Đồng bằng sông Cửu Long: Canh cánh nỗi lo sạt lở, sụp lún…

Thứ Năm, ngày 17/09/2020 | 18:04

Các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về ĐBSCL đã chỉ ra: Khu vực ĐBSCL “đang chìm”, đất đang sụp lún 2,5cm mỗi năm, lượng phù sa giảm nghiêm trọng. Đó là sự báo động, mối đe dọa có tính sống còn với khu vực và người dân nơi đây.

Đê biển Gành Hào, Bạc Liêu đối diện sạt lở nghiêm trọng.

Sạt lở, sụp lún canh cánh nỗi lo

Trung tuần tháng 9-2020, thông tin về tình hình tuyến đê Biển Tây ở Cà Mau bị sụp lún, sạt lở nghiêm trọng liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. “Tuyến đê Biển Tây này có vị trí quan trọng, bảo vệ cho hoạt động sản xuất bên trong của người dân, đa số là nuôi tôm. Khoảng mười mấy năm trước, vạt rừng phòng hộ trước tuyến đê còn rất nhiều, nay thì rừng bị mất gần hết. Thấy đê biển bị sạt lở, trong xóm rất lo sợ, vì mình như “đặt cược” trước biển”, ông Lý Văn Chiên, ở xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, tâm sự. Nỗi niềm của ông Chiến cũng là nỗi lo của nhiều gia đình ở huyện Trần Văn Thời, Phú Tân và U Minh sống cặp theo tuyến đê Biển Tây Cà Mau dài khoảng 108km. Ngoài vị trí chiến lược về quốc phòng - an ninh, tuyến đê này còn có nhiệm vụ ngăn mặn để bảo vệ hơn 26.000 hộ dân với gần 129.000ha đất sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, đặc biệt khu vực rừng tràm U Minh Hạ.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL, nhận định: “ĐBSCL đang đối diện với các thách thức: Phát triển thiếu bền vững và tác động của các đập thủy điện trên dòng Mekong. Trong đó tác động nghiêm trọng và cần ứng phó cấp bách nhất hiện nay là sạt lở và sự sụp lún đất. Quá trình “đồng bằng đang bị chìm” là rất đáng lo cùng với nước biển dâng”. ĐBSCL lâu nay được bồi đắp từ phù sa theo dòng Mekong, tuy nhiên, phần lớn lượng phù sa hiện nay nằm lại các đập thủy điện. Trong gần 10 năm trở lại đây, ĐBSCL lũ luôn ở mức thấp. Mùa lũ năm 2020, lũ về muộn và nguồn nước từ dòng Mekong đổ về không đáng kể. Đây cũng là nguyên nhân lý giải những bãi bồi hàng năm ở Cà Mau biến mất và tình trạng sạt lở, sụp lún ngày càng gia tăng khốc liệt. Theo Tổng cục Phòng, chống thiên tai: ĐBSCL hiện có trên 500 điểm sạt lở kéo dài ở 520km bờ sông, trên 50 điểm sạt lở dọc theo chiều dài 266km bờ biển. Trong đó, gần 100 điểm sạt lở bờ sông và bờ biển nguy hiểm. Ít nhất diện tích rừng ĐBSCL đã mất hơn 28.000ha trong gần 20 năm qua.

Một điểm cảnh báo sạt lở ở Cà Mau.

Hạn chế khai thác cát và tầng nước ngầm

Trong 2 năm gần đây, dù Chính phủ đã chi hàng ngàn tỉ đồng để ĐBSCL khắc phục và làm đê kè chống sạt lở nhưng các địa phương vẫn “khát vốn”. Cụ thể năm 2020, UBND tỉnh Đồng Tháp đã có công văn trình Thủ tướng Chính phủ, xin hỗ trợ kinh phí xử lý sạt lở, di dời dân vùng sạt lở cấp bách… với tổng kinh phí gần 1.000 tỉ đồng. Tình trạng “xin vốn” khắc phục sạt lở, sụp lún cũng diễn ra tương tự ở nhiều địa phương trong vùng.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL chỉ ra: “Tình trạng sụp lún, nguyên nhân lớn nhất là do khai thác nước ngầm quá mức ở ĐBSCL. Như vậy, để giải quyết vấn đề sụp lún sẽ không có biện pháp công trình nào có thể giải quyết được gốc rễ vấn đề”!? Các nhà khoa học cảnh báo về nguy cơ một phần diện tích bán đảo Cà Mau sẽ thấp hơn nước biển trong 30 năm tới. Nguyên nhân là do khai thác nguồn nước ngầm quá mức. Nếu không sớm kiểm soát và quản lý hiệu quả việc khai thác nước ngầm, tình trạng sụp lún ngập úng, xâm nhập mặn, suy thoái đất, nước ngầm càng trầm trọng hơn trong bối cảnh lún sụp nhanh hơn ở bán đảo Cà Mau. Tại An Giang, Cần Thơ, một số điểm sạt lở ven sông Hậu, địa phương phải mời các chuyên gia nghiên cứu về lòng sông và đưa ra các giải pháp khắc phục. Hiện ĐBSCL cũng đang thực hiện để tìm giải pháp hữu hiệu từ mô hình kè sinh thái - trồng cây ven sông. Và các giải pháp chống sạt lở làm bờ kè, kè giảm sóng. Hiện các đô thị lớn ở ĐBSCL nằm ven sông đều thực hiện giải pháp làm bờ kè. Giải pháp này cần kinh phí xây dựng rất lớn. Quan điểm xử lý hiện nay được nhiều địa phương là từng bước di dời dân khỏi vùng có nguy cơ sạt lở, hạn chế việc cất nhà ven sông…

Hai nguyên nhân chính hiện nay gây sạt lở, sụp lún là do: Thiên tai và nhân tai. Trong bối cảnh nguồn phù sa từ dòng Mekong ngày càng “rơi rụng” ở các đập thủy điện, các địa phương, nhà khoa học cần có nghiên cứu đưa ra biện pháp chế tài nghiêm túc về việc hạn chế khai thác cát ở các lòng sông. Đồng thời, các địa phương cần tính toán hạn chế, tiến tới cấm khai thác mạch nước ngầm để tránh tình trạng sụp lún đất. Đây được xem là giải pháp khả thi ít tốn kém và “thuận thiên” theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ trong Nghị quyết 120/NQ-CP.

Tại Hậu Giang từ đầu năm đến nay xảy ra 45 điểm sạt lở, tổng chiều dài 1.180,5m, diện tích mất đất 5.717,5m2, ước tổng thiệt hại trên 2,5 tỉ đồng; so với cùng kỳ tăng 2 điểm. Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết: Hiện trong các điểm sạt lở có 2 đê bao. Vào mùa mưa lũ, sạt lở sẽ thêm phức tạp. Cần tập trung tuyên truyền, các địa phương cần rà soát điểm có nguy cơ sạt lở để cảnh báo người dân. Có giải pháp tập trung kè chống sạt lở. Hiện ngành nông nghiệp đang kết hợp cùng Trường Đại học Cần Thơ đánh giá kè sinh thái để có giải pháp trong thời gian tới.

 

Bài, ảnh: VĨNH TƯỜNG

Viết bình luận mới

Xem thêm

Thông qua các văn bản quy phạm pháp luật ngành tài nguyên môi trường

07:29 29/11/2024

(HG) - Chiều ngày 27-11, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Văn Thanh có cuộc họp với các sở, ban, ngành, địa phương để thông qua các văn bản quy phạm pháp luật do Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu ban hành.

Tăng cường giữ gìn và bảo vệ môi trường

08:23 27/11/2024

Công tác bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng được các cấp, các ngành và nhân dân huyện Châu Thành quan tâm thực hiện.

Tổ chức được 518 hội nghị tuyên truyền về bảo vệ môi trường

08:35 19/11/2024

(HG) - Theo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vị Thủy, trong 4 năm triển khai thực hiện Đề án Hậu Giang xanh, huyện đã tổ chức 518 cuộc hội nghị, tuyên truyền với 15.126 lượt người tham dự, cấp phát 19.885 tờ rơi, 8.780 sổ tay tuyên truyền, 2.900 sổ tay có

Triều cường rằm tháng 10 âm lịch vượt báo động 3 gây ngập lụt cục bộ tại nhiều địa phương

07:06 18/11/2024

(HG) - Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang cảnh báo nhiều nơi trong tỉnh sẽ ngập lụt cục bộ từ 2-6 ngày do triều cường (rằm tháng 10 âm lịch) vượt mức báo động 3.

Trồng mới rừng tập trung được trên 334ha

07:06 18/11/2024

(HG) - Ước tính trong tháng 10, diện tích rừng trồng mới tập trung trên địa bàn tỉnh được 148,03ha, tăng 3,56% so với cùng kỳ.

Bài 2: Nhiều vấn đề còn nan giải

07:10 14/11/2024

​​​​​​​Mặc dù Đề án Hậu Giang xanh có nhiều mục tiêu đã đạt, nhưng vẫn còn những vấn đề còn nan giải, cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các ngành, các cấp, hội đoàn thể.

Ra quân thực hiện mô hình bảo vệ môi trường kiểu mẫu

09:29 12/11/2024

(HG) - Sáng ngày 11-11, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Châu Thành, UBND xã Đông Phước A, Trường Tiểu học Ngô Hữu Hạnh 2 tổ chức Lễ ra quân thực hiện mô hình bảo vệ môi trường kiểu mẫu, hướng dẫn phân loại rác thải tại trường học.

Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn

05:44 07/11/2024

(HG) - Theo định hướng tới đây, các ngành, địa phương trong tỉnh sẽ tăng cường và tổ chức có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động nhân dân, cơ sở

Hậu Giang xuất hiện mưa giông trên diện rộng

17:43 05/11/2024

(HG) - Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang cho biết, 3 ngày qua, trong tỉnh Hậu Giang có mưa giông trên diện rộng với lượng mưa vừa và to, lượng mưa trung bình toàn tỉnh dao động từ 25-40mm/ngày,

Hội viên nông dân tham dự tập huấn phân loại rác tại nguồn

17:14 31/10/2024

(HG) - Sáng ngày 31-10, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và UBND thị xã Long Mỹ tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn phân loại rác tại nguồn và triển khai Đề án Hậu Giang xanh cho 85 hội viên hội nông dân trên địa bàn thị xã Long Mỹ.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Vì an sinh xã hội, vì hạnh phúc Nhân dân

07:54 05/12/2024

Thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu vận động Quỹ “Vì người nghèo” và an sinh xã hội là kết quả ấn tượng của hệ thống Mặt trận Tổ quốc trên địa bàn tỉnh trong năm nay. Từ đó thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm trong công tác chăm lo, hỗ trợ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Đảm bảo chu đáo các hoạt động trong ngày họp mặt

07:23 05/12/2024

(HG) - Chiều ngày 4-12, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, có buổi làm việc với Thường trực Ban tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).

Điểm tin sáng 5-12: Việt Nam có nhiều tiềm năng trở thành cường quốc thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á

05:49 05/12/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Taekwondo Việt Nam cực kỳ thành công tại giải thế giới; Mỹ kết luận Covid-19 không từ động vật; Thái Lan đang trên đà đạt được mục tiêu cả năm là 36,7 triệu lượt khách quốc tế; Thái Lan đang trên đà đạt được mục tiêu cả năm là 36,7 triệu lượt khách quốc tế.

Huyện Phụng Hiệp: Công bố quyết định về công tác cán bộ

05:40 05/12/2024

(HG) - Huyện Phụng Hiệp vừa tổ chức hội nghị triển khai quyết định của UBND tỉnh Hậu Giang về công tác cán bộ năm 2024. Đến dự có ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang. Theo đó, UBND tỉnh Hậu Giang phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp nhiệm kỳ 2021-2026 đối với bà Đỗ Thị Ngọc Trúc, Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phụng Hiệp.