở là do ảnh hưởng dòng chảy. Nhận được tin báo, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Châu Thành đã xuống hiện trường phối hợp UBND xã Phú Hữu điều động dân quân tự vệ, công an và các đoàn thể cùng với người dân tham gia khắc phục điểm sạt lở.

Theo bản đồ vị trí các khu vực có nguy cơ sạt lở, Hậu Giang hiện có 336km bờ sông có nguy cơ bị sạt lở với 212 điểm. Tập trung nhiều nhất ở huyện Phụng Hiệp với 76 điểm, chiều dài 130km. Tiếp đến là huyện Châu Thành 34 điểm, chiều dài 41km, còn lại ở các địa phương khác. Trên các điểm này hiện còn khoảng 1.000 hộ dân đang sống có nguy cơ cao bị sạt lở đe dọa. Bà Nguyễn Thị Minh Thệ, ở ấp Thạnh Lợi A1, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Tôi thấy tình hình sạt lở hiện nay nguy hiểm quá. Người dân sống trong vùng sạt lở ăn ngủ không yên, bởi khi nhà có những dấu hiệu răn nứt là phải tìm giải pháp để phòng chống”.

Hậu Giang có hệ thống sông ngòi chằng chịt. Trong khi đó, người dân có tập quán sinh sống cặp các tuyến sông. Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, việc gia cố các công trình, nhà ở trên một nền đất yếu, đất không chân rất nguy hiểm. Mặt khác, biên độ và lưu tốc dòng chảy trên các tuyến kênh thường xuyên thay đổi, phương tiện thủy tải trọng lớn lưu thông nhiều tạo ra lực hút mạnh, hình thành các vòng xoáy ngầm, làm cho phần đất hai bên bờ sông dễ bị sụp lún. Ông Trần Thanh Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang, cho biết thêm: Hậu Giang có hai vùng, vùng triều cao và vùng triều thấp. Ở địa bàn Phụng Hiệp, Châu Thành, Châu Thành A, Ngã Bảy thì chịu tác động của vùng triều cao ở sông Hậu nên dòng chảy tác động rất lớn đến địa hình của dòng sông. Hay tác động của lưu thông tàu thuyền, tập quán sinh sống của người dân dọc các tuyến sông cũng tạo ra sự co thắt dòng chảy, làm cho lưu tốc dòng chảy tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra sạt lở.

Sạt lở ngày càng phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân. Ảnh: T.TRÚC

Thiếu phù sa, sạt lở sẽ càng nghiêm trọng

Trong nhiều năm qua, vấn đề sạt lở bờ sông, kênh rạch một phần do phát triển hồ chứa ở thượng nguồn hệ thống sông Mekong làm thay đổi chế độ dòng chảy trên sông, làm mất cân bằng bùn cát dẫn đến hạ thấp đáy sông, xói lở bờ sông kênh rạch. Bên cạnh đó, các hoạt động khai thác khoáng sản, khai thác cát dọc các con sông cũng làm cho lòng dẫn bị xói sâu, hạ thấp, bờ sông, kênh rạch bị sạt lở, môi trường nước bị ảnh hưởng. Trong thời gian tới, tình hình sạt lở bờ sông, kênh rạch trên đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Hậu Giang nói riêng sẽ tiếp tục diễn ra phức tạp và nghiêm trọng.

Theo nhận định của các chuyên gia, địa chất của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng được hình thành chủ yếu là do phù sa dạng bùn được bồi đắp trong một thời gian dài. Ở các khu vực ven sông là những dãy phù sa ngọt, tơi xốp, dễ bị xói mòn, sạt lở xảy ra khi bị tác động. Bên cạnh đó, thượng nguồn sông Mekong hình thành các đập thủy điện, khiến lượng phù sa bồi đắp vùng đồng bằng ngày càng ít đi.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về hệ sinh thái đồng bằng sông Cửu Long và sông Mekong, chỉ ra rằng: Trước đây, thượng nguồn chưa phát triển các đập thủy điện thì hàng năm sông Mekong mang một lượng phù sa khoảng 160 triệu tấn, chủ yếu là bùn mịn và cát về bồi đắp cho đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng hiện nay, khi các đập thủy điện hình thành, cộng với việc khai thác cát quá mức làm lượng phù sa bồi đắp cho vùng đồng bằng giảm một nửa. Điều này làm mất cân bằng bùn cát, các tuyến kênh rạch dễ bị sạt lở hơn.

Ông Thiện cho biết thêm: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sạt lở ngày càng nghiêm trọng là do sự mất cân bằng trên toàn hệ thống, mà chủ yếu là phù sa. Mà phù sa thì có phù sa mịn lơ lửng trong nước và cát sỏi ở đáy sông, đây là hai vật liệu chính xây dựng nên đồng bằng. Mà thiếu phù sa, cát sỏi có hai nguyên nhân, thứ nhất là do các đập thủy điện ở thượng nguồn chặn và thứ hai là khai thác cát diễn ra trên sông Mekong suốt dọc các quốc gia từ Lào, Thái Lan và đặc biệt là ở Campuchia và Việt Nam. Vì vậy, tình trạng thiếu phù sa và cát không giải quyết được thì sạt lở sẽ không dừng lại mà sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn.

Theo dự báo, trước những tác động của con người và biến đổi khí hậu đang diễn biến cực đoan, khó lường, nếu không có những biện pháp tích cực, tình trạng sạt lở vẫn còn tiếp diễn và đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tài sản của người dân. Và lâu dài, ĐBSCL đối mặt với nguy cơ sạt lở nghiêm trọng là khó tránh khỏi.

T.TRÚC - D.KHÁNH

Bài 2: Giải pháp ứng phó với sạt lở

Viết bình luận mới

Xem thêm

160 người tham gia hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn

09:04 15/10/2024

​​​​​​​(HG) - Hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Vị Thanh đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố và Ủy ban nhân dân phường VII ra quân hưởng ứng chiến dịch.

Nỗ lực làm sạch - đẹp môi trường

10:58 14/10/2024

Xác định tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, trong những năm qua, thông qua những chương trình, phong trào thi đua, các ngành, các cấp, hội đoàn thể và Nhân dân trong tỉnh đã tích cực góp công sức, hành động để bảo vệ môi trường.

Khối lượng thực hiện từ đầu năm 2024 đến nay trên 35 tỉ đồng

10:57 14/10/2024

(HG) - Dự án Phát triển đô thị xanh thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Ngã Bảy, thời gian thực hiện dự án 2023-2026.

Trồng 1.000 cây xanh hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn

07:38 14/10/2024

(HG) - Ông Đỗ Trung Nam, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Thành cho biết, hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024, Hội Nông dân huyện đã có kế hoạch ra quân hưởng ứng chiến dịch. Theo đó, vào ngày 6-10, hội phối hợp UBND thị trấn Mái Dầm ra quân trồng 1.000 cây xanh tại ấp Phú Xuân, thị trấn Mái Dầm. Đến ngày 13-10-2024, chiến dịch được tổ chức đồng loạt tại thị trấn Ngã Sáu và các xã Phú Hữu, Phú Tân, Đông Phước, Đông Phước A,

Tuyên truyền triển khai pháp luật về môi trường gắn với Đề án Hậu Giang xanh

07:36 14/10/2024

(HG) - Thành phố Vị Thanh vừa tổ chức 2 cuộc tuyên truyền, triển khai pháp luật về môi trường gắn với Đề án Hậu Giang xanh, ở xã Hỏa Lựu và Hỏa Tiến, với 100 người tham dự.

Tập huấn hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn

22:42 09/10/2024

(HGO) - Sáng ngày 9-10, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, UBND huyện Vị Thủy tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn và triển khai thực hiện Đề án Hậu Giang xanh.

Thành phố Ngã Bảy: Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch góp phần bảo vệ môi trường

09:21 09/10/2024

(HG) - Năm 2024, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Ngã Bảy đã tiếp tục tuyên truyền, vận động gia đình hội viên, phụ nữ thực hiện các tiêu chí Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, tiêu chí mô hình “5 có, 3 sạch”, “5 có, 4 sạch”...

Nông dân tích cực bảo vệ môi trường

08:56 09/10/2024

Đầu năm đến nay, hội nông dân các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã thành lập nhiều mô hình phát huy vai trò của hội viên, nông dân trong tham gia công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH).

150kg rác thải đổi được gần 100 phần quà

17:17 07/10/2024

(HGO) – Quà được đổi là nhu yếu phẩm như dầu ăn, bột ngọt, nước mắm, nước tương, đường… tổng kinh phí khoảng hơn 2,5 triệu đồng.

Chủ động đề phòng mưa, lũ

07:48 07/10/2024

Theo dự báo của ngành chuyên môn, khu vực tỉnh Hậu Giang đỉnh lũ xuất hiện vào cuối tháng 10 đến giữa tháng 11, tuy nhiên do ảnh hưởng triều cường kết hợp với mưa lớn tại chỗ sẽ xảy ra tình trạng ngập lụt cục bộ.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Hậu Giang phát động thi đua 60 ngày đêm chuyển đổi số

09:37 18/10/2024

​​​​​​​(HG) - Thời gian thi đua theo kế hoạch của UBND tỉnh sẽ kết thúc vào ngày 10-12 năm nay.

Tự tin, sáng tạo và khát vọng kiến thiết quê hương

09:36 18/10/2024

Phụ nữ Hậu Giang ngày càng phát huy tốt vai trò, vị thế, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh.

Tặng hơn 4.000 suất học bổng cho học sinh khó khăn

09:35 18/10/2024

(HGO) - Sáng ngày 17 - 10, Tỉnh đoàn Hậu Giang, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức hội nghị giao ban công tác đoàn, đội trường học quý III.

Cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính nội bộ

09:34 18/10/2024

(HGO) - Hội nghị vừa được Văn phòng Chính phủ tổ chức trực tuyến với các điểm cầu UBND tỉnh, thành phố trong cả nước.