Thứ Sáu, ngày 02/06/2017 | 07:01
Hết hạn, mặn nghiêm trọng đến sạt lở, sụp lún tràn lan. Chưa bao giờ ĐBSCL trở thành “nạn nhân” nghiêm trọng ở hạ lưu do toan tính sai lầm ở thượng nguồn mà chủ yếu do việc phát triển thủy điện trên dòng Mê Công. Nước là nguồn tài nguyên vô giá nhưng không phải vô tận. Các nhà khoa học, các nhà báo trong khu vực đã đồng lên tiếng kêu gọi sự chia sẻ nguồn nước có trách nhiệm, giảm thiểu những tác động đến sinh kế của hàng chục triệu người dân sống nhờ nguồn nước sông Mê Công.
ĐBSCL ngày càng đối diện nhiều thách thức do tác động khai thác quá mức từ sông Mê Công.
Đồng bằng sông Cửu Long sẽ không còn “lũ đẹp” !
“Chúng tôi, những người ở hạ nguồn chia sẻ những lo lắng về sự phát triển của hệ thống đập trên dòng Mê Công đến các nước thượng nguồn. Đặc biệt là Trung Quốc, Lào, Campuchia. Chúng tôi hy vọng, những lo lắng của cư dân vùng hạ nguồn sẽ được các phương tiện truyền thông truyền tải thông điệp đến các quốc gia trong vùng thượng nguồn”, PGS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, chia sẻ lo lắng.
Thách thức an ninh nguồn nước sông Mê Công và câu chuyện ĐBSCL đối diện nhiều thách thức là vấn đề mà các nhà khoa học đang lo lắng. Trong khi chờ tổng hợp với các đánh giá khác (thủy điện, chuyển nước ra ngoài lưu vực,...), việc các nước thượng lưu xây dựng các dự án lấy/chuyển nước trong lưu vực Mê Công là đáng quan ngại cho ĐBSCL. Nếu các dự án này chỉ lấy nước mùa mưa, thì cùng với điều tiết của các đập thủy điện (cả dòng chính và dòng nhánh), còn đâu “lũ đẹp” cho đồng bằng”. Tiến sĩ Dương Văn Ni (Trường Đại học Cần Thơ) đã kể một câu chuyện khá “nhẹ nhàng” nhưng đáng giật mình: Ở Campuchia, những đứa trẻ mất cả ngày bắt cá ở ao. “Năm ngoái bọn cháu bắt được 10kg ở ao, còn giờ không được nổi 2kg”. Chúng không biết rằng: Nước không còn chảy tràn qua bờ sông nên cá không vào được, hoặc do tác động nào khác nữa? Còn ở Việt Nam, trong năm 2015-2016, khô hạn và xâm nhập mặn đã gây hại cho 500.000ha lúa nước, thiệt hại 200.000 tấn lúa và khoảng 50 triệu USD. Ngoài ra còn hàng triệu người dân thiếu nước ngọt trong mùa khô hạn. Và hiện nay ĐBSCL đang chịu những tổn thương khủng khiếp đó là sạt lở, sụt lún tràn lan, làm mất ít nhất 500ha đất/năm!
Đáng lo ngại hơn, chỉ tính đến thời điểm hiện nay, lượng phù sa từ 160 triệu tấn đã giảm xuống còn 75 triệu tấn (giảm hơn 1/2) do các đập thủy điện từ Trung Quốc. Trong tương lai gần, sẽ có thêm nhiều đập thủy điện trên dòng Mê Công, ĐBSCL không chỉ lo ngại về an ninh nguồn nước mà còn lo thiếu phù sa bồi bổ cho các vùng đất. Sạt lở, hạn hán đã tác động mạnh đến sinh kế của người dân. Không chỉ là chạy sạt lở mà nhiều người dân ở các vùng đất khó do thời tiết cực đoan gây ra đã bắt đầu làn sóng di dân. Các nhà khoa học cảnh báo, sự thay đổi về nơi sản xuất, nơi cư trú sẽ tạo ra xáo trộn mà chúng ta chưa hình dung hết.
Tự thích nghi để đảm bảo an ninh nguồn nước !
Câu chuyện ĐBSCL với gần 20 triệu dân, hàng năm sản xuất ra trên 25 triệu tấn gạo; cung cấp 1/5 lượng gạo xuất khẩu trên toàn thế giới lâu nay được xem như là vựa lúa của khu vực. Giờ đứng trước những tác động khó lường từ nguồn nước sông Mê Công. Ngoài các đập thủy điện đã và đang xây dựng, việc các nước như Thái Lan, Lào, Campuchia đều gia tăng diện tích đất sản xuất và có kế hoạch lấy thêm nguồn nước từ dòng chính Mê Công để chuyển phục vụ tưới tiêu đang gây thêm áp lực cho ĐBSCL. Gần như ĐBSCL không nhận được lợi ích nào từ việc phát triển các đập thủy điện nhưng vùng đất hạ lưu này ngày càng phải đối diện với muôn trùng thách thức: biến đổi khí hậu, suy giảm chất lượng nước, đất, sạt lở, khô hạn, mặn gia tăng xâm nhập sâu, nông nghiệp và thủy sản ngày càng chịu nhiều rủi ro, di dân…
Trước những tác động đã và đang diễn ra ở ĐBSCL, các nhà khoa học khuyến nghị: ĐBSCL nên xem xét lại bài toán “đánh đổi” nào phù hợp nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước. Điều này có nghĩa là phải xem xét lại diện tích và cơ cấu mùa vụ sản xuất lúa. Theo đó, giảm diện tích lúa 3 vụ chuyển sang nuôi, trồng tiết kiệm nước. Thay một phần diện tích lúa vụ 3 trong năm để tăng diện tích trữ nước trong mùa mưa để cung cấp cho mùa khô. Đồng thời, thực hiện đô thị hóa thông minh và phát triển các thành phố thích ứng với biến đổi khí hậu; thúc đẩy sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; dừng việc khai thác cát và khai thác nước ngầm thiếu kiểm soát.
“Bất kỳ sự phát triển nào ở lưu vực Mê Công đều nên quan tâm tới sự thay đổi nguồn nước (về số lượng, chất lượng, sự biến đổi, sự kết nối) hơn là chỉ quan tâm đến số lượng! Tác động của đập thủy điện với trầm tích (chất lượng) quan trọng hơn lượng nước (số lượng). Lâu nay, thế giới đánh giá rất cao vai trò của ĐBSCL trong cung cấp lúa gạo, thủy sản, trái cây… cho thế giới. Chính vì vậy, các nước trong khu vực cũng cần cân nhắc đến vai trò của ĐBSCL để hạn chế các tác động tiêu cực từ các công trình có liên quan trong khu vực”, tiến sĩ Dương Văn Ni (Trường Đại học Cần Thơ) nhận định.
Chuyên gia quản lý lưu vực sông Nguyễn Nhân Quảng cho rằng: “Cần tiếp tục thu thập thông tin qua các nguồn khác nhau để có thể phân tích các tác động của việc khai thác tài nguyên nước Mê Công, kiến nghị với các cơ quan hữu quan có các giải pháp kịp thời. Các bên liên quan trong câu chuyện hợp tác Mê Công, một mặt cần nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết sẵn có, đồng thời tiếp tục tìm kiếm các giải pháp thay thế, bao gồm cả việc thiết lập các cơ chế chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm trong vấn đề tài nguyên nước Mê Công”.
Bài, ảnh: VĨNH TƯỜNG
17:14 31/10/2024
(HG) - Sáng ngày 31-10, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và UBND thị xã Long Mỹ tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn phân loại rác tại nguồn và triển khai Đề án Hậu Giang xanh cho 85 hội viên hội nông dân trên địa bàn thị xã Long Mỹ.
09:12 31/10/2024
Xác định tiêu chí môi trường là tiêu chí quan trọng góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo mỹ quan sáng - xanh - sạch - đẹp, xã Trường Long A (huyện Châu Thành A) luôn quan tâm, coi trọng việc bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường.
08:36 31/10/2024
(HG) - Thời gian qua, ngành chức năng tỉnh không ngừng xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu;
08:34 31/10/2024
(HG) - Qua rà soát, cập nhật hiện trạng và vận động hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản thực hiện xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, UBND huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với UBND cấp xã thường xuyên rà soát,
08:33 31/10/2024
(HG) - Tính đến nay, tổng khối lượng thu gom, chuyển giao xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh khoảng 43.971kg.
08:00 31/10/2024
Nhằm nâng cao nhận thức người dân chung tay bảo vệ môi trường, hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024,
09:26 29/10/2024
(HG) - Nhằm nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ môi trường, mới đây thành phố Vị Thanh đã phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường,
09:21 29/10/2024
(HG) - Thông tin nhanh từ Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện Châu Thành A, vào khoảng 10 giờ ngày 28-10,
17:11 21/10/2024
(HG) - Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện triều cường dâng cao kết hợp với mưa lớn gây ngập úng trên nhiều loại cây trồng.
16:06 21/10/2024
Bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền và Nhân dân để góp phần xây dựng NTM.
18:35 02/11/2024
(CTO) - Sáng 1-11, lễ khai mạc Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024 diễn ra tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ, số 108A đường Lê Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
18:32 02/11/2024
Trong những năm gần đây, các hội nhóm Khmer Campuchia Krom như: Liên đoàn Khmer Campuchia Krom (KKF) và các đối tượng phản động người Khmer lưu vong thường xuyên tuyên truyền, xuyên tạc về vùng đất Nam bộ của Việt Nam,
17:20 02/11/2024
(HGO) - Tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, vừa diễn ra Gala "Tài tử Phương Nam", với sự tranh tài của 8 thí sinh xuất sắc nhất vượt qua hơn 500 thí sinh ở các vòng thi để bước vào đêm gala đặc sắc này.
15:08 02/11/2024
(HGO) - Chiều 2-11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.